Home Blog Page 33

Du học Úc ngành xây dựng – Triển vọng nghề nghiệp và định cư

Với sự phát triển kinh tế hiện nay, nhu cầu về việc xây dựng hệ thống hạ tầng ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành xây dựng dự kiến sẽ ngày càng cao. Ngành xây dựng Úc đang trên đà phục hồi và có rất nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Theo dự báo nguồn nhân lực của chính phủ Úc trong giai đoạn 2016-2019 nhu cầu nguồn lao động ngành xây dựng tăng lên đáng kể. Trong đó ngành Kiến trúc sư (Architects) đến năm 2019, số lượng tuyển dụng việc làm cho kiến trúc sư dự kiến sẽ là trung bình khoảng 10,000 – 25,000 nguồn nhân lực.  Ngành Kỹ sư xây dựng dân dụng (Civil Engineer) năm 2014 nhu cầu là 41,000 kỹ sư xây dựng dân dụng nhưng dự kiến đến năm 2019 tổng mức nhu cầu là 45,000 lao động. Nhu cầu cấp quản lý công trình, giám sát dự án luôn ở mức cao tại Úc khiến ngành Quản lý xây dựng là lựa chọn tốt cho bạn.

Không chỉ phát triển nguồn nhân lực mà mức lương các ngành nghề trong khối xây dựng tại Úc cũng khá cao. Theo thống kê của Payscale.com mức lương của Kiến trúc sư là 0,883, Kỹ sư xây dựng dự án là AU$86,53,  Quản lý (quản đốc) là AU$123,891, Kỹ sư xây dựng dân dụng là AU$68,256 và Quản lý dự án xây dựng là AU$102,716.

Thêm nữa theo thống kê của chính phủ Úc, nhân lực ngành xây dựng cấp quản lý cần thiết nhập cư lên đến 5,460 người nhưng hiện tại số lượng nhập cư tương đối ít so với lượng nhu cầu. Vì vậy, chính sách ưu đãi việc làm và định cư cũng ưu tiên hơn so với các ngành về kinh tế, xã hội khác. Du học Úc ngành xây dựng đồng nghĩa với việc sinh viên quốc tế có nhiều cơ hội việc làm ngay tại Úc và bất kì quốc gia nào trên thế giới với mức lương hấp dẫn. Công việc của các ngành thuộc lĩnh vực Xây dựng rất ổn định, tính thuyên chuyển và cắt giảm nhân sự trong ngành này hầu như không có. Vì thế, nếu có điều kiện du học Úc, và thêm chút đam mê, bạn hãy chọn ngành xây dựng để chuẩn bị cho một tương lai sáng lạn hơn.

Để đạt được điều đó, bạn phải thỏa mãn các yếu tố về kiến thức chuyên môn (bằng đại học hoặc thạc sĩ, độ dài khóa học ít nhất hai năm), tiếng Anh lưu loát (nghe, nói, đọc, viết), độ tuổi lao động vàng (25-40)… Ngành xây dựng dân dụng có thể được kết hợp với ngành khoa học hoặc kinh doanh trong chương trình cử nhân bằng kép. Vì vậy, sinh viên có thể chọn học song song 2 văn bằng cùng một lúc.

Các ngành nghề triển vọng sau khi tốt nghiệp lĩnh vực Xây dựng bao gồm:

– Kiến trúc sư (Architect)

– Kỹ sư xây dựng dân dụng (Civil Engineer)

– Kỹ sư định giá xây dựng (Quantity Surveyor)

– Kỹ sư cơ khí (Mechanical Engineer)

– Giám sát kỹ thuật (Surveyor)

– Thợ lành nghề như: thợ nề (Bricklayer), thợ mộc sàn nhà và cốp pha (Carpenter), thợ mộc bàn ghế và trang trí nội thất (Joiner), thợ hàn (Welder), thợ sơn và trang trí (Painter and Decorator)…

Với cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại và đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, các tổ chức giáo dục tại Úc cung cấp những khóa học đào tạo chất lượng hàng đầu thế giới. Các trường có đào tạo khối ngành xây dựng tại Úc bao gồm:

  1. Queensland University of Technology

 Nằm tại Brisbane, thủ phủ bang Queensland, Australia, Đại học Công nghệ Queensland (QUT) là một trong những đại học thành công nhất nằm trong số các Đại học hàng đầu Australia dưới 50 năm thành lập. (Theo đánh giá Times Higher Education 2013). Trường rất có uy tín trong đào tạo ngành Civil Engineering (kỹ sư xây dựng). Đồng thời, sinh sống tại tiểu bang Queensland rất yên tĩnh, thích hợp cho việc học tập. Mức sinh hoạt phí tại đây lại rất thấp so với các tiểu bang khác của Úc sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí du học.

  1. ĐH La Trobe

 Đại học La Trobe, Australia xếp trong Top 500 đại học hàng đầu thế giới từ năm 2003 (theo bảng xếp hạng the Academic Ranking of World Universities). Đại học La Trobe tại Melbourne có khu học sở đẹp như tranh vẽ. Trường nổi tiếng trên thế giới về mặt cung cấp dịch vụ sinh viên chất lượng cao. Toàn bộ sinh viên La Trobe Melbourne được sử dụng dịch vụ tư vấn tại học sở, cũng như hỗ trợ tìm việc làm và nhà ở. Sinh viên La Trobe Melbourne được sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất của đại học La Trobe (trung tâm y tế, thư viện, phòng lab máy tính, trung tâm thể thao… ). Trường có ưu thế nổi bật trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư xây dựng dân dụng.

  1. ĐH Melbourne
the-university-of-melbourne-logo
Nguồn: Internet

Đại học Melbourne là Đại học hàng đầu tại Úc cung cấp các chương trình học chất lượng cho ngành Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật (bao gồm lĩnh vực xây dựng) được tổ chức uy tín thế giới Times Higher Education và Quacquarelli Symonds (QS) đánh giá cao. Với chương trình học đẳng cấp quốc tế, đáp ứng nhu cầu các nhà tuyển dụng, trường được xếp hạng 13 toàn cầu về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay (theo đánh giá xếp hạng của QS World University 2014-2015).

  1. Trường Đào Tạo Nghề Silver Trowel

Trường Đào Tạo Nghề Silver Trowel thành lập năm 2004, được công nhận quốc gia và quốc tế, chuyên đào tạo các khóa dạy nghề chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng như lát gạch, trát vữa rắn, lợp mái và làm mộc. Đến nay, với sự thành công đáng kinh ngạc và vô số giải thưởng từng giành được, Silver Trowel đã trở thành trường đào tạo xây dựng chất lượng hàng đầu của Úc. Được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất gạch lớn ở Perth, Silver Trowel cũng là nhà cung cấp đào tạo ưa thích của Hiệp Hội Ốp Mái Chuyên Nghiệp Bang Tây Úc.

  1. Học viện nghề Holmesglen

 Holmesglen là một nhà cung cấp đào tạo hàng đầu trong ngành xây dựng. Khóa Chứng chỉ IV ngành Xây dựng của Holmesglen – Certificate IV in Building and Construction (Building) là một khóa học cấp tốc (fast-tracked) duy nhất được công nhận bởi Hội đồng các Nhà hành nghề Xây dựng – Building Practitioners Board (BPB) và là một trình độ được yêu cầu để đăng ký là một nhà xây dựng (Builder) ở Úc.

 

Tiêu chí chọn ngành học tại Úc

Khi lựa chọn du học bạn cần tìm hiểu thật kỹ các ngành nghề mà mình sẽ theo đuổi. Chọn ngành học phù hợp quyết định 90% thành công của bạn trong tương lai. Vậy bạn nên chọn ngành học theo những tiêu chí nào? Sau đây là một số tiêu chí để bạn tham khảo.

Chọn ngành phù hợp với bản thân: Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất. Nếu còn chưa biết chắc mình thích hợp với ngành nào, bạn có thể nhờ sự tư vấn của bố mẹ – người mà gần gũi, quan tâm sát sao nhất với  bạn. Tiếp đó bạn có thể hỏi những người trong gia đình, họ hàng, bạn bè. Nếu vẫn còn lăn tăn về sự lựa chọn bạn có thể tham khảo những phần mềm trắc nghiệm chọn ngành nghề để tìm ra ngành phù hợp với sở thích và nguyện vọng của mình.

Chọn ngành theo định hướng mục tiêu tương lai: Khi lựa chọn du học Australia, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các ngành nghề mà mình theo đuổi xem có phù hợp với mục đích của mình. Các bạn cần tìm hiểu xem những ngành nào hiện tại ở Australia đang phát triển, các ngành nào trong tương lai sẽ phát triển, nhu cầu lao động của ngành nào cao, công việc nào phù hợp với các chương trình nhập cư tại đây để sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao và ở lại làm việc.

