Home Blog Page 34

Làm thêm tại ÚC – những điều cần biết

Câu chuyện về làm thêm đối với du học sinh là một câu chuyện không có hồi kết. Trăm thứ lý do để bạn không thể không đi làm thêm dù nhà bạn có giàu hay không. Việc đi làm thêm không những giúp các bạn trang trải các chi phí sinh hoạt cần thiết mà còn giúp các bạn du học sinh có cơ hội hòa nhập ở nơi đất khách quê người, trau dồi khả năng giao tiếp, hiểu được cách suy nghĩ của người bản xứ và cả người tứ xứ.

 

  1.  Điều đầu tiên để bạn có thể tìm được việc và tăng giá trị bản thân là bạn phải chuẩn bị cho mình kỹ năng tiếng Anh thật tốt

Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Công việc làm thêm thì có rất nhiều, nếu trình độ tiếng Anh của bạn khá một chút thì sẽ có nhiều cơ hội có được việc làm cao và mức lương tương ứng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên. Tại Úc, lĩnh vực có rất nhiều việc làm nhiều nhất dành cho sinh viên là lĩnh vực “khách sạn”. Những công việc thông thường nhất trong lĩnh vực này là: Nhân viên bồi bàn, pha chế rượu, đầu bếp, phụ bếp và dọn dẹp… Tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của mình, bạn có thể bắt đầu với vị trí chạy bàn (cụ thể là sắp xếp bàn ăn, dọn bàn, bưng bê đồ uống và đồ ăn) hoặc làm bồi bàn. Nếu tiếng Anh của bạn khá hơn, bạn có thể tìm được các công việc tốt hơn.

 

  1.  Tìm thông tin tuyển dụng ở đâu?

a. Website tìm kiếm việc làm

Bạn có thể tìm kiếm công việc làm thêm tại Úc trên các trang sau:

b. Tham khảo thông tin tuyển dụng trên các báo địa phương

c. Ngoài ra bạn có thể liên hệ với những văn phòng hướng nghiệp của cơ sở giáo dục hoặc trung tâm sinh viên. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin về những doanh nghiệp địa phương đang có nhu cầu tuyển dụng du học sinh.

d. Các doanh nghiệp địa phương cũng đăng quảng cáo trên các bảng tin trường học và trong cửa hàng của họ. Hãy để ý tới những thông báo này.

e. Nhờ đến sự giúp đỡ từ những người bạn hoặc kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Họ có thể biết một doanh nghiệp nào đó đang tuyển nhân viên và ít ra họ cũng sẽ cho bạn biết nếu họ thấy một công việc phù hợp với bạn.

 

  1.  Công việc làm thêm ngay trong trường học

Làm thêm ở trường đồng nghĩa với việc bạn được nhà trường linh động trong giờ giấc, thuận tiện việc đi lại cũng như đảm bảo được quyền lợi “lao động”. Những công việc này vừa chính thống, vừa giúp bạn có thêm thu nhập và có điều kiện được học hỏi thêm nhiều kiến thức từ thầy cô, xây dựng mối quan hệ tốt với giáo viên, cán bộ trường.

Bên cạnh các công việc “hàn lâm” như trợ giảng cho các giáo sư, nhà trường và khu học xá cũng thường có các công việc làm thêm thú vị dành cho sinh viên.  Chẳng hạn như:

  • Rửa chén bát ở căng tin trường
  • Làm việc ở phòng thí nghiệm
  • Làm đại sứ trường học
  • Có những công việc mang tính tình nguyện như: viết cho tờ báo nội bộ của trường sẽ được tính vào tín chỉ.

Hầu hết các công việc làm thêm ngoài giờ học sẽ mang lai cho bạn một mức lương hợp lí. Ngoài mang lại cho bạn những lợi ích trước mắt (tiền lương, các bữa ăn miễn phí), những công việc này chắc chắn cũng sẽ đem đến cho bạn các vốn sống thú vị.

  • Cách thức tìm kiếm: Những công việc này chỉ giới hạn số lượng nên mức độ cạnh tranh cao, ngay từ khi bắt đầu học, bạn nên tạo mối quan hệ tốt với nhà trường và có bảng thành tích tốt sẽ là lợi thế cho bạn khi apply công việc này.

Mức lương cho những công việc này dao động từ 10 USD đến 20 USD/h tùy vào từng công việc cụ thể.

Hỏi đáp thắc mắc về du học Úc (Phần 2)

Tiếp theo phần hỏi đáp thắc mắc về du học Úc phần 1, Mellink  xin tổng hợp những câu hỏi khác (phần 2) để cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hơn, hy vọng đáp ứng được những trăn trở thắc mắc của các bạn.

 

Câu hỏi 1:    Những nét chung về giáo dục và giáo dục ngành nghề tại Úc ?

Úc có có Hệ thống giáo dục tương tự như các nước Mỹ, Canada, New Zealand, … có các cấp học từ Tiểu học, Trung học, Cao Đẳng, Đại Học và các bậc học sau Đại học như Cao học, Thạc Sỹ, Tiến sỹ. Về giáo dục nghề, hầu như tất cả các trường CĐ của Úc đều  là trường tổng hợp giảng dạy được tất cả các ngành nghề mà du học sinh quốc tế muốn theo học.

 

Câu hỏi 2: Học sinh tốt nghiệp hệ bổ túc có thể du học Úc không ?

Tổng lãnh sự quán Úc, các nhân viên xét Visa, hay các trường tại Úc đều không có sự phân biệt về hệ đào tạo trong việc xét hồ sơ xin visa của các bạn. Tại Úc, các trường Cao đẳng, ĐH có quy chế tuyển sinh, số lượng SV tuyển đầu vào, chương trình đào tạo cũng như mức học phí khác nhau.  Do đó, sinh viên cần phải hiểu biết ngành học của mình, biết mình muốn học gì, sẽ học bậc học nào, ở đâu và quan trọng nhất là tìm hiểu điều kiện xét tuyển. Các bạn nên tham khảo website của trường dự định theo học để có được sự chọn lựa phù hợp (về mặt tài chính lẫn học thuật). Hoặc đơn giản nhất bạn có thể liên hệ với văn phòng du học Mellink gần nhất tại các thành phố lớn (Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng) để được tư vấn và giúp hoàn thiện hồ sơ một cách miễn phí.

 

Câu hỏi 3: Thân nhân của em ở Canada, có thể bảo lãnh cho em đi học ở Úc không ?

Người bảo trợ tài chính cho việc học của SV không quy định phải ở Việt Nam, người bảo trợ có thể đang ở bất cứ nơi nào: Việt Nam, Canada, Úc, Mỹ,.… nhưng phải có mối quan hệ ruột thịt, họ hàng với HS và có thể chứng minh được khả năng tài chính theo yêu cầu để đảm bảo bảo lãnh cho bạn.


Câu hỏi 4:
Du học Úc có bị phỏng vấn như Mỹ không ? Điều gì là quan trọng nhất trong hồ sơ Du học Úc khi nộp vào xin visa ?

Du học không cần phỏng vấn.  Tuy nhiên, các nhân viện xét visa khi cần các thông tin thêm, bổ sung cho hồ sơ đã nộp, thường liên lạc tiếp với người đại diện hay trực tiếp hỏi đương đơn.  Trong hồ sơ xin visa, ngoài tài chính, kế hoạch học tập, theo chúng tôi điều quan trọng khác là sinh viên có chứng minh được với viên chức cấp Visa tại lãnh sự quán là sau khi học xong bạn sẽ trở về Việt Nam hay không.  Xin lưu ý, đây là một trong những điều quan trọng, chứ không phải là điều quan trọng nhất trong hồ sơ xin visa.

 

Câu hỏi 5:  Em nên đầu tư Anh văn (AV) như thế nào trước khi Du học Úc ? Dựa theo tiêu chí, quy định nào để các trường ĐH Úc cấp học bổng?

Trình độ Anh văn của SV tại VN đang ngày càng nâng cao, tuy nhiên do VN không phải là quốc gia sử dụng nhiều tiếng Anh, nên đa số các bạn vẫn còn hạn chế trong việc nghe và nói tiếng Anh.  Theo chúng tôi chuẩn bị sang Úc du học các bạn SV nên đầu tư nhiều cho AV, ít nhất khoản 8 tháng – 1 năm song song với việc chuẩn bị khả năng tiếng Anh và hồ sơ. Các trường CĐ/ĐH ở Úc cấp học bổng rất ít với học phí toàn phần thông qua các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.   Bạn phải đảm bảo các yêu cầu đầu vào thì việc nhận học bổng sẽ nằm trong tầm tay. Bạn cũng có thể xin học bổng khác của trường như học bổng 20%, 25%, 50%. Việc xin học bổng này nghe chừng sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc nhận học bổng toàn phần kể trên.

 

Câu hỏi 6:  Có khó khăn khi xin visa du học Úc hay không ?  Quy trình hồ sơ ra sao ?

Hoàn toàn không khó cho các bạn HSSV xin visa du học Úc.  Chúng tôi có thể nói hiện nay, dù phí xin visa của Úc là cao nhất (hơn 12 triệu VNĐ/ một hồ sơ/ một lần xin) nhưng cách xét duyệt visa, thời gian cấp visa của Úc vẫn thoáng, nhanh hơn so với vài quốc gia khác.

Để có thể xin được visa, đầu tiên bạn phải chọn được trường, ghi danh, sau đó bạn phải được trường ở Úc chấp nhận vào học và có thư chấp nhận của trường gửi về (Letter of Offer). Sau đó, bạn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về chứng minh tài chính, hồ sơ học, chứng chỉ IELTS/TOEFL (nếu có, nếu yêu cầu). Úc có nhiều chương trình học khác nhau cho mọi trình độ. Tùy thuộc vào trình độ và yêu cầu của mình, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm cho mình khóa học phù hợp.

