Úc với 22 triệu dân có 39 trường đại học, còn Việt Nam có 88 triệu dân với 412 trường đại học và cao đẳng. 7 trong số 39 trường Đại học Úc thuộc top 100 trường đại học hàng đầu thế giới còn Việt Nam chưa có trường nào lọt vào top 200 của các bảng xếp hạng quốc tế.
Khối thịnh vượng chung đạo luật hỗ trợ giáo dục đại học 2003 đề ra ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục đại học ở Úc là: các trường Đại học, các tổ chức giáo dục đại học tự công nhận, và cơ sở giáo dục đại học tiểu bang và vùng lãnh thổ được công nhận. Sinh viên học tập tại cả ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục trên đều có đủ điều kiện để vay phí giáo dục đại học, một khoản vay để trang trải các khoản chi phí và lệ phí học tập cũng như sinh hoạt.
Trường đại học đầu tiên của Úc là đại học Sydney được thành lập vào năm 1851. Để đạt đến con số 39 trường đại học, Úc đã mất gần 140 năm. Khi Úc bắt đầu đón sinh viên quốc tế vào thập niên 1980, chỉ có vẻn vẹn chín trường đại học được thành lập mới vào những năm 1987-1990 và phân bố đều trên khắp lãnh thổ Úc. Ngày nay, ngành công nghiệp giáo dục là một trong những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Úc, mỗi năm Úc có thể thu được đến 18 tỉ USD từ học phí và sinh hoạt phí của gần 500.000 lượt sinh viên quốc tế. Nhưng không có bất kỳ trường đại học nào được thành lập mới từ 21 năm trở lại đây. Trong số đó chỉ có hai trường là trường tư thục, không có ngành công nghiệp nào có riêng trường đại học của mình. Hằng năm, Chính phủ Úc dành khoảng 70% ngân sách nghiên cứu cho các trường thuộc nhóm tám trường đại học hàng đầu ở Úc (Go8), nơi tập trung những giáo sư, những nhà nghiên cứu giỏi và các trung tâm nghiên cứu quy mô lớn. Chính vì vậy, các trường thuộc Go8 luôn có tên trong bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu thế giới.
Ở Úc, khi bạn bước vào năm học bạn sẽ được phát sách giáo khoa của từng môn học dưới dạng bản mềm. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình, tổ chức các nhóm tranh luận hay hùng biện về chủ đề mà hiện tại vẫn còn tính chất trái chiều. Cách để giúp học sinh mình có thể cũng cố kiến thức thay vì phải làm bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết các giáo viên thường tổ chức những trò chơi. Phương pháp này làm cho môn học trở nên sinh động hơn, học sinh tích cực và nhớ được bài lâu hơn.
Để đạt được kết quả tốt nhất thì sinh viên cần nỗ lực phấn đấu nhiều. Thay vì học một cách thụ động thì sinh viên phải tư học, tìm hiểu và nghiên cứu là chính. Học sinh phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu vì trên lớp giáo viên chỉ giảng những ýchính. Tại Úc, sinh viên thường xuyên trao đổi với giáo viên trong khi ở Việt Nam học sinh thường ngần ngại trong việc trao đổi tiếp xúc với thầy cô của mình.
Với những thay đổi mới đây trong chính sách thị thực du học Úc dành cho sinh viên quốc tế theo hướng dành nhiều quyền lợi hơn cho người học đại học và sau đại học, Úc được dự báo sẽ là tâm điểm của nền giáo dục đại học thế giới nhưng không vì vậy mà trường đại học được lập mới dễ dàng. Mỗi trường Đại học của Úc có các thế mạnh riêng và đều đáp ứng các qui định khắt khe của Chính Phủ Úc về qui chế đào tạo. Hơn nữa môi trường học tập và sinh sống ở Úc khá an toàn, con người thân thiện và cởi mở.
Khác với Úc, Việt Nam có tới 412 trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước. Việt Nam có nhiều hình thức quản lý các cơ sở giáo dục. Có thể thuộc quản lý nhà nước (công lập) hoặc tư thục có thể đào tạo tuyển sinh cả nước, theo vùng hay tỉnh. Số trường đại học thành lập mới, nâng cấp lên đại học tăng rất nhanh, quy mô trường nhỏ lẻ, cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn nhân lực thiếu thốn.