Mặc dù các ngành nghề được ưu tiên nhập cư thay đổi theo năm, nhưng bạn có thể tham khảo một số ngành nghề được ưu tiên như sau: Nhóm ngành kinh tế (kế toán, kiểm toán, thống kê, kinh tế học); Nhóm ngành kỹ sư (điện – điện tử, cơ khí, khai khoáng và vận hành dầu khí, kiến trúc sư, hóa học, kỹ thuật hàng không, xây dựng dân dụng, quản lý dự án…); Nhóm ngành công nghệ thông tin – viễn thông (lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống và mạng máy tính, kỹ sư viễn thông…); Nhóm ngành y (bác sĩ đa khoa, nha sĩ, gây mê, nhân viên chụp X-quang chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sản, phụ khoa; chuyên viên cấp cứu, chuyên gia tâm thần, hộ sinh, điều dưỡng…); Nhóm ngành luật (luật sư, cố vấn pháp luật);  Nhóm ngành giáo dục – công tác xã hội (giáo viên mầm non, trung học, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên gia tâm lý, công tác xã hội).

Chọn trường có xếp hạng cao: Việc lựa chọn trường có xếp hạng cao đồng nghĩa với việc bạn được học trong môi trường giáo dục chất lượng, tấm bằng của bạn sau khi ra trường có giá trị và cơ hội việc làm của bạn cũng vì thế mà tốt hơn nhiều. Một số trường thứ hạng tốt tại Úc như sau: Australian National University (ANU), University of Melbourne, University of Sydney, University of Queensland, University of New South Wales (UNSW), Monash University, University of Western Australia (UWA), University of Adelaide, Macquarie University, University of Newcastle, La Trobe University, Curtin University, James Cook Unviversity…

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Chọn ngành đào tạo nổi tiếng tại Australia: Mỗi quốc gia có những thế mạnh riêng về các ngành đào tạo, vì thế, chọn ngành du học nổi tiếng tại Australia giúp bạn có cơ hội học tập tại môi trường đào tạo tốt, tấm bằng của các bạn sẽ thêm giá trị cạnh tranh trên quốc tế. Các ngành học nổi tiếng ở Australia có thể kể đến như: Quản trị du lịch và khách sạn, Máy tính và công nghệ thông tin, Kỹ sư và công nghệ, Sức khỏe và y khoa, Giáo dục, Kinh doanh, Môi trường…

Theo năng lực tài chính: Việc tìm kiếm khóa học hay trường học cho mình tại Australia cần phải dựa trên năng lực và tài chính. Nếu tài chính của bạn có hạn thì không thể với đòi theo học các trường top, học phí cao hoặc nếu công việc sau này bạn xác định làm không cần bằng cấp cao thì việc theo học khóa học quá cao sẽ lãng phí tiền của và thời gian của bạn.

Chứng minh tài chính du học Úc – những điều cần biết

Một trong những lí do quan trọng nhất trong việc phải chứng minh tài chính của hồ sơ xin xét thị thực du học Úc là Chính phủ Úc muốn biết liệu bạn có đủ khả năng chi trả phần lớn học phí khóa học hay không. Tiền bạc có thể gây ra áp lực rất lớn, nếu bạn không có khả năng tài chính, mọi mặt cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Bằng cách chứng minh là bạn có sẵn nguồn lực tài chính như Bộ Di trú và Nhập tịch đòi hỏi, bạn sẽ có cơ hội thành công lớn hơn khi nộp hồ sơ. Chứng minh tài chính du học Úc là một phần quan trọng, có yếu tố quyết định bạn có nhận được Visa hay không. Bạn phải chứng minh có đủ tiền mặt để chi trả cho một năm học đầu tiên ở Úc, chứng minh được thu nhập của gia đình bạn ở mức ổn định đủ để trang trải cho bạn trong suốt quá trình học tập mà vẫn có đủ tiền để lo cuộc sống của các thành viên còn lại ở Việt Nam. Hồ sơ chứng minh tài chính gồm có 03 phần rõ ràng là sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập và tài sản cố định.

1. Sổ tiết kiệm

Bạn phải có sổ tiết kiệm đủ để trang trải tối thiếu 01 năm học phí, chi phí sinh hoạt tại Úc. Sổ tiền này phụ thuộc vào hệ, trường và nơi học. Thời gian bắt đầu gửi sổ tiết kiệm càng lâu càng tốt. Nên ít nhất gửi từ trước 3 – 6 tháng.

2. Chứng minh thu nhập

Để du học Úc, bạn phải chứng minh thu nhập của gia đình sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt ở Việt Nam, còn lại đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho bạn ở Úc. Như vậy, thu nhập hàng tháng của gia đình phải ở mức 40 triệu trở lên. Đương nhiên với mức thu nhập đó hoàn toàn có thể tích lũy đủ số tiền trong sổ tiết kiệm.

Đại Sứ Quán Úc chấp nhận các nguồn thu nhập như: cho thuê tài sản, thu nhập từ lương, thu nhập từ hộ kinh doanh, từ góp vốn kinh doanh hoặc sở hữu công ty, các nguồn thu nhập khác.

3. Tài sản của gia đình và hoặc người bảo trợ

chứng minh tài chính du học úc - MelLink
Nguồn: Internet

Bạn càng đưa ra được nhiều chứng cớ thì khả năng thuyết phục càng cao. Tất cả những giấy tờ thể hiện gia đình sở hữu tài sản: sổ hồng, sổ đỏ, xe hơi, cổ phần cổ phiếu… sẽ củng cố thêm hồ sơ. Thể hiện được tiềm lực tài chính của gia đình. Khác nhau giữa sổ tiết kiệm và tài sản chỉ là tính thanh khoản.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý mỗi một loại thị thực du học sẽ tương ứng với một bậc xét thị thực và mỗi bậc sẽ có những đòi hỏi khác nhau cho phần chứng minh tài chính.

Nếu chỉ đối với người đi du học: phải chứng minh sở hữu số tiền tương đương vé máy bay khứ hồi đến Úc, học phí và khoảng 20.000 AUD/năm dành cho phí sinh hoạt (tiền thuê nhà, ăn uống, …). Các khoản này có thể khác nhau tùy thuộc bạn sẽ ở khu vực nào và học trường nào.

Còn đối với với vợ/chồng đi kèm có mối quan hệ được chứng nhận bởi luật pháp, bạn cũng phải chứng minh nguồn lực tài chính đủ cho người này. Nếu người này cùng đi du học thì cũng phải chứng minh đủ khả năng đóng học phí cho chính mình.

Đối với con cái đi kèm, mỗi trẻ sẽ cộng vé máy bay khứ hồi và khoảng 3.000 AUD/năm. Nếu con bạn lớn hơn 6 tuổi, Bộ Di trú sẽ xác định mức tối thiểu dựa trên độ tuổi, cấp học của trẻ và nơi bạn học tập tại Úc.

Các bạn có thể xem thêm thông tin về chi phí khi du học úc  và hướng dẫn giúp bạn du học úc với khả năng tài chính hạn hẹp.

Những ngành học dễ xin việc và có mức lương cao tại Úc

Úc là một trong những nước thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất trên Thế giới bên cạnh Anh và Mỹ. Với chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng với việc thay đổi chính sách visa khiến cho Úc đang nắm ưu thế khi học sinh cân nhắc lựa chọn nơi để du học. Những ưu điểm nổi bật khi học tại Úc có thể thấy rõ nhất là chất lượng đào tạo cao, việc đào tạo kiến thức gắn liền với kỹ năng thực tiễn. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cao nhất trên thế giới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được ở lại làm việc từ 2 – 4 năm để lấy kinh nghiệm.

Theo dữ liệu của các trường đại học Úc, những năm gần đây số lượng sinh viên nhập học tăng, đặc biệt là tăng về số lượng sinh viên quốc tế du học Úc. Và có một sự thay đổi khá rõ rệt chính là việc lựa chọn chuyên ngành học tại Úc, xu hướng này đã có thay đổi khá lớn để phù hợp với nguồn nhân lực tại Úc và các ngành nghề khuyến khích định cư tại Úc

Một số tiêu chí chọn ngành học bạn cần lưu ý:

Để việc học tập đạt hiệu quả nhất, việc chọn ngành phù hợp với bản thân là tiêu chí đầu tiên và vô cùng quan trọng khi du học. Nếu còn chưa biết chắc mình thích hợp với ngành nào, các bạn có thể tham khảo các phần mềm trắc nghiệm chọn ngành nghề để tìm ra ngành phù hợp với sở thích và nguyện vọng của mình.

Ngoài ra khi lựa chọn du học Úc thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các ngành nghề mà mình định hướng theo đuổi xem có phù hợp với mục đích của mình: Đó là định cư tại Úc hay quay về Việt Nam? Hiện nay có nhiều bạn đi du học với mục đích cuối cùng là định cư tại Úc chứ không phải quay về Việt Nam làm việc nên các bạn thường sai lầm ngay từ đầu khi chọn nghề. Các bạn cần phải tìm hiểu xem các ngành nào hiện tại ở Úc đang phát triển, các ngành nào ở Úc trong tương lai sẽ phát triển, nhu cầu lao động của ngành nào cao, công việc nào phù hợp với các chương trình nhập cư tại Úc….

Chọn ngành học của trường visa ưu tiên với chi phí thấp. Du học là sự đầu tư, không chỉ về thời gian mà còn về tiền bạc. Sự lựa chọn trường với chi phí phù hợp với tài chính gia đình là vấn đề rất quan trọng đảm bảo cho bạn yên tâm khi đi du học. Do đó chọn được trường với chi phí vừa phải sẽ giúp các bạn đỡ gánh lo về chi phí khi du học.