Sau đó, các bạn đóng tiền học (có thể chỉ là khóa dự bị tiếng Anh, cũng có thể là ½ tiền học năm đầu tiên, tùy trường).  Sau khi trường nhận được tiền học bạn đóng, họ sẽ cấp eCOE (thư điện tử, xác nhận chính thức và dùng để nộp Sứ Quán).  Nếu Sứ Quán thấy hồ sơ bạn tốt, không có yêu cầu thêm, họ sẽ gọi bạn đi khám sức khỏe.  Kết quả visa thường có trong vòng 3-4 tuần (thời gian này cũng có thể nhanh hơn, tùy hồ sơ, tùy thời điểm bận rộn trong năm hay không).


Câu hỏi 7:
Chúng tôi có phải mở sổ tiết kiệm / gửi tiền ngân hàng trước 3 – 6 tháng?
Theo luật: Lãnh sự quán Úc sẽ xem / kiểm tra tất cả các nguồn tài chính của gia đình sinh viên gồm tiền gửi ngân hàng, thu nhập ổn định, bất động sản, xe cộ, v.v… để xem gia đình sinh viên có đủ điều kiện tài chính lo cho sinh viên đi học hay không thì mới có thể cấp visa.
Việc này dựa trên nhiều yếu tố, nên việc bạn có tiền gửi ngân hàng chỉ là một trong những yêu cầu, bạn không nhất thiết phải gửi 3-6 tháng, nhưng khoản thời gian sổ tiết kiệm mở càng lâu  thì làm cho việc chứng minh tài chính của bạn càng dễ dàng hơn.  Nếu tiền gia đình bạn tiết kiệm từ lâu rồi, bạn cần giải trình được tiền đó tích lũy từ những nguồn nào (chứng minh nguồn thu nhập), thì mới thuyết phục được viên chức phỏng vấn là tiền đó thật sự là của gia đình, không phải vay mượn.

 

Câu hỏi 8: Các việc cần làm và chuẩn bị cho du học Úc ra sao ?

Học sinh chuẩn bị các giấy tờ cá nhân (Passport, chứng minh nhân dân, ảnh chụp 4×6, hồ sơ học tập như học bạ, bảng điểm, chứng chỉ tiếng anh ….cho việc ghi danh).  Phụ huynh: chuẩn bị tài chính, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận số dư tài khoản, giấy tờ chủ quyền nhà, đất, xe, v.v… các giấy tờ liên quan việc làm, thu nhập cho việc xin thư nhận học và nộp hồ sơ xin visa sau này.

 

Câu hỏi 9: Tôi có quyền chuyển trường sau khi đã đến Úc hay không ?

Về nguyên tắc thì việc chuyển trường là được chấp nhận, theo luật, thì sau 12 tháng từ ngày bắt đầu khóa học, HSSV mới được phép chuyển đổi trường.  Tuy nhiên trên thực tế cũng có nhiều trường hợp chỉ sau 6 tháng đã có thể chuyển trường. Để tránh các khó khăn sau này, các bạn nên thực hiện đúng các chỉ dẫn của trường mình đang học và trường muốn chuyển đến, tuy nhiên rất có thể bạn sẽ bị mất số tiền đặt cọc ban đầu của trường cũ (nếu có).

 

Câu hỏi 10: HSSV có thể mua nhà, mua xe và lái xe ở Úc không?

Luật Úc không cấm các bạn HSSV mua nhà, mua xe khi đang học ở Úc.  Luật cho phép các bạn sỡ hữu các tài sản này, cũng như cho phép SV quốc tế chạy xe ở Úc. Bạn sẽ được yêu cầu thi bằng lái xe tại bang bạn đang học và phải mua bảo hiểm cho chiếc xe của bạn, thường thì giá Bảo hiểm xe dành cho sinh viên dưới 25 tuổi là rất đắt. Chạy xe không có bảo hiểm tại Úc là vi phạm Luật pháp, có thể bị truy tố và trục xuất.

 

Câu hỏi 11: Chi phí cho 1 năm học ở Úc là bao nhiêu?

Ở bậc Trung học có chi phí khoản 20.000 – 35.000 đôla Úc / năm, tùy thuộc địa phương, loại trường, uy tín, …. bao gồm tiền học, sách vở, và chi phí ăn ở. Cao đẳng Công lập khoảng 30.000 đôla Úc / năm (bao gồm tiền học, sách vở, và chi phí ăn ở). Chi phí Đại học từ 35.000 đôla Úc / năm (bao gồm tiền học, sách vở, và chi phí ăn ở) Riêng đối với một số trường Đại học lớn như Melbourne Uni, Sydney Uni. …thì học phí cao hơn rất nhiều.

 

Câu hỏi 12:  Cách chọn trường, ngành học phù hợp tại Úc?

Hầu hết mọi người đều có xu hướng chọn ngành học rồi chọn trường sau, sau đó xét đến các chỉ tiêu khác như đầu ra của công việc… Nhìn chung, bạn nên xem xét những trường có thứ hạng cao trong danh sách chất lượng giáo dục theo những tiêu chỉ của các tổ chức tại Úc và trên thế giới. Đọc qua các phần sơ lược tiểu sử của trường đại học trên trang mạng này và hỏi thăm để biết thêm thông tin. Sau khi đã quyết định được khóa học tốt nhất, bạn cần tìm hiểu xem những cơ sở giáo dục nào có giảng dạy khóa học này, và cơ sở giáo dục nào phù hợp nhất với những yêu cầu của bạn. Bạn có thể cần cân nhắc tới quy mô của trường, các cơ sở tiện ích và dịch vụ hỗ trợ có sẵn cho sinh viên du học.

 

Câu hỏi 13: Nếu muốn du học Úc, thì phải cần trình độ học vấn tổi thiểu ở mức nào?

Trình độ học vấn: hầu hết các trường đại học ở Úc đều yêu cầu tối thiểu học lực trung bình khá trở lên đối với tất cả các bậc học. Với những chuyên ngành đặc biệt, trường có yêu riêng với từng môn học liên quan như môn toán đối với ngành kỹ sư xây dựng, môn hóa đối với ngành dược… Nếu bạn không vượt qua được điều kiện này, bạn vẫn có thể đựợc nhận vào học theo diện có điều kiện. Ví dụ: Chứng minh đựợc sự tiến bộ trong quá trình học tập ở Việt Nam (điểm năm sau cao hơn năm trước), trình độ tiếng Anh hoặc làm bài test bổ sung.

Chứng chỉ tiếng Anh: Đối với bậc đại học, bạn cần có chứng chỉ IELTS 5.5 – 6.5 tùy theo chương trình học. Đối với bậc thạc sỹ và tiến sỹ, yêu cầu sẽ cao hơn. Đối với các trường thuộc nhóm xét visa bậc 1 và bậc 2, sinh viên không cần đáp ứng chứng chỉ IELTS trước khi xin visa, chỉ cần làm bài kiểm tra tiếng Anh để xác định trình độ và được phép sang Úc học tiếng Anh trước khi nhập học khóa chính.

 

Câu hỏi 14: Nên chọn thành phố nào an toàn, dễ kiếm việc làm thêm cũng như chi phí sinh hoạt vừa phải, thức ăn phù hợp với khẩu vị người Việt?

Queensland và Perth có nhiều cơ hội việc làm hơn và mức lương ở đây cũng khá tốt cho sinh viên đi làm thêm. Còn về thức ăn vì mỗi người một khẩu vị nên Mellink có thể tư vấn cho em như sau: ở Queensland và Perth thì nhiều đồ ăn Tây; còn phía bên Sydney và Melbourne thì nhiều đồ ăn châu Á.

Những điều cần biết khi xin visa giám hộ

Việc cho con đi du học khi chưa đủ 18 tuổi khiến cho các bố mẹ luôn băn khoăn lo lắng. Hiện nay nhiều gia đình có điều kiện thường đi theo giám hộ để chăm sóc con mình. Hiện tại visa này thuộc bậc 2, phải chứng minh nguồn gốc thu nhập. Do đó, với mỗi gia đình sẽ có hồ sơ chứng minh khác nhau. Visa giám hộ của Úc cho phép phụ huynh đi cùng với du học sinh đến Úc sinh sống trong thời gian làm người giám hộ hoặc cho đến khi học sinh cần giám hộ đủ 18 tuổi.

Điều kiện để xin visa giám hộ

– Là bố hoặc mẹ, hoặc người thân được đề nghị bởi bố mẹ, hoặc người có quyền nuôi dưỡng (chứng minh bằng Giấy khai sinh và một số giấy tờ khác).

– Người giám hộ ít nhất 21 tuổi.

– Không có con nhỏ hơn 6 tuổi (ngoài trừ một số trường hợp).

– Có khả năng cung cấp chỗ ở, phúc lợi cơ bản và những hỗ trợ khác cho học sinh.

– Nắm rõ các quy định của Bộ di trú đối với người giám hộ như: không được đi làm thêm, không có ý định nhập cư vào Úc vĩnh viễn, tuân thủ tất cả các quy định hiện hành tại Úc.

– Đáp ứng các điều kiện vê tài chính, chứng minh khả năng chi trả học phí, sinh hoạt phí cho cả học sinh và phụ huynh khi sinh sống tại Úc (Mức phí tham khảo hiện nay khoảng 18.610 đô Úc/năm).

– Đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, lý lịch và những yêu cầu khác.

Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp đơn xin visa giám hộ:

  •  Các mẫu đơn theo quy định (mẫu đơn có sẵn trên trang www.border.gov.au).
  •  Hai tấm hình cỡ hộ chiếu 4cm x 6cm (không được quá 6 tháng).
  •  Bản sao công chứng hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, hộ khẩu, giấy khai sinh, tình trạng hôn nhân.
  •  Bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và du học sinh (hình thức bản sao công chứng Giấy khai sinh của người nộp đơn và của du học sinh, nếu được chỉ định thì phải có Thư chấp thuận của cha hoặc mẹ du học sinh).
  •  Bằng chứng người nộp đơn đã sắp xếp chỗ ăn ở và chăm sóc sức khỏe cho những người con còn phụ thuộc dưới 18 tuổi ở lại Việt Nam.
  •  Nếu đang làm việc, nộp bằng chứng công việc làm hiện tại (Hợp đồng lao động, Giấy xác nhận của nơi đang làm việc).
  •  Hồ sơ chứng minh tài chính
  •  Giấy khám sức khỏe theo hướng dẫn của văn phòng Đại sứ quán Úc.
  •  Bằng chứng Bảo hiểm y tế dành cho du khách nước ngoài còn hiệu lực cho ít nhất là 12 tháng đầu tại Úc.
  •  Hồ sơ người phụ thuộc theo cùng (nếu có).

Sau khi hồ sơ được xét duyệt, nhân viên của Lãnh Sự Quán sẽ gọi điện để phỏng vấn bạn trực tiếp: Họ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bạn để xét xem bạn có thật sự sang Úc là vì muốn giám hộ cho học sinh hay vì mục đích khác như làm việc trái phép hay cố gắng xin định cư tại Úc… Bạn cần có kế hoạch chi tiết về cuộc sống và kế hoạch học tập cụ thể của học sinh để thuyết phục Đại sứ quán Úc để có được visa giám hộ.

Quyền lợi và nghĩa vụ của người sở hữu Visa giám hộ

– Có quyền sinh sống tại Úc trong thời gian làm người giám hộ hoặc cho đến khi học sinh cần giám hộ đủ 18 tuổi.

– Có quyền tham gia bất kỳ khóa học Tiếng Anh miễn không quá 20 giờ /1 tuần.

– Có quyền tham gia một khóa học khác ở Úc nhưng không được quá 3 tháng.

 Không có quyền làm việc tại Úc.

– Có quyền ra vào nước Úc trong suốt thời gian hiệu lực của visa, nhưng không được rời khỏi Úc nếu không đi cùng với học sinh cần giám hộ (trừ các trường hợp đặc biệt phải báo với Bộ Di Trú).

Nghĩa vụ:

– Trong suốt thời gian giám hộ, bạn phải nghiêm túc tuân thủ các điều kiện visa và luật pháp của Úc.

– Duy trì bảo hiểm y tế cho bản thân và học sinh phụ thuộc.

– Phải ở cùng học sinh được giám hộ và đảm bảo cung cấp chỗ ở, phúc lợi cơ bản và trợ giúp khác cho du học sinh (người giám hộ nên ở tại Úc trong suốt thời hạn hiệu lực của Visa).

– Nếu có bất kỳ sự thay đổi hoàn cảnh nào như: thay đổi địa chỉ thường trú, hộ chiếu, tình trạng hôn nhân, mang thai, sinh con,… đều phải báo cho Bộ Di trú thông qua ImmiAccount hoặc điền vào đơn 929 cho sự thay đổi địa chỉ và hộ chiếu, 1022 cho những thay đổi tình trạng cá nhân.

Nên đi du học Úc vào thời điểm nào?

0

Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, ngày càng có nhiều gia đình Việt Nam mong muốn con em mình được hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài. Do đó, xu hướng cho con đi học du học từ sớm đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên cho đi du học từ bậc phổ thông. Những người đồng tình với xu hướng này  thì cho rằng ở lứa tuổi này các con đã chững chạc, tự lo cho bản thân và tự biết sắp xếp kế hoạch cho cuộc sống của mình, nếu cho đi du học thì các con sẽ độc lập,  tự chủ nên sẽ tốt hơn cho các con. Với xu hướng không đồng tình thường cho rằng các con còn non nớt đi sẽ không thích nghi được với môi trường mới, càng đi sớm càng dễ “mất con”.

Vậy du học ngay từ bậc phổ thông lứa tuổi 13-17 liệu có sớm quá không? Theo nghiên cứu, lứa tuổi 13-17 là giai đoạn mà các em luôn có nhu cầu được khám phá và trải nghiệm để phát triển toàn diện. Đây cũng là lứa tuổi dễ thích nghi với văn hóa và phương thức học tập mới. Được sớm tiếp xúc với đời sống văn hóa, thời gian chuẩn bị về ngoại ngữ, kiến thức sẽ giúp các em dễ dàng được các trường đại học nhận vào những ngành học mà các em và phụ huynh mong muốn, cũng như khả năng giành được nhiều học bổng giá trị cao hơn.  Độ tuổi trung học là độ tuổi của những thay đổi về tâm sinh lý. Học sinh ở độ tuổi này thường vẫn được sống trong sự bao bọc của gia đình nên khi đến một đất nước khác, mức độ tự lập của bản thân sẽ phải thay đổi. Sang nước ngoài, học sinh phải thoát ra khỏi cái bóng của gia đình, từ đây các em sẽ học được những kỹ năng rất bổ ích khi bước vào cuộc sống thực tế. Các em sẽ chủ động hơn trong cuộc sống để có bản lĩnh giải quyết được những tình huống chưa bao giờ gặp. Khi lựa chọn du học ở cấp bậc trung học, những vấn đề phức tạp về điều kiện được đi du học sẽ giảm đi đáng kể. Học sinh dưới 18 tuổi sẽ được cấp visa một cách dễ dàng.

Với du học Úc, thời điểm hiệu quả nhất để đi du học là học hết lớp 11 rồi đi du học Úc. Như vậy bạn sẽ tránh được áp lực học lớp 12 quá nhiều môn và thi Đại học (ĐH) tại Việt Nam. Đồng thời tiết kiệm được thời gian vào ĐH bằng cách sang Úc học dự bị ĐH sau đó vào năm nhất ĐH và hoàn tất học ĐH trong 3 năm tiếp theo (tùy theo ngành học). Như vậy là bạn sẽ tiết kiệm được thời gian học lớp 12 tại Việt Nam.  Nếu bạn học hết lớp 11 rồi sang Úc học đại học thì trường đại học yêu cầu điểm trung bình lớp 11 khoảng 6,5-7,5 và điểm IELTS 5,5. Nếu bạn học hết lớp 12 tại Việt Nam thì không yêu cầu học sinh thi SAT hay ACT để tuyển đầu vào, mà chỉ yêu cầu đạt điểm trung bình lớp 12 ở một mức điểm tối thiểu. Bình quân điểm số để được nhận vào đại học là 8,0-8,5 và điểm IELTS là 6-6,5.

Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ nếu có ý định du học để quyết định một lộ trình hợp lý nhất cho mình và tránh lãng phí thời gian không cần thiết.

 

Ban quản trị MelLink – 11 January 2017

Du học tại nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại Úc

0

Ngay sau khi nhận được điểm ATAR thì việc tiếp theo các bạn cần phải làm đó là chọn cho mình một trường Đại học đỉnh nhất. Hãy cùng Mellink điểm qua các trường Đại học đứng đầu bảng xếp hạng nước Úc hiện nay nhé.

Group of 8 (Go8) là nhóm 8 trường Đại học hàng đầu về nghiên cứu tại Úc, thu hút sinh viên xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới nhờ môi trường học chất lượng cao, bằng cấp được trọng vọng, đảm bảo một tương lai sự nghiệp thành công trên toàn cầu. Thứ hạng của các đại học Go8 trên trường quốc tế như sau:

Thứ hạng tại Úc (*)

Thứ hạng thế giới (*)

Tên

Bang

1 25 Đại học Quốc gia Úc ACT
2 33 Đại học Melbourne Victoria
3 37 Đại học Sydney NSW
4 43 Đại học Queensland Queensland
5 48 Đại học New South Wales NSW
6 70 Đại học Monash Victoria
7 89 Đại học Tây Úc Tây Úc
8 100 Đại học Adelaide Nam Úc

(*): Theo QS World University Rankings 2014-15

 

Ưu thế chung của các trường Go8:

  • Chất lượng Top tại Úc và thế giới;
  • Đào tạo đa ngành (trên 4.000 ngành trở lên);
  • Điều kiện học tập rất tốt và thuận tiện;
  • Bằng cấp chất lượng cao, được công nhận trên toàn thế giới;
  • Đa số sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp và nhiều cựu sinh viên nắm các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ;
  • Sinh viên được phép làm thêm 40h / 2 tuần trong khi học và làm full time trong thời gian hè hoặc nghỉ lễ. Riêng sinh viên Tiến sỹ không giới hạn thời gian làm thêm;
  • Được ở lại làm việc 2- 4 năm sau khi tốt nghiệp và định cư khi đủ điều kiện.

Thế mạnh của từng trường và học bổng:

  1. Đại học Monash:
  • Monash là trường Đại học trẻ, hiện đại nhất nhất tại Úc với 10 cơ sở đào tạo tại Úc, Malaysia, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và Italy;
  • Trường nổi tiếng về đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực y, dược, kinh doanh, tài chính, giáo dục, luật, y sinh, môi trường, xây dựng, cơ khí và CNTT…
  • Chương trình đào tạo thực tiễn, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập khởi điểm tốt, nhiều cựu du học sinh thành công.
  • Trên 400 ngành học và hơn 63.000 sinh viên đang theo học.
  • Nhiều học bổng giá trị cho SV quốc tế.

– HB Lãnh Đạo trị giá 100% học phí.

– HB Xuất sắc 10.000 AUD mỗi năm.

– HB 5.000 AUD cho chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế.

– HB toàn phần và bán phần cho Thạc sĩ nghiên cứu và Tiến sĩ.

– HB của các Khoa trị giá từ 4.000- 6.000 AUD.

