Một số lưu ý khi làm thêm tại Úc

Việc làm thêm là một nhu cầu tất yếu của bất kỳ một du học sinh nào. Làm thêm không những mang lại nguồn thu nhập mà còn khiến cho bạn tìm hiểu thêm về văn hóa, đất nước, con người nơi bạn đang sinh sống. Tuy nhiên không phải ai cũng khi đi du học cũng có đủ kinh nghiệm cho việc này, vì vậy việc tìm hiểu những thông tin về làm thêm, những lưu ý khi đi làm thêm tại Úc là rất cần thiết.

Phân biệt casual job và part-time job
Cũng như ở nhiều nước khác, công việc phổ biến nhất của các du học sinh Việt Nam là chạy bàn, phụ bếp cho các nhà hàng châu Á. Tuy nhiên, những nơi này tuyển nhân viên theo dạng làm chui, trả bằng tiền mặt và thường không trả đúng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Khi làm những công việc dạng này bạn cũng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động hay lương hưu mà chỉ được trả theo giờ. Đây là dạng công việc điển hình của hình thức làm thêm có tên gọi casual-job.
Trong khi đó, những công việc làm thêm đích thực (part-time job) thì sẽ cho phép người làm nhận được các quyền lợi như tích quỹ lương hưu, có bảo hiểm lao động và được trả lương tối thiểu đúng quy định (khoảng 12,75 AUD).
Vì vậy bạn cần cân nhắc với các công việc của mình trước khi quyết định chọn việc làm thêm nào.

Những địa chỉ làm thêm thông thường
Bên cạnh các quán ăn châu Á, du học sinh có thể tìm tới những tiệm bán hồng trà, tiệm thức ăn nhanh (Mc Donalds), tiệm Starbucks xin làm phục vụ. Thậm chí bạn cũng có thể tìm đến các câu lạc bộ đêm hay quán bar, café xin làm bartender (pha chế).

Một số bạn không thạo tiếng hoặc chưa đủ tự tin làm việc với người nước ngoài cũng chọn khuân vác ở các cửa hàng, chợ Việt Nam để kiếm thêm.

Những công việc làm thêm mơ ước
Dù ở bất cứ đâu, những việc làm thêm trong khu học xá cũng được liệt vào hàng những việc làm mơ ước vì khi đó bạn sẽ đảm bảo không bị “bóc lột” mà còn được tạo điều kiện học hỏi trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như việc trợ giảng (university tutor) hay làm quản thư trong thư viện trường (university librarian).

Nên xin giấy phép làm việc hợp pháp
Sinh viên nước ngoài chỉ được đi làm 20 giờ trở xuống trong thời gian đi học (và toàn thời gian trong kỳ nghỉ). Muốn đi làm, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (working permit) tại cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number). Đối với những ai ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Lưu ý là các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ đang chờ đánh giá luận án thì có thể đi làm không giới hạn thời gian như sinh viên còn đang đi học.

Kỹ năng tiếng Anh đặc biệt quan trọng
Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên. Nói tốt tiếng Anh, bạn có thể thử xin việc khảo sát thị trường qua điện thoại hay khảo sát ngoài trời. Chưa kể thù lao của công việc này khá cao so với mặt bằng hiện tại (20 AUD/giờ).

Đi làm thêm là chỉ để kiếm thêm!
Việc kiếm một công việc làm thêm để kiếm tiền nuôi sống bản thân nơi xa xứ đã là chuyện khó, vì vậy đừng nghĩ bạn sẽ có thể kiếm đủ tiền để gửi về nước. Một phép tính đơn giản nhé: với 20 tiếng đồng hồ cho phép làm thêm mỗi tuần và mức tiền lương trung bình cho sinh viên là 15AUD, như vậy bạn sẽ kiếm được khoảng 300 AUD/tuần. Mức nhà rẻ nhất đã vào khoảng 200 AUD/tuần, như vậy sau khi trả tiền nhà bạn chỉ còn 100 đô để ăn uống, mua sắm, trả tiền đi lại, giải trí… vậy thì bạn nghĩ sẽ “dôi” đâu ra một khoảng để gửi về nhà? Đừng tham kiếm tiền quá, bạn còn cả cuộc đời sau tốt nghiệp để làm giàu cơ mà.

Explore more

spot_img
money

Tiền mặt mang theo bao nhiêu là đủ khi qua Úc...

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về du học, việc tiếp theo bạn sẽ phải chuẩn bị là tiềm mặt mang theo...
go8

Du học tại nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại...

Ngay sau khi nhận được điểm ATAR thì việc tiếp theo các bạn cần phải làm đó là chọn cho mình một trường Đại...
visa-du-hoc-uc

Một số lý do khiến bạn bị trượt visa du học...

Có trong tay tấm thẻ visa là chiếc chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa bước chân vào cuộc sống du học. Xin visa...
du-lich-uc

Du lịch Úc tự túc – tại sao không?

Nước Úc – Australia không chỉ được biết đến là một quốc gia phát triển mà còn hấp dẫn du khách bởi những kỳ...
bao-lanh-nguoi-nha

Các hình thức định cư tại Úc theo diện bảo lãnh...

Định cư tại Úc diện đoàn tụ gia đình được chia thành 4 nhóm chính: 1. Vợ/chồng hoặc người sắp kết hôn bao gồm 2...
sol

Hot! Danh sách những ngành học được phép ưu tiên định...

Hàng năm chính phủ Úc họp bàn và đưa ra danh sách những nghành nghề được ưu tiện định cư tại Úc. Căn cứ...
SOL

Định cư Úc theo diện định cư tay nghề

Để xin được PR (thường trú Úc) là việc rất khó. Nếu được chấp nhận, bạn đã hoàn toàn yên tâm để sống và...
migration

3 cách để được định cư tại Úc

Đối với du học sinh, việc được định cư tại đất nước mình du học là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên làm...