Chọn ngành đào tạo thiếu nhân lực của các trường đại học nhóm Top. Các trường này phù hợp với học sinh giỏi và có điều kiện kinh tế cao không quan tâm nhiều tới mức học phí chỉ quan tâm đến các trường đại học nổi tiếng và có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế gới như Đại học Melbourne, UNSW Australia, Đại học Sydney, Đại học Monash, Đại học Quốc gia Úc, Đại học Queensland… Việc chọn trường này đảm bảo cho bạn một tương lai sáng lạn sau khi tốt nghiệp.

Sau khi đã tìm ra được tiêu chí học cho bản thân, những gợi ý về ngành học dưới đây cũng giúp cho bạn có thêm sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình và có khả năng đem lại cơ hội nghề nghiệp cao cho bạn.

  1. Ngành du lịch và khách sạn, nhà hàng:

Là một ngành chủ chốt và rất phát triển của nền kinh tế Úc và hầu hết ở các nước khu vực châu Á cũng như trên thế giới. Chính vì thế, ngành du lịch và khách sạn đang là một trong những ngành được các bạn sinh viên rất quan tâm tại Viêt Nam. Cùng với Thụy Sỹ, Úc được biết đến là một trong những nước đào tạo về ngành du lịch khách sạn nhà hàng tốt nhất trên thế giới.

Chương trình đào tạo có những đặc điểm nổi trội:

– Các khóa học vô cùng đa dạng gồm cả đào tạo ngắn hạn lấy chứng chỉ 6 tháng, cao đẳng từ 2 – 4 học kỳ, cử nhân 6 học kỳ, thạc sỹ 2 – 4 học kỳ.

– Có chương trình thực tập hưởng lương lên tới 60 triệu/ tháng

– Một trong những nước có chương trình định cư rộng mở và dễ xin việc làm nhất hiện nay với người châu Á

– Trường nổi tiếng đào tạo ngành này là: William Angliss Institute, Le Cordon Bleu, Học viện quản lý ICMS, James Cook Universtiy, William Blue College of Hospitality Management

Nhu cầu nhân lực: Theo báo cáo “World Travel & Tourism Economic Impact”.năm 2012 có hơn 100,000 nhân lực trong ngành và dự kiến sẽ tăng lên 120.470.000 việc làm (chiếm 3,6% tổng số việc làm) trong năm 2022. Hơn nữa Top 10 tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới (InterContinental, Marriott, Hilton, Hyatt, Starwood…) dự kiến bổ sung thêm khoảng 770.000 phòng phục vụ, nhu cầu tuyển dụng không ngừng tăng.

Mức thu nhập: Lương trung binh nhân viên ngành Du lịch, khách sạn và nhà hàng là $55,695.

  1. Ngành điều dưỡng:

Bạn thích làm việc chăm sóc sức khỏe cho con người? Bạn muốn được đào tạo nâng cao trong môi trường học tập thân thiện và chuyên nghiệp? Điều dưỡng là ngành nghề mà bạn đang tìm kiếm.

Với cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp giảng dạy gắn liền với các tình huống trong thực tế và đội ngũ giáo viên nhiệt tình, các bạn sinh viên sẽ được thực tập trong các bệnh viện và trung tâm y tế để áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhu cầu nhân lực cho ngành điều dưỡng luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng do người dân bản xứ Úc với bằng cấp chính thức không nhiều. Do đó, du học sinh với khả năng tiếp thu nhạy bén sẽ có cơ hội tìm được việc làm với mức lương cao sau khi tốt nghiệp ngành này tại Úc. Một số trường tiêu biểu có đào tạo ngành nghề này: James Cook University – thành phố Brisbane; University of Griffith – thành phố Brisbane; Victoria University – thành phố Melbourne; Australian Catholic University – thành phố Melbourne, Sydney, Brisbane, Adelaide; University of Western Australia – thành phố Perth; University of Flinders – thành phố Adelaide…..

  1. Ngành Tài chính Kế toán

Trong bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào cũng cần kế toán. Có thể nói ngành Tài chính – Kế toán là một trong những thế mạnh của giáo dục Úc. Theo bảng xếp hạng QS World University Rankings mới công bố, Úc nằm trong Top 4 quốc gia có thế mạnh về đào tạo ngành Tài chính – Kế toán trên thế giới. Không chỉ vậy, trong những năm gần đây, tài chính – kế toán luôn nằm trong danh sách các ngành nghề được ưu tiên định cư tại Úc, với nhu cầu tăng đều đặn trong 5 năm qua và dự báo sẽ tăng nhanh trong vòng 10 năm tới.

Trong thời gian học, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với quy mô hoạt động chuyên nghiệp của các tập đoàn kế toán kiểm toán của Úc, được cập nhật các phần mềm tính toán mới nhất và được đào tạo bởi những giảng viên, chuyên viên kế toán nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Ngoài ra, sinh viên có thể học chuyên sâu hơn để lấy chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế của Hiệp Hội Kế Toán Viên (CPA) sau khi hoàn thành khóa học. Một số trường tiêu biểu có đào tạo ngành nghề này: Monash University, Swimburne University; James Cook University – thành phố Brisbane; Macquarie University – thành phố Sydney;  Australian Catholic University – thành phố Melbourne, Sydney, Brisbane, Adelaide; University of Western Australia – thành phố Perth; Charles Sturt University – thành phố Melbourne và Sydney; Charles Darwin University – thành phố Darwin, Melbourne…..

Nhu cầu nguồn nhân lực: Hiện nay vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực ngành kế toán và tài chính, theo báo cáo có tới 54% các công ty Úc khó khăn trong việc thu hút nhân lực trong ngành này. Dự kiến 2019, số lượng việc làm trong ngành kế toán và tài chính tại Úc được dự kiến sẽ tăng 21.400, nhu cầu tuyển dụng nhân sự vào khoảng hơn 50.000 vị trí. (Trích từ “15 High-Demand Jobs in Australia for Foreign Workers)

Mức thu nhập: Mức lương trung bình hàng năm tại Australia trong ngành Kế toán và Tài chính: 80.000 AUD.

  1. Ngành Công nghệ thông tin

Về lĩnh vực Công nghệ thông tin thì Úc được xem là thiên đường học tập, là điểm đến đúng đắn cho sinh viên quốc tế. Với nhiều chuyên ngành như: hệ thống máy tính, phần mềm, phần cứng, thiết kế game trên máy tính và trên điện thoại, quản trị an ninh mạng …, các bạn sinh viên có thể lựa chọn tùy theo sở thích và mục tiêu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Úc là một trong những quốc gia nằm trong top đầu trên thế giới về công nghệ tiên tiến. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để dễ dàng kiếm việc làm ổn định với mức lương cao. Đặc biệt, ngành thiết kế game trên điện thoại đang thiếu nguồn nhân lực, không những tại Úc và còn tại Việt Nam.

Trường Đào tạo nổi bật: Monash University, Queensland University of Technology, Curtin University, Charles Darwin University, Flinders University, University of Wollongong, University of New South Wales, Griffith University, University of Melbourne, University of Technology Sydney, Macquarie University, RMIT, Swinburne University of Technology, University of Western Australia, Jame Cook University, University of Sydney, Newcastle University….

Nhu cầu nhân lực: Ngành công nghệ thông tin của Úc đang trong tình trạng thiếu hụt gần 100,000 nhân lực trong ngành này.

Mức thu nhập: Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể lựa chọn các vị trí như: Nhân viên lập trình, thiết kế website, kỹ sư phần mềm, kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết kế game… với mức thu nhập cũng khá cao từ 60.000 AUD –120.000 AUD/năm

  1. Ngành kỹ sư

Úc có nhiều chương trình đào tạo ngành kỹ sư đa dạng từ các chuyên ngành kỹ sư công trình dân dụng, cơ khí, điện, điện tử, viễn thông, hóa học, cơ điện tử, vật liệu, nông nghiệp cho đến kỹ sư hàng hải, mỏ, dầu khí, địa chất, công nghiệp… Các khóa học Kỹ sư này được giảng dạy trải dài ở tất cả các trường, mang lại cho bạn quyền lựa chọn cho lĩnh vực mình muốn theo học, và dễ dàng tìm kiếm chương trình học tại bang mong muốn.

Ngoài ra còn có các khóa học đào tạo nghề (VET) cho phép bạn thực hành nhiều hơn trong quá trình học mà vẫn cho phép bạn dễ dàng liên thông sau khi hoàn thành khóa học. Tất cả những ai đã hoàn thành một chương trình học Kỹ sư tiêu chuẩn đều có thể trở thành thành viên của hội Kỹ sư Úc, sẽ đảm bảo rằng các bằng cấp của bạn được công nhận ở nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hong Kong, New Zealand, Canada và Nam Phi.

Trường Đào tạo nổi bật: Monash University, Queensland University of Technology, Curtin University, Charles Darwin University, Flinders University, University of Wollongong, University of New South Wales, Griffith University, University of Melbourne, University of Technology Sydney, Macquarie University, RMIT, Swinburne University of Technology, University of Western Australia, Jame Cook University, University of Sydney, Newcastle University….

Nhu cầu nguồn nhân lực: Sự thiếu hụt trên nguồn nhân lực ngành kỹ sư là khá rõ ràng ở Úc. Đặc biệt nhu cầu rất lớn ở các chuyên ngành kỹ sư dân dụng, xây dựng, kỹ sư cơ khí… và nhu cầu tuyển dụng “hầu như không giới hạn” là kỹ sư năng lượng và khai thác mỏ.