  1. Đại học Melbourne- Trinity College:
  • Tọa lạc tại trung tâm thành phố Melbourne.
  • Trường nổi tiếng toàn cầu về đào tạo các ngành: Kỹ sư- cơ khí, CNTT, Y/ Dược, Kế toán, Tài chính, Kiểm toán, Thương mại, Luật, Quản lý, …
  • Xếp thứ 9 toàn cầu về số lượng sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm (theo QS Rankings 2012-2013).
  • Hơn 47.000 sinh viên đến từ hơn 130 quốc gia trên thế giới.
  • Trinity College nằm ngay trong khuôn viên ĐH Melbourne- là đơn vị duy nhất đào tạo Dự bị đại học cho ĐH Melbourne.
  1. Đại học Sydney:
  • Trường cổ kính, rất đẹp và tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Sydney.
  • Hơn 900 chuyên ngành với nhiều ngành học nổi bật như: Thương mại, Kinh tế, Tài chính, Du lịch, Luật, Công nghệ thông tin …
  • 75% ngành học được xếp trong TOP  100 các trường đào tạo tốt nhất trên thế giới.
  • Học bổng: 10%- 50% học phí dành cho sinh viên có học lực giỏi trở lên.
  1. Đại học Queensland:
  • 4 cơ sở đào tạo được công nhận là đẹp nhất và trang bị tốt nhất tại Úc: St Lucia, Herston, Ipswich và Gatton- bang Queensland.
  • Hơn 400 ngành học với các ngành thế mạnh: Kinh tế và Du lịch, Kinh doanh, Kỹ thuật và CNTT, Y, Luật, Ngôn ngữ và Khoa học hành vi, Quản lý nguồn nước, Phát triển cộng đồng, Nông nghiệp,…
  • Hơn 45.000 sinh viên, trong đó có khoảng 11.000 sinh viên quốc tế đến từ 134 quốc gia trên thế giới.
  • Nhiều học bổng:

– HB 50% học phí chương trình dự bị đại học và cử nhân Khoa Kỹ thuật, Kiến trúc và CNTT;

– HB 6.000- 12.000 AUD /năm cho chương trình cử nhân và thạc sỹ tín chỉ;

– HB 10%- 100% học phí của các khoa.

  1. Đại học UNSW:
  • Tọa lạc tại thành phố cảng Sydney sầm uất, UNSW là một trong những Đại học quốc tế lớn nhất tại Úc với hơn 52.000 sinh viên.
  • Các ngành thế mạnh: Kế toán, Kinh tế, Giáo dục và Đào tạo, Kỹ sư, Luật, Tâm lí học, Dược…
  • Top về mức lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp với mức lương trung bình hơn 50.000 AUD/năm (AGS survey 2012).
  • Học bổng 5.000 AUD cho khóa Thạc sỹ và học bổng 25% cho khóa Dự bị ĐH.
  1. Đại học Adelaide- Bradford College:
  • Tọa lạc tại thủ phủ Adelaide, bang Nam Úc- có chi phí sinh hoạt thấp nhất nhì tại Úc.
  • Trường có hơn 20.000 sinh viên từ 95 quốc gia khác nhau.
  • Đại học Adelaide là cái nôi của 5 giải thưởng Nobel, 102 học bổng Rhodes và nhiều sinh viên thành công khác.
  • Học bổng 25% học phí chương trình Dự bị ĐH và Cao đẳng (tương đương năm thứ nhất ĐH) tại Bradford College – nằm ngay trong khuôn viên ĐH Adelaide chuyên đào tạo các chương trình chuyển tiếp thành công vào ĐH Adelaide.
  1. Đại học Tây Úc (UWA)- Taylors College:
  • Là trường đại học lâu đời nhất bang Tây Úc, tọa lạc tại TP Perth.
  • Mạnh về đào tạo Y khoa, Dược phẩm, Công nghệ sinh học, Nông nghiệp-Môi trường, Công nghiệp điện, khai khoáng sản-dầu mỏ.
  • Học bổng 5.000 AUD khóa dự bị đại học và cao đẳng tại Taylors College-đơn vị duy nhất đào tạo các chương trình chuyển tiếp tại UWA.
  1. Đại học Quốc gia Úc (ANU)- ANU College:
  • ANU có cơ sở đào tạo chính nằm ngay trung tâm thủ đô Canberra và 4 cơ sở khác tại các bang: NSW, ACTNorthern Territory.
  • ANU nổi tiếng với chương trình đào tạo phong phú và đa dạng như: Kinh doanh, Kinh tế, Luật, CNTT, Khoa học, Nghiên Cứu Châu Á & Thái Bình Dương, Khoa Học Máy Tính & Cơ Khí, Nghệ Thuật & KHXH,…
  • Hiện trường có khoảng 15.000 sinh viên với hơn 4.000 sinh viên quốc tế.
  • TOP về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc với thu nhập cao và Chất lượng giảng viên.
  • ANU College nằm ngay trong khuôn viên ANU- đào tạo các chương trình tiếng Anh và Dự bị ĐH giúp sinh viên chuyển tiếp thành công vào năm 1 đại học ANU. Hàng năm, Khoa Kinh doanh và Kinh tế ANU dành riêng 2 suất học bổng 50% học phí cho sinh viên hoàn tất Dự bị ĐH tại ANU College với kết quả xuất sắc.

Ban quản trị MelLink – 14 December 2016

Một số lý do khiến bạn bị trượt visa du học Úc

0

Có trong tay tấm thẻ visa là chiếc chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa bước chân vào cuộc sống du học. Xin visa du học là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Theo Dân trí, nếu 1000 sinh viên nộp hồ sơ thì có đến 300 bạn phải hoãn lại giấc mơ du học của mình vì không xin được visa. Vậy đâu là những lí do dẫn đến việc bị đánh trượt Visa?

Những rắc rối đến từ hồ sơ du học của bạn: Hồ sơ du học đóng vai trò quyết định rất lớn trong việc bạn có được cấp visa hay không. Một trong những nguyên nhân về hồ sơ du học khiến visa của bạn bị đánh trượt là thông tin không rõ ràng. Điển hình như việc nhầm lẫn giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và địa chỉ ghi trên hộ khẩu, thành tích học tập không khớp với những gì được khai báo, bằng cấp và bảng điểm chưa công chứng… Bạn cũng cần lưu ý hạn nộp hồ sơ và nên nộp sớm ít nhất 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Hồ sơ nộp muộn sẽ để lại ấn tượng xấu với người phỏng vấn.

Chọn trường học không phù hợp với năng lực bản thân: Môi trường học tập tại Việt Nam có ít điều kiện cho bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chọn trường và ngành học không phù hợp. Dù có năng lực và bảng điểm tốt đến cỡ nào, nếu không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành đăng ký, bạn khó được cấp visa. Ngoài ra khi nộp hồ sơ xin visa, bạn nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường bạn đăng ký.

Trả lời phỏng vấn yếu: Kết quả phỏng vấn là một điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc xin visa du học của bạn. Bạn cần chuẩn bị các kỹ năng và câu hỏi hay gặp khi phỏng vấn xin visa du học. Quan trọng hơn cả là việc thể hiện vốn ngôn ngữ tốt và trả lời một cách lưu loát, đầy nhiệt huyết về giấc mơ du học của mình nhằm gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Không chứng minh được nguồn tài chính đầy đủ: Các lỗi bạn có thể gặp phải khi chứng minh tài chính như: không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính, sổ tiết kiệm không đủ. Bạn rất nên lưu ý đến tỉ giá của tiền bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số tài khoản trong sổ tiết kiệm của bạn. Có thể bạn đã tính đủ bằng Việt Nam đồng nhưng khi quy đổi sang ngoại tệ, tiền sụt giá có thể làm sổ tiết  kiệm của bạn bị thiếu. Để đảm bảo, khi làm sổ tiết kiệm chứng minh tài chính, bạn nên cộng dư thêm vào tài khoản con số mà nhà trường yêu cầu.

Vốn ngoại ngữ chưa tốt: Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. Thông thường để đạt điều kiện đi du học bạn cần ít nhất IELTS 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 hệ sau đại học. Một điểm cần lưu ý là dù điểm tổng cao nhưng một trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có điểm quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xin visa. Nếu không tự tin với vốn ngoại ngữ của mình, tốt nhất bạn nên tham dự một số khóa học dự bị đại học hoặc dự bị thạc sĩ.

Vậy phải làm thế nào để hạn chế khả năng bị từ chối visa? Sinh viên Việt Nam cần củng cố kiến thức học tập để đạt điểm cao và cần xác định cho mình một lộ trình học tập rõ ràng và công việc tương lai. Điều này sẽ giúp các em có một bộ hồ sơ học tập đẹp và thuyết phục. Cần chọn cho mình các trường học cho tỉ lệ visa cao đó là các trường nằm trong nhóm cấp độ 1 không phải chứng minh tài chính. Tài chính cần chuẩn bị rõ ràng và khoản thu nhập đều chứng minh được một cách rõ ràng. Chọn các lộ trình học tập thông qua việc học tập tại các đất nước có nền giáo dục tiên tiến như Singapore, sau đó chuyển tiếp sang Úc. Chọn lộ trình học tập tại một cơ sở khác của các trường đại học hàng đầu tại Úc ở một quốc gia khác sau đó chuyển sang Úc. Tại Úc hiện tại, khối STEM (science, technology, engineering and mathematics – tương tự như khối A-B-C-D ở Việt Nam) còn phát triển chưa tương xứng để quốc gia này có được sự chủ động cần thiết trong phát triển kinh tế. Việc bổ sung ngành nghề, tăng hạn mức trần thư mời nhập cư cho các ngành kỹ thuật, công nghệ trong danh sách SOL (Skill Occupation List) của năm tài chính 2015-2016 cho thấy sự điều chỉnh đáng chú ý của chính phủ Úc trong phát triển khối STEM. Vì thế, đối với du học sinh Việt Nam có lợi thế về khoa học tự nhiên, việc đẩy mạnh phát triển STEM đem lại nhiều cơ hội về học tập, làm việc, nhập cư tại Úc.