Phương pháp học tại Việt Nam theo nguyên tắc khuôn khổ có sẵn, phần nhiều đều học theo kiểu thầy đọc trò chép. Rất ít học sinh chăm chú nghe giảng nhưng khi giáo viên bắt đầu đọc thì lại tập trung rất cao độ. Tương tự với bài thi, kiểm tra chỉ cần học hết từ đầu đến cuối những gì giáo viết cho chép trong sách giáo khoa không bỏ sót bất cứ chi tiết nào thì sẽ đạt điểm cao. Đây là kiểu học tập nhồi nhét hoàn toàn không có lợi và khiến cho học sinh không ứng dụng được vào thực tế sau khi ra trường. Tại Việt Nam, rất ít khi có những buổi tranh luận giữa học sinh và giáo viên.
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Các khảo sát trên đây đa số được thực hiện tại các đại học quốc gia, đại học vùng – những đại học “đầu tàu” của Việt Nam. Thực trạng này ở các trường đại học khác có lẽ cũng không khả quan hơn. Những con số trên đây đã cho thấy ít nhất hai vấn đề nghiêm trọng. Một là chất lượng giáo dục hiểu theo ý nghĩa hẹp nhất là năng lực, kỹ năng thụ đắc được sau bốn năm học ở bậc đại học, đã thấp đến nỗi hơn một phần tư sinh viên sau khi ra trường từ một đến năm năm vẫn chưa tìm được việc làm.
Hai là giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn. Trong lúc các doanh nghiệp không ngớt than phiền thiếu người làm được việc và khẳng định nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là chỗ “thắt cổ chai” cản trở những kế hoạch phát triển của họ, thì các cô cậu cử nhân mà các trường đại học tạo ra vẫn không lấp được chỗ trống ấy vì họ đã không được học những gì thực sự cần thiết đối với thị trường lao động. Vì vậy điều đương nhiên là chưa có và chưa biết đến bao giờ Việt Nam có trường đại học lọt vào danh sách các trường đại học hàng đầu khu vực hoặc thế giới.
Quả thật, với quá nhiều vấn đề của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, du học Úc là lựa chọn sáng suốt cho những bạn muốn có một nền tảng kiến thức vững chắc, một công việc tốt sau khi ra trường. Tại sao nên chọn nước Úc?
- Thứ nhất, giáo dục Úc là một trong những nền giáo dục được thế giới công nhận đạt chất lượng cao, cũng như đạt xuất sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu, đa số các trường đại học tại úc là các trường công lập. Hàng năm, chính phủ Úc đã giành rất nhiều ngân sách đầu cho lĩnh vực nghiên cứu.
- Thứ hai, cùng rất nhiều các cấp học, khóa học đa dạng để học sinh, sinh viên lựa chọn. Từ các chương trình tiểu học, phổ thông tới các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành. Với hàng trăm ngành đào tạo như: Kinh tế, tài chính ngân hàng, du lịch-khách sạn,…phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nói chung và hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng.
- Thứ ba, chất lượng giáo dục của Úc được đánh giá cao với môi trường sư phạm mang tính chuyên nghiệp, nền giáo dục của Úc được công nhận khắp nơi trên thế giới với phương châm nổi bật là “Phát huy tối đa năng lực sáng tạo, tư duy độc lập” và trang bị cho sinh viên khả năng làm việc hiệu quả.
- Thứ tư, ưu điểm nổi bật của giáo dục Úc là tính liên thông, điều này có nghĩa các bạn học sinh, du học sinh có thể theo đuổi mục đích học tập của mình bằng nhiều con đường khác nhau.
- Cuối cùng, luật pháp của úc đều có chính sách ưu đãi giành cho các bạn sinh viên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng giành cho các du học sinh Úc bằng những đạo luật rất cụ thể. Chỉ có các trường được cấp phép mới được quyền tuyển sinh viên quốc tế theo học.
Tham khảo thêm: Có gì khác nhau giữa sự phát triển giáo dục đại học tại Úc và Việt Nam.