Mức thu nhập: Hiện nay những kỹ sư đã tốt nghiệp có mức lương bình quân $129,786 – một trong những mức lương cao nhất so với các ngành nghề khác.

Những chi phí khi du học Úc và mẹo tiết kiệm tiền

Du học Úc là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Úc là điểm đến của những bãi cát vàng óng, thời tiết lý tưởng và những đô thị nhộn nhịp. Vì thế, chi phí du học ở Úc cũng được đánh giá là khá đắt đỏ so với những địa điểm khác. Dưới đây là một số thông tin khá chi tiết về chi phí cuộc sống mà bạn có thể sẽ phải chi trả trong khoảng thời gian tại Úc và cách để bạn có thể tiết kiệm được chi phí.

1)      Vấn đề nhà ở.

 

chỗ-ở_-2
Nguồn: Internet

Không như ở châu Âu hay ở Mỹ, việc sống ở trong các khu ký túc xá là sự lựa chọn phổ biến của sinh viên Úc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều phương án thuê nhà trong và ngoài khu học xá đang được nhiều sinh viên lựa chọn với sự chênh lệch mức giá phụ thuộc rất lớn vào diện tích và địa điểm. Nếu sống ở trung tâm thành phố lớn sẽ đắt hơn sống ở những thành phố nhỏ. Nếu muốn sống ở Melbourne hay Sydney, bạn phải chuẩn bị hầu bao “ở trọ” rất cao vì đây là hai điểm đến được xem là đắt nhất cả nước. 

Chi phí nhà ở trong ký túc của trường Đại học Sydney là AUD$225-$235 cho một tuần (đối với những hợp đồng thuê nhà kéo dài 1 năm học), và AUD $240-250/ tuần đối với các hợp đồng thuê nhà theo học kỳ.  Cả hai mức phí trên đều đã bao gồm đồ đạc (giường, bàn học, ghế và tủ áo quần trong phòng ngủ), kèm chi phí lau dọn hàng tuần. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải trả một chi phí đăng ký (không được hoàn lại) là AUD$200 và AUD$800 tiền đặt cọc.

Đối với phương án ở trọ ngoài học xá, sinh viên phải chọn giữa việc thuê căn hộ, chia nhà hay thuê các nhà trọ dài ngày (long-term hostel). Để tìm được nhà cho các phương án này, bạn có thể chủ động tự tìm kiếm hoặc thông qua các công ty môi giới.  Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của trường Đại học ngay cả khi bạn chọn phương án thuê nhà ngoài. Trung bình, thuê một phòng trong một căn hộ ở trung tâm Sydney sẽ tốn của bạn khoảng AUD$2,270/tháng, chưa tính các khoản phí khác như điện, nước là AUD$240.

Để tiết kiệm, nhiều sinh viên đã chọn thuê nhà ở những khu vực có giá nhà đất rẻ hơn (thường nằm xa khu trung tâm) và chấp nhận sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để đi lại (chẳng hạn như khu Surry Hills ở Sydney có giá thuê nhà từ AUD$650 đến $1,500/tháng) hoặc Thornbury ở Melbourne (trong khoảng từ AUD$200 đến $400/tuần).

2)      Các loại sinh hoạt phí

Ngoài nhà ở, sinh viên cũng phải quan tâm đến các khoản chi quan trọng khác như sau:

  • Gas, điện (nếu không bao gồm trong tiền thuê nhà): AUD$60-$100/tuần
  • Điện thoại bàn và Internet: AUD$20-$50
  • Điện thoại di động trả trước, 1 phút (không giảm giá): AUD $.88
  • Bảo hiểm sinh viên kéo dài 12 tháng : AUD$437

3)      Chi phí đi lại

phuong-tien-Uc-train
Nguồn: Internet

Các thành phố lớn của Úc thường rất rộng nên việc sử dụng các phương tiện đi lại công cộng là vô cùng cần thiết. Là sinh viên, bạn sẽ được tận dụng các chương trình giảm giá nên hãy hỏi thăm văn phòng sinh viên của trường về cách thức làm các loại thẻ giảm giá. Khi lên/xuống các phương tiện công cộng, nhớ hãy quẹt thẻ để tránh tình trạng bị mất phí oan.

  • Opal card, Sydney (loại maximum) AUD$8.10
  • MYKI card, Melbourne, thẻ sinh viên có hiệu lực 1 năm: AUD$501
  • MYKI card, Melbourne, thẻ sinh viên có hiệu lực nửa năm: AUD$261
  • Vé đơn, hiệu lực 2 tiếng,zone 1&2, Melbourne: AUD$3.03
  • Thẻ giảm giá dành cho sinh viên, Melbourne: AUD$9

4)      Ăn uống

Bạn là người chủ động trong chi phí ăn uống của mình vì điều này phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn đi chợ hoặc đi siêu thị giá rẻ. Những siêu thị như Woolworths hoặc Coles được đánh giá là có giá cả dễ chịu đối với sinh viên.

  • 2L sữa kem: AUD$3.45
  • Một túi bánh mì sandwich trắng, loại 650g: AUD$3.70
  • Ức gà phi lê, 500g: AUD$6
  • Mì ống (Spaghetti), 500g:  AUD$2.53
  • Coca-cola, 2L: AUD$4.29
  • Gạo trắng, hạt vừa, 1kg: AUD$2.79
  • Trứng, 12 quả: AUD$4.70
  • Dầu ô-liu, 375ml: AUD$6.44
  • Big Mac (hamburger): AUD$4.80

5)      Chi phí giải trí, vui chơi

Khoản chi này có thể sẽ tiêu tốn của bạn cả gia tài nếu bạn không biết “đi đâu về đâu”. Có nhiều câu lạc bộ đêm, nhà hàng, quán bar có giá rẻ cho sinh viên nên hãy tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn để đưa ra những lựa chọn thông minh nhất cho mình. Dưới đây là những mức giá trung bình:

  • Một ly bia: AUD$9
  • Một tách cà-phê: AUD$3.30
  • Một chai nước 600ml : AUD$2.47
  • Ăn tối trong một nhà hàng loại vừa: AUD$15-$20
  • Một ly rượu trong một nhà hàng loại vừa: AUS$15-20
  • Vé xem phim (chưa giảm giá): AUS$10

Những mẹo tiết kiệm tiền:

Với những chi phí đắt đỏ trên, bạn cần phải tính toán lên kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý mới có thể tiết kiệm được tiền. Bạn nên lập một tài khoản với ngân hàng của Úc sớm nhất có thể ngay khi vừa đặt chân đến Úc: chọn ngân hàng phù hợp với gói ưu đãi phù hợp với nhu cầu. Để ý tỉ giá đồng đô la Úc và tiền Việt Nam đồng. Chọn tỉ giá tốt khi có nhu cầu chuyển tiền.

Dành thời gian liệt kê thật chi  tiết các khoản phải chi tiêu cơ bản: kem đánh răng, vé xe bus, ăn tối…và các khoản chi tiêu cố định: đồ ăn, sách, tài liệu học, điện thoại, internet và tuân thủ nghiêm túc. Nên mua hàng với số lượng lớn, và để dành dùng dần. Để ý các chương trình mua 1 tặng 1 và chương trình giảm giá hàng thực phẩm khi gần hết hạn sử dụng. Mua sắm tại các trang mua bán trực tuyến có nhiều ưu đãi tại Úc.

Chọn phương tiện đi lại công cộng: xe bus và tàu hoặc có thể đi bộ, đi xe đạp. Tận dụng triệt để những ưu đãi dành cho sinh viên Quốc tế. Tham gia du lịch với các nhóm trong trường. Tìm các chương trình du lịch giảm giá, ưu đãi cho sinh viên. Ăn uống lành mạnh và tự nấu ăn tại nhà bằng cách sử dụng nguồn thức ăn đã mua hoặc ăn trong trường, hạn chế ăn ngoài thường xuyên. Đi mua sắm tại các siêu thị rẻ với nhiều phiếu giảm giá.

Giữ liên lạc bằng cách sử dụng các các chương trình như Whatsapp, Viber… để gọi điện thoải mái miễn phí.  Ngoài ra, một cách tiết kiệm khác nữa là ban dùng điện thoại mua ở Úc, vì nó thường sẽ giúp bạn bớt được chi phí hơn khi thực hiện các cuộc gọi quốc tế. Thêm vào đó, điện thoại ở bên này giá cả tương đối rẻ, chất lượng lại đảm bảo với giá thấp nhất từ 60 – 70 AUD, sẽ đáp ứng được đông đảo túi tiền của đa phần các bạn du học sinh quốc tế trong đó có sinh viên  Việt Nam chúng ta. Vì vậy, nếu bạn đang ở Úc, hãy tự tay tặng cho mình một em dế đẳng cấp quốc tế mà lại rất phải chăng này nhé!