Và việc trả lời phỏng vấn rất quan trọng nên bạn hãy tham khảo những câu hỏi phỏng vấn visa dưới đây:

1. Câu hỏi giới thiệu bản thân

  • Mời bạn giới thiệu về bản thân
  • Tính từ nào thích hợp nhất để giới thiệu về bản thân bạn?
  • Những điểm mạnh và hạn chế của bạn là gì?
  • Bạn có nghĩ mình sẽ sửa đổi được những hạn chế đó không?
  • Bạn đã từng nắm vai trò lãnh đạo bao giờ chưa (cả trong học tập lẫn đời sống).
  • Điều khiến bạn tự hào nhất về bản thân là gì?

2. Câu hỏi chung về bản thân và kế hoạch tương lai

  • Hãy giới thiệu về bạn và trình độ chuyên môn?
  • Hãy kể ra hai người (một người bình thường và một người trong lĩnh vực) đã có tác động đến quyết định bạn gắn bó với lĩnh vực này?
  • Tại sao bạn lại quyết định chọn ngành học này? Điều gì đã ảnh hướng đến quyết định đó?
  • Bạn đã từng đi nước ngoài chưa? Nếu có thì bạn đã đi đâu?
  • Bạn đã học được gì từ những chuyến đi đó?
  • Mục đích nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì?
  • Nếu không nhận được học bổng này, bạn sẽ làm gì?
  • Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 hay 10 năm nữa?
  • Học bổng này có ý nghĩa như thế nào với con đường sự nghiệp của bạn?

3. Câu hỏi liên quan đến hồ sơ đăng kí

  • Bạn trông rất hiểu biết nhưng tại sao điểm số của bạn trong học bạ chỉ toàn Trung bình/Khá? Bạn có giải thích nào cho việc này không?
  • Bạn viết trong lí lịch rằng bạn thích đọc sách văn học cổ điển thế giới. Vậy tác phẩm nào là tác phẩm tâm đắc nhất của bạn?
  • Trong bản đăng kí, bạn có nói từng tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế. Đâu là hoạt động gần nhất bạn đã tham gia?
  • Bạn có viết bạn rất thành thạo tiếng Tây Ban Nha. Hãy giúp tôi dịch đoạn hội thoại này.
  • Bạn có thể kể về tiểu sử tóm tắt của người đã lập nên học bổng này không?

4. Câu hỏi về kinh nghiệm học tập (nếu có) và đề tài nghiên cứu

  • Bạn đã từng theo học bậc cử nhân ở đâu (nếu có)?
  • Trường cũ của bạn có những lợi thế và hạn chế nào trong giảng dạy?
  • Bạn có viết rằng bạn mong muốn thực hiện đề tài _______. Liệu bạn có thể giới thiệu đôi nét về đề tài đó không?
  • Bạn có thể giải thích rõ hơn về những phương pháp bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài đó?
  • Theo bạn đâu là khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện đề tài này?

5. Câu hỏi về các vấn đề thời sự

  • Tôi vừa đọc được tin tức về ________. Bạn có bình luận gì về vấn đề này không?
  • Bạn nghĩ cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ được giải quyết trong bao lâu nữa?
  • Bạn nghĩ gì về “chủ nghĩa can thiệp” của Hoa Kỳ vào các vấn đề trên thế giới?
  • Bạn nghĩ gì về chủ nghĩa khủng bố?
  • Theo bạn, năm thành tựu khoa học lớn nhất trong thập kỷ qua là gì?
  • Bạn có thể nêu định nghĩa vắn tắt về toàn cầu hóa?

6. Câu hỏi về cá nhân và sở thích

  • Trong lúc học tập, bạn thường làm gì để giải trí?
  • Trong “cuộc đời tình nguyện” của bạn, dự án nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất và tại sao?
  • Bạn nghe thể loại nhạc gì?
  • Trong bản đăng kí bạn nói rất quan tâm đến mỹ thuật. Bạn ấn tượng nhất trào lưu hội họa nào?
  • Cuốn sách gần nhất mà bạn đọc là gì?
  • Bạn có nhớ tên của đạo diễn của bộ phim gần nhất mà bạn xem không?
  • Nếu trúng xổ số và bỗng chốc trở thành triệu phú, bạn sẽ làm gì?

Chúc các bạn may mắn và gặp thuận lợi khi xin visa du học Úc.

 

Ban quản trị MelLink – 14 December 2016

Cơ hội định cư 100% tại Úc với ngành Y tá và điều dưỡng

Du học tại nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại ÚcTheo danh sách định cư SOL và CSOL thì điều dưỡng luôn nằm trong 2 danh sách này và chưa bao giờ bị loại khỏi danh dách này cho thấy nhu cầu nhân lực “khổng lồ” của ngành nghề này tại Úc. Theo đánh giá của Hội nghề nghiệp điều dưỡng tại Úc thì chỉ cần với 2 năm kinh nghiệm làm việc, các Điều Dưỡng Viên đã có 100% cơ hội có thể xin được thường trú dân tại Úc (Permanent Residence).

Chính Phủ Úc hiện đang rất mở cửa và tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho du học sinh lẫn những nhân lực quốc tế có trình độ chuyên môn cao trong ngành Điều Dưỡng đến Úc làm việc và định cư. Hiện nay chính phủ Úc cũng ưu tiên xử lý những đơn xin thường trú hay định cư của những Điều Dưỡng Viên đang làm việc tại Úc, giúp họ ổn định việc làm và định cư lâu dài tại Úc. Theo đánh giá bang Nam Úc hiện có khoảng 26,000 Điều Dưỡng Viên / Y Tá đang phục vụ tại Bang này. Dự đoán con số nguồn nhân lực sẽ bị thâm hụt vào khoảng 4,000 Điều Dưỡng Viên cho đến năm 2020. Vì vậy quyết định chọn ngành Điều Dưỡng từ bây giờ là lựa chọn chắc chắn và đón đầu để có một bước tiến xa hơn cho sự ổn định trong tương lai của nhiều du học sinh tại Úc.

Cùng với New Zealand, Úc là quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục và các chương trình đào tạo khối ngành sức khỏe đặc biệt là ý tá, điều dưỡng. Các trường tại Úc với danh tiếng xuất sắc quốc tế cung cấp các chương trình giáo dục y tá chất lượng cao được thiết kế để phục vụ mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.; Sinh viên học điều dưỡng, y tá  tại Úc có thể được đào tạo chất lượng cao nhất với trang thiết bị y khoa tiên tiến, và dành nhiêu thời gian cho sinh viên thực hành thực tiễn.  Bằng cấp y tá, điều dưỡng tại Úc được chấp nhận ở nhiều quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, United Kingdom, Canada . . . mức lương y tá sẽ được trả rất cao tại các quốc gia này

Y tá, điều dưỡng là một lực lượng không thể thiếu trong các bệnh viện, cơ sở y tế, nhiệm vụ chủ yếu chăm sóc bệnh nhân không chỉ về sức khỏe mà còn cả về tinh thần, có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống Y tế. Y tá hợp tác cùng những chuyên viên y tế khác để chăm sóc, chữa trị, nhắc nhở và bảo đảm an toàn cho người bệnh trong nhiều hoàn cảnh – từ cấp cứu đến hồi phục, từ tư gia đến bệnh viện và trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau – từ chuyên khoa đến y tế công cộng. Theo một định nghĩa khác thì Điều Dưỡng Viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng kiến thức về khoa học cơ bản và điều dưỡng, đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngành Y Tế, được phép kê toa tùy theo sự hướng dẫn của Bác Sĩ và có sự hoàn thiện về kỹ năng lâm sàng. Y tá/ điều dưỡng là xương sống của dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu.

Thông thường chương trình cử nhân Y tá sẽ được học những kiến thức về sức khỏe và sinh học con người, sinh lý học và đánh giá sức khỏe, đồng thời cả những kiến thức về kĩ năng và vai trò của y tá trong các vấn đề đạo đức, pháp luật.  Bên cạnh đó, bạn cũng được hướng dẫn những khác biệt giữa việc chăm sóc bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau (lớn tuổi, trẻ em, vị thành niên hay những bệnh nhân có vấn đề về tâm thần). Và ở kỳ cuối khóa học, sinh viên ngành y tá, điều dưỡng được đi thực tập với nhiều định hướng khác nhau: thực tập với những người bệnh nặng, những bệnh nhân tâm thần, trẻ em và y tá lâm sàng. Tốt nghiệp ngành y tá điều dưỡng, sinh viên có thể làm ở những vị trí như: Người chăm sóc, Giám sát / Trợ tá Bác Sĩ điều trị, Người tư vấn tâm lý.

Du học ngành điều dưỡng tại Úc thường yêu cầu trình độ học vấn từ khá trở lên và đòi hỏi trình độ Anh ngữ cao hơn các ngành khác ở cấp độ tương đương. Cụ thể yêu cầu đầu vào du học sinh ngành y tá, điều dưỡng IELTS từ 5.5 – 6.5: Ngoài khả năng tiếng Anh, Toán và những kiến thức về Khoa học cũng bị đòi hỏi khá cao. Ngoài ra môi trường làm việc trong ngành này cũng khá áp lực, đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng nhẫn nại, khả năng chăm sóc người bệnh và tâm huyết với nghề.