Làm thêm là một trong những lựa chọn được ưu tiên giúp các bạn trang trải chi phí hàng ngày, đồng thời cũng là cách tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho gia đình. Tuy nhiên, có những quy định về việc làm thêm tại nước sở tại mà các bạn cần quan tâm. Đó là : “Những sinh viên làm việc với thị thực sinh viên quốc tế tại Úc sẽ được xét vào diện dành cho người cư trú và sẽ không phải đóng thuế thu nhập nếu chỉ kiếm được 18.200 AUD/năm. Một khi giới hạn này bị vượt qua thì bạn sẽ phải đóng thuế 19 cent cho một đô la Úc kiếm được. Để được làm việc hợp pháp, bạn cần có mã số thuế (Tax File Number) để chứng tỏ bạn đã đăng ký với sở thuế. Lưu ý là sinh viên thường chỉ được trả 15,96 AUD cho một giờ làm việc”.  Ngoài ra, khi đi làm thêm, bạn cũng sẽ nhận được một số ưu đãi thú vị dành cho nhân viên, đặc biệt là ở các cửa hàng thức ăn nhanh hay siêu thị. Hãy tận dụng những ưu đãi này để giúp giảm thiểu chi phí trong sinh hoạt các bạn nhé!.

 

Tìm hiểu cái nôi của nghệ thuật – thành phố Wollongong, New South Wales

Wollongong là một thành phố duyên hải thuộc bang New South Wales, Úc. Wollongong nằm ở dải ven biển hẹp giữa Illawarra Escarpment và Thái Bình Dương. Với dân số 198.324 người Wollongong là thành phố lớn thứ 3 tại New South Wales sau Sydney và Newcastle, và là thành phố lớn thứ 9 của Úc. Wollongong có tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật.

Phòng triển lãm thành phố Wollongong là một minh chứng hùng hồn và được coi là trái tim thành phố xinh đẹp này. Đây cũng là một trong những phòng trưng bày nghệ thuật địa phương lớn nhất và đặc sắc nhất tại Úc kiến tạo nên phần nào văn hóa nơi đây. Nghệ thuật ở Wollongong không chỉ đầy tính sáng tạo mà còn luôn kích thích suy tư, liên tưởng của người thưởng thức.

Wollongong được ví như cái nôi sản sinh ra những thiên tài thơ ca, nhạc họa, thêm vào đó là những nghệ sĩ tài năng trên thế giới tới định cư như John Vander.

Wollongong Conservatorium of Music tọa lạc trên một trong những địa điểm mê hoặc nhất, Glennifer Brae Manor House. Được xây dựng vào những năm 1930 bởi nhà sáng lập sản xuất thép Sidney Hoskins, ngôi nhà với các cửa sổ theo phong cách gothic và ống khói quanh co mang đến một môi trường truyền cảm hứng cho các nhạc sĩ và nhạc sĩ vừa chớm nở. Các buổi biểu diễn ngoài trời thường được trình bày trong các khu trang viên giữa khung cảnh bao la của khu vườn thực vật. Những buổi biểu diễn thu hút một lượng lớn khán giả không chỉ vì chất lượng âm nhạc mà còn vì phong cảnh tuyệt đẹp. Dinh thự cũng phục vụ như là một trung tâm đa chức năng.

Conservatorium chỉ là một trong những trung tâm mang tính biểu tượng của Wollongong hướng tới nghệ thuật. Ngoài ra còn có trung tâm biểu diễn nghệ thuật Illawarra- nơi hội tụ những tác phẩm xuất sắc nhất nước Úc và nơi đây luôn kín lịch biểu diễn với tất cả các thể loại như opera, kịch, nhạc kịch, hài kịch, múa ba lê, hòa nhạc … mà du khách cũng như dân bản địa có thể thưởng thức quanh năm. Nhà hát Anita lịch sử tại Thirroul nằm trong khuôn viên trung tâm luôn sẵn sàng phục vụ những bản nhạc nhẹ nhàng, mang âm hưởng rất riêng chỉ có tại Wollongong.

Nền văn hóa đa dạng và phong phú của Wollongong chính là mảnh đất màu mỡ sinh ra nhiều lễ hội và các sự kiện văn hóa tuyệt vời, đầy màu sắc.

Lễ hội Viva La Gong được tổ chức thường niên là dịp để kỷ niệm và giới thiệu nghệ thuật văn hóa và trình diễn địa phương theo những cách mới lạ và sáng tạo. Các hoạt động biểu diễn cũng rất đa dạng về hình thức, từ những buổi biểu diễn độc tấu, hay bài hát, điệu nhảy đẹp mắt tới những cuộc diễu hành đường phố, hội chợ thực phẩm.

Đặc biệt, lễ hội dân gian Illawarra là một lễ hội kéo dài nhất tại Wollongong. Truyền thống tiếp nối truyền thống, tới nay từ một lễ hội địa phương đã trở thành một sự kiện được mong chờ hàng năm, thu hút hàng nghìn khách du lịch.

Ngoài ra, khách du lịch còn có thể lựa chọn thưởng thức Liên hoan nhạc Jazz Illawarra, Wollongong Eisteddfod, lễ hội Wollongong Garden…

Các vùng ngoại ô phía bắc là một thánh địa cho những người quan tâm đến nghệ thuật thị giác. Một trong những nơi nổi tiếng nhất là triển lãm nghệ thuật Article Fine tại Stanwell Park. Nhiều người trong số các nghệ sĩ xuất sắc nhất của Úc và người thợ thủ công trưng bày sản phẩm tại đây. Các phòng trưng bày nổi bật khác bao gồm Juanita Studio Gallery tại Austinmer Beach Art Galley tại Bulli, Graham Gallery tại Kembla Heights và Scarborough Fair Art Gallery & YMT Art ở các vùng ven biển phía Bắc.

Tìm hiểu về đất nước Úc xinh đẹp mến khách

Có lẽ việc đầu tiên khi có ý định du học Úc là bạn cần tìm hiểu về đất nước và con người nơi bạn sẽ sinh sống. Những thông tin chung về đất nước Úc từ khí hậu đến đời sống, con nguời và văn hóa, giao thông đi lại dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về đất nước Úc xinh đẹp mà bạn đang có ý định du học.

con người và đất nước úc
Nguồn: internet

Khí hậu Úc 

Gần một phần ba nước Úc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới. Phần còn lại có khí hậu ôn đới. Khu vực có khí hậu lạnh nhất nằm ở góc đông nam vùng đất liền và Tasmania.
Cũng như Việt Nam, Úc có 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Hè kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2; mùa Thu từ tháng 3 đến 5, mùa Đông từ tháng 6 đến tháng 8, mùa Xuân từ tháng 9 đến tháng 11. Các mùa ở Úc  ngược với Việt Nam, do  nằm ở phía bên kia của bán cầu (phía Nam). Vào mùa hè khu vực phía bắc Úc có khí hậu ấm áp và ẩm ướt hơn, vào mùa đông phía Nam Úc lại thường lạnh hơn. So với các nước và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh trên thế giới, Úc có khí hậu tương đối ôn hoà.

Múi Giờ

Do diện tích rộng lớn, Úc có ba múi giờ khác nhau UTC +8 tới +10.5. Việc chỉnh giờ theo mùa (Daylight Saving) được thực hiện ở một số tiểu bang vào mùa hè UTC+9 tới +11.5.
Dân số  Úc

Úc là một trong những nước có mật độ dân số thưa nhất trên thế giới, theo cục thống kê Úc, dân số nước này vào tháng 6 năm 2009 chỉ vào khoảng 21,875,000 nguời.

Ngôn ngữ 

Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính của nước Úc song có hơn 200 ngôn ngữ khác cũng được sử dụng tại đây. Trong khi những nước nói tiếng Anh khác lại có sự khác biệt ngữ âm lớn giữa các vùng miền và thành phố trong cùng một nước, giọng Anh-Úc nghe đặc biệt dễ hiểu và không có sự khác biệt lớn như ở Mỹ, Anh hay Canada.

Tôn giáo

Phần lớn người dân Úc theo đạo thiên chúa giáo tuy vậy các tôn giáo khác cũng có mặt và tồn tại ở đây từ rất lâu đời. Chính phủ Úc tôn trọng quyền tự do lựa chọn tôn giáo, xây dựng, tổ chức các lễ hội tại nhà thờ, giáo đường, chùa, đền ở hầu hết các thành phố lớn.

Giao thông

Các thành phố ở Úc đều có những hệ thống giao thông công cộng tuyệt hảo, giúp cho việc đi lại trở nên đơn giản. Phương tiện giao thông công cộng hơi khác biệt ở mỗi thành phố vì chính quyền mỗi bang quản lý riêng hệ thống. Xe buýt, tàu hoả và phà hoạt động ở hầu hết các thành phố ở nước Úc và chạy rất đúng giờ. Hệ thống xe buýt ở Sydney và Melbourne, sinh viên quốc tế không được giảm giá vì vậy bạn nên mua vé tuần hoặc vé tháng thì chi phí sẽ rẻ hơn mua vé theo chuyến.

Ở Úc, taxi lại khá đắt. Các mức giá cao được áp dụng vào buổi tối, ngày nghỉ cuối tuần và các ngày nghỉ lễ. Tất cả taxi ở nước Úc đều phải sử dụng công tơ mét theo luật pháp quy định. Với phương tiện Ô tô, người Úc lái xe bên trái. Tốc độ tối đa từ 100 đến 110km/giờ (62-68mph) ở ngoại ô và 60 km/h (35 mph) trong khu vực dân cư. Nước Úc có tiếng về việc phạt chạy quá tốc độ. Vì vậy, hãy luôn đi đúng tốc độ cho phép. Tuy nhiên, nếu muốn chạy tối đa tốc độ, bạn nên đến vùng lãnh thổ phía Bắc, nơi mà các đường cao tốc không hề có giới hạn về tốc độ. Lái xe và người ngồi trên xe phải đeo dây an toàn. Độ tuổi tối thiểu để lái xe khác nhau giữa các bang – bạn nhớ phải tìm hiểu – song thông thường là 16-17 tuổi. Các công ty cho thuê xe có thể yêu cầu độ tuổi cao hơn. Giấy phép lái xe của nước Úc được chính quyền bang quản lý, và do đó luật lệ có thể khác nhau giữa các bang. Nếu bạn có giấy phép lái xe tại nước bạn và muốn được lái xe ở nước Úc, bạn cần phải có giấy phép lái xe của bang nơi bạn sống.