Chi phí học ngành Điều Dưỡng tại Úc:

Tùy theo bậc đào tạo và hệ thống Trường đào tạo sẽ có từng mức học phí khác nhau:

Bậc học

Yêu cầu đầu vào

Học phí

Chứng chỉ
  • Hoàn tất THPT với học lực từ Trung bình khá.
  • IELTS 5.5
Từ 5,000 – 9,000 đô Úc/ 6 tháng – 1 năm
Cao đẳng
  • Hoàn tất THPT với học lực từ Trung bình khá.
  • IELTS 6.0
Từ 6,500 – 12,000 đô Úc /1 năm
Cao đẳng nâng cao
  • Hoàn tất THPT với học lực từ Trung bình khá.
  • IELTS 6.0
Từ 7,000 – 15,000 đô Úc /1 năm
Đại học
  • Hoàn tất THPT với học lực từ Trung bình khá.
  • IELTS 6.5 – 7.0
Từ 19,000 – 30,000 đô Úc /1 năm
Thạc sỹ
  • Hoàn tất Đại học với học lực từ Trung bình khá.
  • IELTS 6.5 – 7.5
Từ 24,000 – 33,000 đô Úc /1 năm

 Các Trường đào tạo ngành Điều Dưỡng tại Úc:

Ngành này đạo tạo khá phổ biến tại Úc, nhưng để học tại 1 Trường uy tín, chất lượng, học phí phù hợp thì không phải ai cũng biết, các bạn có thể tham khảo 1 số Trường theo bảng danh sách bên dưới

Học viện

Đại học

Trường TAFE ở các bang Đại học Tây Sydney
Cao đẳng điều dưỡng Sydney Đại học công giáo Úc
Học viện sức khỏe và điều dưỡng Úc Đại học Queensland
Cao đẳng Wollongong Đại học Griffith
Học viện Holmesglen Đại học Federation
Học viện Chisholm Đại học Swinburne
Học viện công nghệ Canberra Đại học Murdoch
Học viện Kangan Đại học Edith Cowan
Học viện Box Hill Đại học Nam Úc
Học viện Gordon Đại học Adelaide

Mức lương khi ra Trường và Cơ hội nghề nghiệp của ngành Điều Dưỡng tại Úc:

Trong 3 năm qua, riêng bang New South Wales đã có hơn 300 Điều Dưỡng Viên là các du học sinh được công nhận đủ trình độ chuyên môn ra trường, cung cấp một phần nguồn nhân lực ngành Điều Dưỡng tại Bang này nhưng con số này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người dân Úc là 81 tuổi, được xem là một trong những nước có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất trên Thế Giới. Trong khi đó những người trẻ tuổi lại có xu hướng ít chọn ngành Điều Dưỡng vì những khó khăn và yêu cầu khắt khe trong công việc. Việc này dẫn tới hệ lụy nguồn nhân lực ngành Điều Dưỡng tại Úc không đủ để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân số ngày càng lão hóa

Mức lương ngành Điều Dưỡng theo cập nhật gần đây nhất (13/6/2015) từ đánh giá chung của payscale.com cho thấy: nhân sự ngành điều dưỡng tại Úc được trả lương từ 44,000 cho đến 77,000 đô Úc mỗi năm, thời gian làm việc mỗi người được duy trì trong 38 giờ / tuần, chế độ tăng lương từ 4 đến 5% một năm tùy theo cấp độ và số năm kinh nghiệm, ngoài ra còn có mức lương tăng ca và nhiều chế độ đãi ngộ vô cùng tốt như tăng ca ngày thứ 7 là + 50% lương, chủ nhật là 75% lương và vào các ngày Lễ hay làm thêm ngoài giờ là 200% lương.

Hay theo cơ quan y tế của bang Queensland cập nhật ngày 1/4/2015 thì mức lương ngành Điều Dưỡng tại Bang này tương đối cao

Trợ tá cho điều dưỡng hay gọi là Điều dưỡng cấp 1 đã được trả lương hơn 50 đến 55,000 đô Úc /1 năm.

  • Sinh viên đại học điều dưỡng/ nữ hộ sinh: từ 51 đến 52,000 đô Úc / 1 năm
  • Điều dưỡng tính ở cấp độ 3: 54 đến 58,000 đô Úc /1 năm
  • Điều dưỡng hay hộ sinh lâm sàng: từ 83 đến 89,000 đô Úc /1 năm
  • Tư vấn điều dưỡng lâm sàng, quản lý bộ phận điều dưỡng, dạy điều dưỡng, nghiên cứu điều dưỡng, điều dưỡng sức khỏe cộng đồng, tình nguyện điều dưỡng đa khoa: dao động từ 102 đến 111,000 đô Úc / 1 năm.
  • Điều dưỡng đa khoa từ 115 đến 118,000 đô Úc /1 năm.
  • Trợ lý/ Giám đốc điều dưỡng: từ 120 đến 148,000 đô Úc /1 năm.
  • Cao nhất là Giám đốc điều hành điều dưỡng có mức lương từ 158 đến 192,821 đô Úc /1 năm

Nếu ngay từ bây giờ bạn đang phân vân hoặc có ý định theo nghề Điều Dưỡng Viên, hãy liên lạc với chúng tôi và chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn

 

Ban quản trị MelLink – 14 December 2016

Hot* Những điều hữu ích dành cho du học sinh có ý định định cư tại Úc

Theo một số thống kê hiện nay, có đến hơn 90% các du học sinh ở lại định cư tại các quốc gia sở tại sau đi du học. Từ những con số đó, có thể nhận ra rằng hầu hết các du học sinh Việt Nam đều có kế hoạch ở lại định cư sau khi đi du học, và Úc thì cũng không phải là một thị trường ngoại lệ.  Mặc dù có thể nói rằng Úc là một thị trường khá dễ dàng trong việc định cư, nhưng việc được định cư lâu dài tại Úc không hề dễ dàng nếu bạn không có một lộ trình và các bước đi cụ thể.  Bạn cần phải có một kế hoạch học tập kéo dài ít nhất 2 năm tại Úc để được cấp giấy phép làm việc trong vòng 18 tháng để chứng minh khả năng làm việc của mình. Bạn phải có quyết tâm rèn luyện tiếng Anh với mục đích đạt được IELTS tối thiểu 6.0 (không có band nào dưới 6.0) sau khi hoàn thành chương trình học. Bạn cần phải làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc, đồng thời cũng giúp các bạn có thêm năm kinh nghiệm phục vụ cho công tác xin xét định cư tại Úc.

Ngoài ra dưới đây là một số lời khuyên, cũng có thể tạm xem là lộ trình cơ bản để trở thành thường trú nhân tại Úc. Định hướng này áp dụng cho đối tượng là các du học sinh, quyết định lập nghiệp từ con đường học tập.

  1. Đánh giá kỹ năng (Skills Assessment)

 Bước đầu tiên cho hầu hết các đương đơn di cư có tay nghề là chọn được nghề nghiệp để đề cử và đạt được số điểm tối thiếu trong thang điểm di trú Úc. Các tiêu chí để đánh giá kỹ năng sẽ khác nhau với mỗi nghề nghiệp, và thường dựa vào trình độ, kinh nghiệm làm việc và khả năng tiếng Anh. Nếu có thể, tốt nhất là đề cử một nghề nghiệp trong Danh sách nghề nghiệp có tay nghề (Skilled Occupations List – SOL). Chỉ có 190 ngành nghề trong danh sách, nhưng nếu bạn có thể vượt qua bài đánh giá kỹ năng trong danh sách nghề nghiệp SOL, bạn có khả năng nộp đơn cho bất kỳ loại visa di cư có tay nghề nào.

 Tiếp theo, tốt nhất là phải vượt qua bài đánh giá kỹ năng nghề nghiệp trong Danh sách Ngành nghề được bảo lãnh (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL). Có hơn 600 ngành nghề nằm trong danh sách CSOL, vì thế sẽ giúp cho bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn các ngành nghề. Tuy nhiên, nếu nghề nghiệp của bạn không nằm trong danh sách SOL, bạn cần phải có sự bảo lãnh của chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ, hoặc nhà tuyển dụng lao động.

  1. Chương trình Lựa chọn Kỹ Năng (SkillSelect)

Tất cả đương đơn xin thị thực thường trú hoặc thị thực có tay nghề phải vượt qua bài kiểm tra của Chương trình Lựa Chọn Kỹ Năng (SkillSelect). Theo hệ thống SkillSelect, đầu tiên ứng viên phải nộp một đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng (Expression of Interest – EOI), và nhận được một thư mời từ Bộ Di Trú trước khi họ có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề. Trước khi nộp đơn bày tỏ nguyện vọng, bạn nên hoàn thành bài đánh giá kỹ năng và kiểm tra tiếng Anh. Đối với các ứng viên độc lập và có sự bảo lãnh từ gia đình, tất cả đơn bày tỏ nguyện vọng được xếp hạng dựa theo điểm số, rồi đến ngày nộp đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng. Mỗi 2 tuần Bộ Di Trú sẽ cấp thư mời đến các ứng viên được xếp hạng cao nhất thông qua một quá trình tự động.

Đối với các ứng viên được đề cử từ chính quyền, thư mời sẽ được cấp tự động bởi hệ thống ngay sau khi chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ hoàn thành việc đề cử. Để nhận được thư mời, bạn phải đạt được điểm tối thiểu theo thang điểm di cư có tay nghề (hiện tại là 60 điểm).

Đối với mỗi nhóm nghề nghiệp, một số lượng tối đa thư mời sẽ được thiết lập cho từng năm tài chính (01/07 đến 30/06). Một khi chạm đến hạn mức thì bộ di trú sẽ ngừng gởi thư mời trong năm tài chính đó.

  1. Thị thực cho du học sinh mới tốt nghiệp

Đây là thị thực tạm trú 18 tháng dành cho các đương đơn mới tốt nghiệp một khóa học trên 2 năm tại Úc và chưa đủ điều kiện để xin thường trú theo các diện visa khác. Thị thực tạm trú cho du học sinh mới tốt nghiệp có hai dạng:

Làm việc sau khi tốt nghiệp: một visa 18 tháng đòi hỏi ứng viên phải vượt qua bài đánh giá kỹ năng của ngành nghề trong danh sách Ngành nghề được phép định cư tại Úc (SOL).

Tiếp tục học sau khi tốt nghiệp: kéo dài từ 2 năm (cho những người hoàn thành bằng cử nhân) đến 4 năm (đối với người có học vị tiến sĩ). Không yêu cầu bài đánh giá kỹ năng.

 Cả hai dạng đều yêu cầu ứng viên phải hoàn thành một bằng cấp ít nhất 2 năm học tập tại Úc và có vốn tiếng anh ít nhất là IELTS 6.0 trong tất cả 4 phần thi. Khi ở tại Úc theo diện thị thực tốt nghiệp có tay nghề, bạn có thể làm việc toàn thời gian và có quyền tiếp tục việc học.

Sở hữu thị thực tốt nghiệp có tay nghề sẽ rất hữu ích cho sinh viên quốc tế bởi vì lấy thêm điểm cho việc học, làm việc, năm nghề nghiệp hoặc tiếp tục kiểm tra tiếng Anh. Triển vọng tốt hơn trong việc được bảo lãnh bởi một nhà tuyển dụng. Khả năng di chuyển giữa các tiểu bang để tăng cơ hội có được một thư đề cử từ chính quyền. Có Bridging visa sau khi hoàn thành việc học để tạo điều kiện nộp hồ sơ xin thị thực di cư có tay nghề.

  1. Được đề cử từ chính phủ

Đề cử từ chính phủ sẽ rất thuận lợi cho sinh viên Quốc tế. Vì sẽ được thêm điểm: 5 điểm bảo lãnh cho việc sống trong khu vực đô thị và 10 điểm cho việc sống trong khu vực địa phương. Danh sách Nghề nghiệp rộng hơn: sinh viên có thể đề cử bất cứ nghề nghiệp nào trong danh sách CSOL (nhiều hơn danh sách SOL). Chương trình Lựa Chọn Kỹ Năng (SkillSelect) ưu tiên sinh viên sẽ có được một thư mời ngay sau khi chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ hoàn thành việc đề cử, thay vì phải chờ đợi thư mời tự động trong vòng hai tuần một lần. Những tiểu bang và vùng lãnh thổ khác có xu hướng cấp thư mời cho sinh viên đã học tại khu vực được làm việc tại đó.

Có hai loại Thị thực di cư có tay nghề mà các tiểu bang, vùng lãnh thổ có thể đề cử: thị thực 190 (Tay nghề có bảo lãnh) là thị thực thường trú, cho phép bạn sống bất cứ nơi nào của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ; thị thực 489 (Tay nghề vùng miền) là thị thực tạm trú 4 năm, đòi hỏi bạn phải sống và làm việc trong một khu vực địa phương trong 2 năm để có thể trở thành thường trú nhân.

  1. Khả năng Tiếng Anh

 Tất cả các Thị thực di cư có tay nghề yêu cầu tiếng Anh ít nhất là IELTS 6.0 trong 4 phần thi. Một trong những cách tốt nhất nhằm tăng cơ hội đó là lấy được mức điểm càng cao càng tốt. Nếu bạn có 7.0 trở lên trong mỗi phần thi IELTS, hoặc một điểm B trong bài kiểm tra tiếng Anh nghề nghiệp (Occupational English testOET), bạn được cộng 10 điểm. Có 8.0 trở lên trong mỗi phần thi IELTS hoặc điểm A trong bài OET, bạn được cộng 20 điểm. Các bạn nên tham gia các khóa học luyện thi IELTS. Bài thi IELTS không chỉ là cách bạn giao tiếp bằng tiếng Anh, mà việc hiểu biết cách thức kiểm tra IELTS cũng rất quan trọng.

  1. Điểm kinh nghiệm làm việc

 Với điểm kinh nghiệm, sẽ được cộng tối đa 20 điểm. Kinh nghiệm làm việc 10 năm,  kinh nghiệm làm việc tại Úc và ở nước ngoài trước đó đều được tính. Để có thể tính kinh nghiệm làm việc, phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Làm đúng ngành nghề. Chỉ có kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề của bạn, hoặc liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mới được tính điểm;
  • Tích lũy kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp. Kinh nghiệm làm việc phải được tích lũy sau khi hoàn thành trình độ, bằng cấp có liên quan. Thường sẽ là một bằng cử nhân, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận thương mại phụ thuộc vào nghề nghiệp của bạn. Làm việc trong khi học tập tại Úc sẽ không tính, trừ khi bạn đã hoàn thành một bằng cấp căn bản ở quốc gia của bạn trước khi học tập tại đây.
  • Làm ít nhất 20 giờ mỗi tuần:chỉ những tuần mà bạn đã làm việc ít nhất 20 giờ mới được tính là có tay nghề.
  • Phù hợp với điều kiện xin thị thực:nếu bạn đã vi phạm điều kiện xin thị thực (ví dụ như vi phạm 40 giờ mỗi hai tuần trong điều kiện xin thị thực du học 8105), kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ không được tính.
  1. Học tập tại Úc

 Hoàn thành trình độ chuyên môn ở Úc có thể trợ giúp rất nhiều trong việc đạt được điểm tối thiểu trong thang điểm di trú Úc. Nếu bạn hoàn thành khóa học 2 năm tại Úc, bạn được công thêm 5 điểm và giúp bạn có thị thực tạm trú sau tốt nghiệp.

Bằng Đại học hoặc cao hơn: nhiều ngành nghề trong danh sách SOL đòi hỏi bằng đại học để đánh giá kỹ năng. Hoàn thành chương trình Đại học hoặc cao hơn ở Úc sẽ rất cần thiết cho dạng Tiếp tục học của Thị thực tạm trú sau tốt nghiệp.

 Số năm nghề nghiệp (Professional Year): năm nghề nghiệp có hiệu lực cho sinh viên ngành Kế toán, Kỹ thuật và CNTT. Sinh viên có thể hoàn thành kết hợp giữa việc học và việc thực tập sau khi hoàn thành khóa học chính của họ, thường là trong khi có Thị thực tạm trú sau tốt nghiệp. Điều này sẽ cộng thêm 5 điểm và giảm bớt sự đòi hỏi tiếng Anh đối với sinh viên kế toán.

Học tập tại địa phương xa xôi (Vùng ít dân): Sinh viên hoàn tất 2 năm học tại các khu vực này sẽ nhận được thêm 5 điểm. Làm gia tăng cơ hội nhận được đề cử của chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ.

  1. Bảo Lãnh từ nhà tuyển dụng/Employer Sponsored Visa

 Rất nhiều sinh viên nhận thấy việc nhà tuyển dụng bảo lãnh đang là một sự thay thế tốt hơn so với visa di trú dạng việc làm có tay nghề tổng quát (GSM), nhìn chung thì không có yêu cầu về đánh giá kỹ năng, số lượng ngành nghề nhiều hơn và yêu cầu trình độ tiếng Anh thấp hơn visa GSM. Càng ngày càng có nhiều sinh viên sử dụng quyền bảo lãnh của nhà tuyển dụng hơn trước và lựa chọn chương trình di cư kỹ năng theo vùng miền (RSMS) là một lựa chọn hấp dẫn riêng biệt dành cho những sinh viên sẵn sang tìm kiếm các công việc ngoài những thành phố lớn.

  1. Xin Visa Tạm Thời

 Các visa tạm thời có thể có một số rắc rối dành cho các sinh viên quốc tế – nếu sử dụng visa này sai bạn có thể trở thành bất hợp pháp khi ở Úc. Dưới đây là những điều quan trọng nhất bạn cần biết về visa tạm thời:

  • Nộp đơn bày tỏ nguyện vọng không có nghĩa là bạn sẽ được cấp visa tạm thời. Bạn sẽ không có được visa tạm thời cho đến khi nào bạn đã nhận một giấy mời và tiến hành nộp đơn xin visa việc làm có tay nghề (GSM).
  • Hầu hết các sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nộp hồ sơ xin visa việc làm có tay nghề (GSM) trước ngày hết hạn visa du học. Do đó, có nhiều lựa chọn để nộp visa tiếp theo như một visa du học khác để tiếp tục ở lại Úc trong thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ xin visa việc làm có tay nghề (GSM).
  • Du lịch nước ngoài trong khoảng thời gian giữ visa tạm thời được cho phép. Nhưng bạn sẽ cần phải nộp đơn xin visa tạm thời loại B trước khi đi. Điều này bao gồm việc phải đóng phí và đưa ra lý do của việc đi du lịch này.
  • Sinh viên nói chung có đầy đủ các quyền làm việc khi giữ visa tạm thời trong thời gian chờ kết quả xét visa GSM.
  1. Luôn cập nhật thông tin mới

 Luật di trú Úc luôn thay đổi. Các nguồn thông tin sẽ hỗ trợ bạn trong việc luôn cập nhật các thay đổi mới nhất. Lưu ý các thông tin từ website mang tính chất cơ bản, không chi tiết. Nên tham khảo thêm từ người đi trước hoặc các nhà tư vấn luật, hay các cơ quan bạn đang học tập và làm việc.

(Nguồn: Thống kê )

Ban quản trị MelLink – 12 December 2016

Du lịch Úc tự túc – tại sao không?

0

Nước Úc – Australia không chỉ được biết đến là một quốc gia phát triển mà còn hấp dẫn du khách bởi những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những vùng sa mạc trải dài, những bãi biển và những hòn đảo hoang sơ, kì vĩ. Úc là quốc gia rộng lớn, là quê hương của những chú Kangaroo, là nơi tuyệt vời để du lịch và học tập.  Úc sở hữu nhiều bãi biển tuyệt đẹp trải dài khắp lãnh thổ Úc. Đất nước Úc xinh đẹp luôn là điểm đến yêu thích. Những năm gần đây, xu hướng tự đi du lịch Úc ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc du lịch tự túc ở Úc cũng đồng nghĩa là bạn phải làm tất cả những thủ tục, ăn ngủ, đi lại, tham quan tại Úc. Với những người mới đi lần đầu thì việc đó không hề dễ dàng chút nào.

Những thủ tục cần thiết để du lịch Úc là gì?