Văn hóa Úc – một nền văn hóa Đa Nguyên

 

văn hóa người dân úc
Nguồn: Internet

Nền văn hóa Úc sẽ không có được những nét đặc sắc như ngày nay nếu không bao gồm yếu tố văn hóa đa nguyên. Ngay bản thân người Úc họ vẫn luôn tự hào về một nền văn hoá đa nguyên và thân thiện của mình. Họ sống trong một xã hội luôn đầy ắp tiếng cười, an ninh cao và đầy tình thân ái. Những nhóm dân tộc đến và sống chung trên cùng mảnh đất Úc này đã tạo nên một nước Úc với nền văn hoá đa dạng nhất trên thế giới. Có khoảng 20% người dân Úc được sinh ra tại đất nước khác; 25% khác có ít nhất mẹ hoặc bố là người nước ngoài và đặc biệt hơn nữa nơi đây tụ họp thu hút dân cư từ hơn 140 quốc gia trên thế giới đến sinh sống.

Có một điều có thể khẳng định là đa số dân Úc rất biết hưởng thụ cuộc sống trong lúc rảnh rỗi. Cho dù đó chỉ là thưởng thức một bữa thịt nướng ngoài trời và hay chơi bóng chày ở vườn sau nhà, hoặc cổ vũ đội bóng nhà trong như môn bóng bầu dục Úc, hoặc đón mừng các buổi lễ hội, các sự kiện được tổ chức hàng năm trên khắp nước Úc. Ngoài một điều ai cũng biết là người dân Úc hâm mộ thể thao, họ còn rất yêu nghệ thuật. Tất cả những thành phố khác nhau của Úc đều có đầy đủ các hoạt động sinh hoạt văn hóa, từ rạp chiếu bóng, văn chương và âm nhạc đến nhà hát, khiêu vũ và nghệ thuật thị giác như hội họa, điện ảnh, sân khấu.

Những ngày lễ hội nghệ thuật của Úc hấp dẫn người dân khắp nơi trong nước với những chương trình ca nhạc kịch, múa vũ và nghệ thuật thưởng lãm bằng mắt.

Ẩm Thực

Úc là một trong những nơi năng động nhất trên thế giới trong lĩnh vực ẩm thực do ảnh hưởng của việc nấu nướng quốc tế và thực khách cũng sẵn sàng thử qua các món ăn mới. Bất cứ quốc gia nào có món ăn nào thì Úc cũng có món đó, từ các món ăn Việt Nam, Ấn Độ đến các món ăn Ý. Do Úc là một đất nước rộng lớn nên khí hậu từ Bắc chí Nam có nhiều khác biệt. Điều này có nghĩa là vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, Úc cũng có nhiều loại thực phẩm khác nhau, kể cả những loại hải sản nổi tiếng.

Các chuyến du lịch và lễ hội ẩm thực đang nở rộ ở Úc. Như ở Melbourne chẳng hạn, một lễ hội ẩm thực và rượu vang được tổ chức vào tháng Ba mỗi năm và kéo dài một tháng. Ngoài ra còn có những lễ hội ngày mùa ở các vùng trồng nho và nhiều cộng đồng cũng tổ chức những lễ hội hàng năm, như ngày hội ẩm thực cuối tuần cho những người sành ăn ở Thung Lũng Clare (Nam Úc) (Gourmet Weekend).

Người Úc cũng rất thích ra quán ngồi uống bia rượu – hầu như ở nơi nào trên nước Úc bạn cũng có thể tìm được một quán bia/rượu. Tập tục ngồi quán rượu gần đây đã trở thành một hiện tượng, nhất là tại những thành phố lớn, đặc biệt tại Melbourne với vô số các quán rượu. Nhiều quán bia và quán rượu ở khắp nơi trên nước Úc còn có các chương trình biểu diễn nhạc sống thường xuyên.

“Đất nước Thể Thao” 

The thao Úc
Nguồn: Internet

Dân Úc rất mê thể thao. Môn thể thao được nhiều người hâm mộ nhất là môn Australian Rules Football (Bóng Bầu Dục Úc). Ở Melbourne, bạn có thể đi qua các khu Carlton, Collingwood, Hawthorn, North Melbourne, Footscray, Essendon, Richmond và St Kilda. Tất cả những khu vực này đều có một đội banh trong Liên Ðoàn Bóng Bầu Dục Úc (Australian Football League) (AFL). Ngoài ra còn có môn bóng bầu dục Rugby do Liên Ðoàn Bóng Bầu Dục Rugby (National Rugby League) (NRL) tổ chức. Danh sách của những môn thể thao còn bao gồm các môn bơi lội, bóng rổ nữ, quần vợt, khúc côn cầu (hockey), đua ngựa, lài thuyền buồm, đua xe, đánh gôn và chạy xe đạp… Úc có hơn 120 tổ chức thể thao quốc gia và hàng ngàn cơ sở ở các miền và tiểu bang. Do đó hầu như bạn có thể tìm được một chỗ chơi thể thao ưa thích ở gần nơi mình ở.

Những sự kiện văn hóa độc đáo ở Úc

Có thể nói, Úc là một quốc gia có nền văn hóa đa nguyên và người Úc  luôn tự hào về điều này. Họ sống trong một xã hội luôn đầy ắp tiếng cười, an ninh cao và đầy tình thân ái thân thiện. Sự đa dạng sắc  tộc đã tạo cho Úc một nền văn hoá đa dạng nhất trên thế giới.
Người dân Úc là những tín đồ của hoạt động thể thao và nghệ thuật. Vì vậy  các lễ hội là một phần của văn hóa Úc, điều này giải thích tại sao có rất nhiều sự kiện lớn và hiếm có diễn ra tại xứ sở Kangaroos xinh đẹp. Những ngày lễ hội nghệ thuật thu hút người dân khắp nước Úc với những chương trình ca nhạc kịch, múa vũ và nghệ thuật thưởng lãm bằng mắt.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những lễ hội đặc sắc của Úc nhé.

Quần vợt Mùa hè tại Úc

melbourneget_3168619b
Nguồn: Internet

Đến với giải quần vợt mùa hè Grand Slam du khách có thể tận hưởng tận 1 tháng thưởng thức những cuộc so tài của những tay vợt vĩ đại. Hãy khởi đầu năm mới với việc theo dõi 8 cặp nam và nữ vận động viên nổi tiếng thi đấu tại giải Perth’s Hopman Cup. Xem các tay vợt quốc tế khởi động cho giải Úc Mở Rộng tại thành phố Brisbane rực nắng và thành phố Hobart lịch sử. Khi đã ra ngoài sân đấu, hãy tham gia những trò giải trí trực tiếp và tận hưởng cuộc sống mùa hè sôi động ở các thành phố thuộc Úc.

Ngày Quốc Khánh Úc 

Ngày Quốc khánh Úc, 26 tháng 1 là ngày đặc biệt nhất trong năm của Úc. Khắp mọi nơi trên đất nước Úc, người Úc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đều tham gia vào các hoạt động tập thể để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước. Ở Sydney, những đám đông cầm cờ tập trung tại Cảng Sydney để tham gia một chương trình kỷ niệm lớn. Tại Vườn Bách Thảo Hoàng Gia, có một buổi lễ kỷ niệm kiểu truyền thống thổ dân, một bữa tiệc barbecue khổng lồ tại Hyde Park và màn trình diễn âm nhạc Úc tại “the Rocks”. Tuy nhiên bạn đừng bỏ lỡ màn trình diễn ấn tượng nhất là niềm tự hào của người dân Úc – màn trình diễn pháo hoa đặc sắc ở cảng Sydney.

Sydney Gay và Lesbian Mardi Gras 

Đây là lễ hội khá đặc biệt diễn ra tại Sydney – lễ hội Đồng Tính  và Mardi Gras. Dù là người bình thường hay dân đồng tính, dù già hay trẻ, du khách cũng sẽ yêu thích không khí vui vẻ và sôi động của lễ hội diễn ra từ cuối tháng 2 tại thành phố này. Một bữa tiệc lớn dành cho cộng đồng chào đón lễ hội khai mạc vào Fair Day được diễn ra tại ở tây Sydney. Cuộc diễu hành của người đồng tính lớn nhất thế giới với những trang phục bằng rơm, những khẩu hiệu châm biếm và những làn da rám nắng đi dọc đường Oxford rất thú vị. Bạn có thể tham gia nhảy múa suốt đêm trong Công Viên Bách Thảo Hoàng Gia hay tại bữa tiệc kết thúc ở nhà máy điện. Ngoài ra bạn có thể thưởng thức những màn biểu diễn kỳ quặc tại nhà hát Sydney Opera House và tại nhiều địa điểm khác trong thành phố.

Lễ Hội Khí Cầu Canberra 

Mùa thu ở Canberra không chỉ được báo trước bởi màu sắc nảy lửa của cây cối sớm rụng lá, mà còn bởi Ngày Hội Khí Cầu Canberra mang tính biểu tượng. Vào tháng 3, một loạt khí cầu sặc sỡ bay lên không trung từ bãi cỏ của Toà Nhà Quốc Hội Cũ. Ngắm nhìn cuộc trình diễn kỳ diệu với hàng ngàn người tự đi trên chiếc khí cầu của mình từ rất sớm làm cho bạn cảm thấy vô cùng  thích thú. Dù bằng cách nào, đó cũng là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày ở Canberra, đặc biệt là bạn có thể thưởng thức bữa điểm tâm nóng hổi. Sau đó, bạn có thể ra ngoài và đến thăm các bảo tàng quốc gia, phòng trưng bày, nhà máy rượu và công viên nhuốm màu mùa thu của Canberra.

Melbourne Grand Prix 

Ở Melbourne, không thể bỏ qua The Australian Grand Prix, sự kiện diễn ra tại Công Viên Albert 4 ngày trong tháng 3. Du khách sẽ nghe thấy những âm thanh khác nhau của các xe đua Công Thức 1 khắp thành phố. Ở đoạn đường được xây dựng đặc biệt này, các tay đua nhanh nhất thế giới phóng qua với tốc độ lên tới 300 cây số/giờ. Tại đây bạn có thể được chiêm ngưỡng cuộc tranh tài giữa các xe đua siêu tốc V8 của Úc với những mẫu xe siêu sang như Ferrari, Porsche và Lotus trong cuộc đua tóe lửa. Ngoài đường đua, du khách có thể tham gia vào bất cứ sự kiện nào thể hiện đời sống xã hội và văn hóa của Melbourne.

Lễ Hội Tasting Australia, Adelaide 

Đừng bỏ qua những món ăn dành cho người sành ăn trong Lễ hội Tasting Australia diễn ra trong tám ngày vào tháng 4 và tháng 5. Lễ hội có trên 40 sự kiện diễn ra trên khắp Adelaide và những vùng sản xuất rượu biểu tượng như Thung Lũng Barossa, McLaren, Clare, Đồi Coonawarra và Adelaide. Bạn có thể tham gia một lớp học nấu ăn với những đầu bếp nổi tiếng của Úc và thế giới. Hay bạn có thể thưởng thức bữa ăn trưa và rượu vang trong ruộng nho. Bạn cũng có thể thảo luận những vấn đề về ẩm thực hay tham gia liên hoan Giác quan (Feast of the Senses) kéo dài hai ngày trên bờ sông Adelaide. Trong suốt lễ hội, nông phẩm tươi phong phú của miền Nam Úc được trưng bày tại lễ hội đặc biệt và tại chợ của nông dân.

Cúp Lạc đà, Alice Springs 

Ảnh 4.Cúp lạc đà Alice Springs
Nguồn: Internet

Nếu bạn là người ưa sự bất ngờ mạo hiểm, khó đoán trước được diễn biến và kết quả, bạn hãy mua vé vào xem Cúp Lạc đà, tổ chức vào tháng 7 tại Alice Springs. Đây là sự kiện rất vui nhộn. Tại đây, những tay đua cưỡi những con lạc đà nóng tính phi như bay quanh đường đua hẻo lánh đầy bụi. Nửa đoạn đầu của chặng đua, người đua ăn mặc quần áo như chú rể cưỡi lạc đà, sau đó họ sẽ đón và đưa cô dâu lên để tham dự cuộc đua cho đến khi về đích. Bên cạnh các cuộc đua lạc đà nóng bỏng, du khách có thể tham dự vào các cuộc đua xe kéo hay đua tranh để trở thành người ăn mặc đẹp nhất trong cuộc thi Mr. and Mrs. Camel Cup. Những vũ công múa bụng, quầy hàng ăn và quán bar làm tăng thêm không khí vui nhộn cho lễ hội.

Cúp Melbourne 

MELBOURNE, AUSTRALIA - NOVEMBER 01:  The field turns into the home straight during the running of the Melbourne Cup at Flemington Racecourse on November 1, 2011 in Melbourne, Australia.  (Photo by John Donegan/Getty Images)
Nguồn: Internet

Cúp Melbourne – Ngày đua ngựa diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11. Ngày Melbourne Cup là một hình ảnh tiêu biểu nhất của người Úc và văn hoá Úc, ở đó, ngày đua ngựa biến thành một ngày lễ của cả tiểu bang. Ngày ấy, tất cả các công sở và xí nghiệp tư nhân, các trường tiểu học và trung học, đều đóng cửa để mọi người có thể thảnh thơi theo dõi các cuộc đua ngựa. Hàng trăm ngàn người đổ xô đến các trường đua trong khi cả triệu người khác dán mắt lên màn ảnh ti vi để theo dõi các cuộc thi của ngựa. Ở các tiểu bang khác, nhân viên không được nghỉ nhưng, như một phong tục, vào buổi chiều, khi trận chung kết bắt đầu, hầu hết các công sở và xí nghiệp đều cho nhân viên nghỉ mấy tiếng đồng hồ để theo dõi các trận đấu trên màn ảnh ti vi.

Ngày Melbourne Cup được đưa vào chương trình giáo dục, cứ đến gần ngày Melbourne Cup, thầy cô giáo lại giảng về lịch sử và ý nghĩa của ngày đua ngựa, nhờ đó chúng quan tâm đến các cuộc đua ngựa cũng như lý lịch của từng con ngựa nổi tiếng. Trang phục của những người đến xem đua ngựa không phải là những bộ quần áo thoải mái như áo thun và quần soọc mà ngược lại người dân đến trường đua với quần áo thật sang trọng: nam thì áo vét và cà vạt, còn nữ thì áo đầm với những chiếc nón lộng lẫy đắt tiền. Ngựa thì đua về tốc độ, còn người, chủ yếu là phái nữ, thì tranh nhau các giải về trang phục. Thành ra Melbourne Cup không chỉ là ngày hội thể thao mà còn là một ngày hội mang ý nghĩa văn hoá.

Mùa Hè Cricket 

Không chỉ người Úc mới bị ám ảnh bởi môn cricket từ tháng 11 đến tháng 2, những người yêu môn cricket trên khắp thế giới say sưa theo dõi giải đấu ở Úc, với những trận đấu giữa đội tuyển Úc và các đội tuyển quốc gia hàng đầu khác trên thế giới diễn ra tại Brisbane, Sydney, Melbourne, Adelaide, Hobart và Perth. Những cuộc đấu này bao gồm những trận đấu đối kháng kéo dài từ 3 đến 5 ngày, những trận đấu đơn nhật và những loạt trận hai hai mươi (Twenty 20 series), tức là mỗi đội sẽ thi đấu 1 lượt và ném 20 vòng. Trong một trận đấu đối kháng điển hình, cuộc chơi bắt đầu từ 10 giờ sáng và kết thúc lúc 6 giờ tối. Những trận đấu đơn nhật và những trận đấu hai hai mươi có thể bắt đầu vào buổi chiều và kết thúc muộn vào buổi tối.

Các quốc gia khác cũng mạnh về môn cricket như Nam Phi, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và Anh là những đối thủ ưa thích của Úc trong giải đấu “Ashes” – một giải đấu lâu đời nổi tiếng với sự tích phần tam trụ môn đã bị cháy thành than được đặt trong một cái bình đựng tro cốt ở MCC. London.

Tình yêu của người dân Úc đối với môn thể thao này thể hiện rất rõ trên phương cầu trường – Đội tuyển cricket Úc chiếm vị trí số 1 trong giải đấu đối kháng và số 2 trong giải đơn nhật. Người Úc tôn sùng những cầu thủ ném bóng nhanh, ném xoáy, ném ở tốc độ trung bình và thậm chí là những người có cú ném dưới cánh tay. Những người hùng trong môn cricket ở Úc gồm có Sir Donald Bradman, Ritchie Benaud, anh em nhà Chappell, Lillee, Thomo & Max, anh em nhà Waugh, Shane Warne và Glen McGrath. Cricket đã sản sinh ra những người hùng của quốc gia và đem lại những khoảnh khắc thể thao tuyệt vời nhất cho đất nước này.

Đua Thuyền buồm từ Sydney đến Hobart 

Du khách không cần phải giỏi đua thuyền mới thích theo dõi cuộc đua thuyền buồm từ Sydney đến Hobart, một trong những cuộc đua cổ điển trên nước xanh lớn nhất thế giới. Bắt đầu vào ngày Boxing Day, 26 tháng 12, cuộc đua này là một phần mang tính biểu tượng của mùa hè nước Úc. Hãy xem những chiếc thuyền giương buồm ra khỏi cảng trong khi trên Cảng Sydney có các cuộc dã ngoại, tiệc barbecue hay đi dạo bằng tàu. Hò reo khi thuyền về đích đúng lúc để chào đón giao thừa ở Hobart. Trong khi đó, bạn có thể sững sờ trước sự ngoan cường của thủy thủ và rùng mình với mọi người khác trên toàn nước Úc khi chứng kiến họ chiến đấu để vượt Eo biển Bass.