1. Vấn đề quan trọng nhất là bạn phải làm các thủ  tục cần thiết. Ngoài hộ chiếu (Passport) bạn phải có thêm 1 VISA hợp lệ hoặc giấy ETA do bộ ngoại giao Úc cấp.

Giấy tờ để làm VISA cho bạn bao gồm:

– 2 hình 4×6 mới nhất (bạn nên chụp mới luôn)

– 1 sơ yếu lý lịch theo mẫu lưu hành có xác nhận của địa phương

– 1 sơ yếu lý lịch theo mẫu của lãnh sự Úc

– 1 bản sao giấy khai sinh, 1 bản sao CMND, 1 bản sao hôn thú (nếu đã lập gia đình), 1 bản sao hộ khẩu, 1 bản sao hợp đồng lao động có xác nhận của cơ quan hiện hành hoặc bản sao đến các công việc bạn đang kinh doanh (nếu có).

– Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi đi cùng cần có giấy ủy quyền của cả bố và mẹ đã xác nhận bởi chính quyền địa phương.

Bạn cần phải hoàn thành hồ sơ xin cấp VISA trước 3 tuần. Lệ phí xin cấp VISA Úc khoảng 100 USD.

2. Sau khi có VISA, việc tiếp theo là bạn phải mua vé máy bay đi Úc. Hiện nay, có rất nhiều hãng hàng không cung cấp cho bạn vé máy bay đi Úc giá rẻ như Vietnam Airlines, Jetstars Pacific, Tiger, Asia, Thai Airways… Bạn có thể mua vé máy bay đi Sydney, Melbourne, Perth, Godcoast… với giá chỉ vài trăm đô cho cả 1 chuyến khứ hồi. Nếu bạn không có kinh nghiệm mua vé máy bay trực tuyến, hoặc không có thời gian tìm vé máy bay giá rẻ, có thể liên hệ đến đại lý gần nhất để được tư vấn.

3. Tránh tình trạng hết phòng hoặc giá cao bạn nên đặt phòng trực tuyến trước 1-2 tháng trước khi đi, có thể đặt phòng thông qua expedia.com, booking.com hoặc qua agoda.com được xem là một trang đặt phòng uy tín trong nước, với giá cả rất hợp lý. Nếu đặt phòng khách sạn ở Sydney các bạn có thể tham khảo một số khách sạn giá rẻ nổi bật như: Khách sạn Jolly Swagman Backpackers, khách sạn Westend Backpackers, khách sạn Lamrock Lodge Backpackers on Bondi Beach. Mức giá phòng ở đây dao dộng từ 440.000 VNĐ – 560.000 VNĐ / đêm, với đầy đủ tiện nghi và phục vụ rất chu đáo. Nếu ở Adelaide bạn có thể đặt phòng tại:  khách sạn Carrington Gardens, khách sạn Country Comfort Motel Adelaide, khách sạn Grand Chifley Adelaide. Mức giá phòng từ 1.500.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ / đêm. Nếu ở Melbourne bạn có thể đặt tại: khách sạn Miami Hotel Melbourne, khách sạn Atlantis Hotel, khách sạn Seasons Heritage Melbourne. Với mức giá dao động từ 1.494.000-1.999.000 VNĐ / đêm.

Nên đi vào mùa nào trong năm?

Đây cũng là vấn đề bạn cần cân nhắc.  Thực ra, Úc luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với mọi du khách. Bạn có thể đến Úc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm vì khí hậu và thiên nhiên nơi đây khá thuận lợi cho việc du lịch. Tùy theo sở thích và thời gian mà bạn có thể sắp xếp để đến thăm xứ sở Kangaroo. Úc là một đất nước có 4 mùa khí hậu trong 1 ngày. Thời tiết ở đây khá là dễ chịu và có những đặc trưng riêng rất phù hợp cho việc du lịch.

– Mùa xuân thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.

– Mùa hè từ tháng 12 – tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đền tháng 5

– Mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8.

Nhìn chung khí hậu ở đây khá hợp với con người Việt Nam, cũng có một mùa đông lạnh, tuy nhiên cái lạnh ở đây không buốt giá như nhiều nơi khác nên cảm giác khá là dễ chịu. Úc có rất nhiều bang với nhiều thành phố nổi tiếng, mỗi bang lại có những kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Thủ đô Canberra hoặc Tasmania thì mùa đông lạnh như ở Việt Nam. Đến đây bạn có thể tham gia nhiều trò chơi đặc biệt là trượt tuyết trên các sườn núi. Mỗi năm có hàng nghìn lượt khách đến đây để thử sức. Trong khi đó, Sydney lại có khí hậu ôn hòa khá dễ chịu. Đây cũng là thành phố lớn nhất nước Úc hiện nay. Đặc biệt hơn cả là bang Victoria với thủ phủ Melbourne nổi tiếng lại có 1 kiểu khí hậu quanh năm, không bị ảnh hưởng theo mùa. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được kiểu khí hậu 4 mùa trong 1 ngày.

Di chuyển ở Úc như thế nào?

Úc có 3 loại phương tiện công cộng chính là tàu điện ngầm, tàu điện và xe buýt. Xe điện ngầm chạy tuyến dài, chở được nhiều hành khách rất thuận lợi nên mọi người thường sử dụng. Xe điện chạy trong thành phố đến 12h30 đêm. Xe buyt chạy từ nửa đêm đến khi bình minh lên để chở những hành khách lỡ chuyến. Toàn bộ hệ thống xe công cộng ở Úc đều sử dụng vé tự động Metcard hoặc Myki. Nếu bạn chỉ ở Úc trong vài ngày, bạn có thể mua vé ngày tại các quầy bán vé tự động. Nếu bạn ở lâu hơn thì có thể sử dụng vé tuần, vé tháng trả trước của hệ thống vé Myki. Nếu muốn bạn cũng có thể thuê xe đạp để đi dạo quanh thành phố. Nếu bạn đi theo nhóm nhiều người thì có thể thuê ô tô hoặc taxi sẽ không mất quá nhiều kinh phí mà còn có thể chủ động thời gian và địa điểm. Giá thuê ô tô 1 ngày khoảng 60-100$

Thăm gì khi đến Úc?

1. Cầu Sydney Harbour Bridge ở Úc được so sánh với cầu Tháp London và Tháp Eiffel, được xây dựng để tránh tình trạng ùn tắc giao thông và chống lại sức gió 200 km/giờ và xoáy bão. Ngày nay, cây cầu không chỉ là cầu lưu thông đường bộ mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Úc, tới đây bạn sẽ được tham gia các trò chơi mạo hiểm như nhảy cầu và khám phá lịch sử của cây cầu nổi tiếng này.

2. Nhà hát con sò Opera Sydney với thiết kế độc đáo hình cánh buồm, bởi kiến trúc sư người Đan Mạch trong suốt 4 năm mới thiết kế xong. Nhà hát Opera Sydney được xem là trung tâm văn hóa của thành phố, với một phòng hòa nhạc, một nhà hát opera, nhà hát kịch và hội trường, quán bar…

3. Bãi biển Palm Cove được xem là một trong những bờ biển tuyệt vời nhất ở Úc và là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách quốc tế. Không khí trong lành, nước biển trong và xanh mà còn có những dặng san hô Great Barrier Reef nhiều màu sắc long lanh.

4. Thành phố Perth được ví như một hòn đảo lạc với nhiều điều thú vị, tới đây bạn sẽ tới thăm công viên King và vườn thực vật quốc gia. Hay cảnh vật ở vùng sa mạc Pinnacles, di sản thế giới Vịnh cá mập và công viên Hải Dương. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thế sinh vật biển đa dạng như cá voi hoặc cá heo tại biển Loombana, Monkey Mia

5. Thủ đô Canberra nổi tiếng với những công trình, bảo tàng, nhà triển lãm đặc biệt là khu tưởng niệm chiến tranh Australian War Memorial, tòa nhà Quốc hội Parliament House of Australia,…

6. Hay tới thăm thành phố Melbourne là trung tâm văn hóa của nước Úc, tới đay bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp tháp Eureka Tower, chợ Queen Victoria Market, bảo tàng Melbourne Museum 

7. Đặc biệt ở bang Nam Úc có những vườn nho nổi tiếng và xưởng chế biến rượu nho bậc nhất, nổi tiếng ở thung lũng Hunter – New South Wales, thung Lũng Barossa – Nam Úc, thung lũng Clare – Nam Úc, thung lũng Yarra – bang Victoria…

Ăn gì khi ở Úc?

Nước Úc nổi tiếng với món hamburger củ dền hoặc các món cá barramundi lạ miệng hay món chuột túi nướng chỉ nước Úc mới có. Hay những món ăn nổi tiếng như: thịt cá sấu nướng, pizza hải sản, Meat Pie, đùi cừu nướng, BBQ kiểu Úc, bánh Pavlova, bánh Lamingtons, xúc xích cuộn… Giá một bữa ăn khoảng 10-15$.

Những lưu ý gì khi du lịch Úc?

Bạn không nên mang theo thực phẩm khô hoặc sản phẩm được làm từ lông thú, tre nứa…vì sẽ bị tịch thu ở sân bay hoặc bị đi tù ở Úc. Nhớ mang theo một vài loại thuốc đề phòng thời tiết. Bạn cần chú ý bảo quản giấy tờ tùy thân cẩn thận và nên mua bảo hiểm trước khi xuất cảnh. Bất kì khách du lịch nào khi rời khỏi Úc cũng phải nộp phí di chuyển hành khách trừ người quá cảnh và trẻ em dưới 12 tuổi. Khác với Mỹ, Úc không có lệ cho tiền boa. Nếu bạn muốn kéo dài thời gian thị thực ở Úc thì phải gia hạn trước 1 tháng kể từ thời gian hết hạn thị thực, chi phí cho việc này khoảng 200$.

Ban quản trị MelLink – 23 November 2016