Là du học sinh, bạn hãy cố gắng tận hưởng những hoạt động văn hóa sôi động này ở nước Úc và chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị đấy.

Chuẩn bị hành lý như thế nào khi đến Úc ?

Sau khi đã hoàn tất thủ tục cần thiết và nhận được visa từ đại sứ quán Úc thì việc đầu tiên bạn nghĩ đến là hành trang bạn sẽ mang đến Úc gồm những gì? Bài viết này là những gợi ý để bạn chuẩn bị tốt hơn cho mình trước khi đặt chân vào nước Úc.
1. Giấy tờ thiết yếu

– Hộ chiếu.

– Bằng lái xe hơi nếu có thì nên mang theo, ở Úc công nhận bằng lái xe Việt Nam và có thể được dùng như một loại giấy tờ tùy thân.

– Visa Úc: mang theo 02 bản, photo 01 bản để ở nhà cho bố mẹ trong trường hợp bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng.

– Offer Letter: mang theo 02 bản, để lại 01 bản bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng

– COE : mang theo 02 bản, để lại 01 bản bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng

– Chứng chỉ IELTS : mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo

– Học bạ: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo

– Giấy khai sinh: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo

– Ảnh thẻ: 3,5 *4,5, 3*4, 4*6 (mỗi loại tầm 04 cái)

– Một quyển sổ ghi chú: Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học của bạn cùng tên những người có trách nhiệm , người quen , nhà bạn ở…. Không ghi những dữ liệu bí mật như: các mã khoá (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng….

những đồ đạc cần thiết khi du học
Nguồn: Internet

2. Đồ dùng phục vụ cho học tập:

Ở Úc sách vở và những đồ dùng phục vụ cho việc học tập rất nhiều, tuy nhiên bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình những tài liệu, những vật dụng mà mình cảm thấy hữu ích để trong trường hợp cần có để dùng ngay. Sau đây là những loại sách và vật dụng học tập nên có:

– Sách chuyên ngành: Những thứ cần cho đề tài nghiên cứu của bạn (PhD và Master by Research only) . Đối với những bạn học Bachelor và Master Coursework không nên mang sách theo vì sẽ không dùng đến. Thư viện ở Úc có rất nhiều sách. Trường hợp ngành bạn học có Ebooks (như Software Engineering ) bạn nên mang theo dạng đĩa CD vì nó gọn nhẹ.

– Từ điển Anh – Việt chuyên ngành: Nếu có bản CD hoặc kim từ điển là tốt nhất. Việc sử dụng từ điển tiếng Việt sẽ khiến cho bạn dễ dàng nắm bắt nghĩa của từ nhanh hơn việc dùng từ điển Anh – Anh nhất là trong thời gian đầu của việc du học. Đối với các bạn học Bachelor nên luyện hiểu bài bằng tiếng Anh luôn sẽ có lợi hơn cho các năm sau khi khối lượng sách đọc tăng dần.

– Dụng cụ học tập: Bạn mang theo khoảng 1-2 cuốn vở, 1-3 thước kẻ nhưng mang theo nhiều bút và paper clip. Đa số các bài giảng sẽ được đưa lên Internet nên không cần vở. Tuy nhiên, cần nhiều bút Highlight để làm Presentation và các việc khác. Bút hightlight bên Úc rất đắt và không đẹp.

– Balô, túi đi học: 1-2 cái loại tốt. Balô và túi đi học bên Úc rất đắt, nếu mua những túi vừa túi tiền với du học sinh Việt Nam thì cũng là đồ “Made in China”. Vì vậy cùng số tiền đó bạn có thể mua được chiếc ba lô ưng í và chất lượng tốt hơn ở nhà.

– Máy tính cá nhân khi dùng để làm bài tập. Bạn nên tìm hiểu trước về model máy tính được phát cho sinh viên khi làm bài thi tại trường. Mua mang đi để học ở nhà và để thao tác được nhuần nhuyễn và không bị lúng túng với máy tính của trường. Có một số trường phép sinh viên mang máy tính cá nhân vào phòng thi như trường The University of New South Wales: CASIO fx-911w , The University of Sydney:CASIO fx85.

– Máy ảnh và Laptop: Bạn mang theo nếu có. Nếu định mua laptop bên Úc thì sẽ được đảm bảo về mặt bảo hành. Tuy nhiên, giá laptop ở Úc cao hơn ở VN một chút.
3. Quần áo, tư trang cá nhân:

– Quần áo cá nhân: Bạn nên mang đầy đủ quần áo cho mùa hè và mùa đông đề phòng trường hợp mới sang đang lạ nước lạ cái bạn chưa thể mua sắm đồ rẻ đẹp và hợp túi tiền của mình. Khi đã quen rồi thì việc mua đồ bên Úc rất đơn giản nhất là ở Melbourne. Đồ jean và áo thun là trang phục phổ biến nhất, thuận tiện nhất cho bạn.

– Quần áo ấm: Áo len, áo gió, khăn quàng cổ, bao tay, đủ để thay đổi và đủ ấm.

– Tất/vớ: Càng nhiều càng tốt. Ở Việt Nam sản phẩm phong phú hơn và rẻ hơn rất nhiều.

– Chăn gối, ga trải giường: kích thước thông dụng 140×210 , 180×210 , 210×210. Giá ở Việt Nam rẻ hơn nhưng tốt nhất chỉ mang theo vỏ chăn và vỏ gối thôi, phần ruột có thể mua khi sang Úc.

– Giày dép: 2 đôi giày thể thao, 1 đôi giày da để dùng trong những dịp trang trọng vì giày dép da ở bên Úc rất đắt. Ngoài ra bạn nên mang 1-2 đôi dép để đi trong nhà.

– Kính cận: Bạn nên đo mắt và mang phòng ít nhất 2 bộ kính. Giá kính ở Úc rất mắc và bảo hiểm y tế cho sinh viên không gồm mắt kính.

– Khám răng: Bạn nên trám răng ở Việt Nam nếu cần trước khi sang Úc phí nha sỹ bên Úc rất cao. Bảo hiểm của sinh viên không bao gồm dịch vụ vể nha sỹ.

– Đồ sinh hoạt cá nhân: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, gương lược,… đủ dùng cho bạn.

Chuẩn bị thế nào khi đi du học
Nguồn internet

4. Một số đồ dùng bạn có thể tham khảo

– Ổ đổi điện: Dù có mang đồ điện tử từ Việt Nam sang Úc hay không thì bạn vẫn nên mang ổ đổi điện  để khi cần là có ngay dùng. Bạn nên mua vài cái chuyển đổi ổ cắm nhưng nên chọn loại chân cắm dẹt chéo và mang thêm vài cái extention LiOa.

– Thuốc: Cảm, đau đầu, đau bụng, viêm lợi, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu xoa, Vitamin… đủ dùng để khi mới sang cần là dùng ngay.

– Điện thoại di động: Tất cả điện thoại di động ở Việt Nam mang sang Úc đều dùng được (GSM). Khi sang Úc bạn chỉ cần mua sim của hãng di động bên này là xài được. Ở Úc điện thoai di động đắt hơn khoảng 1/3 so với Việt Nam.

– Nên mang theo ảnh gia đình, bạn bè và một số đĩa nhạc yêu thích… vì chúng sẽ giúp bạn đỡ nhớ nhà trong thời gian đầu.

– Dụng cụ thể thao: Với môn thể thao nào thích nhất bạn nên mang theo đồ cho mình. Ngoài ra kính bơi  và quần áo bơi cũng nên mang đi vì nó cũng nhỏ gọn và đề phòng dùng đến là có không cần phải đi mua ở Úc thêm đắt đỏ. Nếu mua ở Việt Nam nên mua đồ tốt vì tính ra tiền Úc vẫn rẻ hơn về chất lượng.

– Các loại phần mềm: Chỉ mang theo nếu bạn thấy thật cần. Các phần mềm thông dụng như (Win, Office, Photoshop…) có thể mượn các sinh viên đi trước. Nếu bạn mang đi thì nên giấu kín, vì bạn sẽ bị phạt nếu hải quan Úc phát hiện.

– Ô, dù: Dùng khi trời mưa. Bạn nên mang loại ô dù tốt và gọn nhẹ.

– Thức ăn: khi mang theo đồ khô, luật kiểm dịch của Úc rất nghiêm. Bạn sẽ bị phạt  nếu mang theo thức ăn mà không khai báo. Tất cả đồ biển khô (mực,cá,tôm khô ), ô mai, chè, cà phê, bánh đậu xanh đều được cho phép mang vào Úc sau khi khai báo.

– Ruốc/chà bông: cũng có người mang được có người không. Nếu muốn mang theo mà không bị tịch thu nên đóng gói cẩn thận, kiếm vài cái nhãn thật đẹp dán lên để có vẻ là đồ đã qua xử lý cẩn thận là không mang theo mầm bệnh. Thức ăn làm từ thịt bò sẽ bị hải quan Úc tịch thu.

– Mì, cháo, miến ăn liền: Mang được. Nhớ là phải khai báo, không mang các loại mì, cháo, miến có gói thịt ướt bên trong.
5. Hành lý và những lưu ý

– Mỗi kiện không được quá 31 kg. Nếu quá bạn sẽ phải bỏ bớt đồ sang túi khác. Nên kiểm tra hành lý có bị quá cân không trước khi ra sân bay.

– Dán tên, địa chỉ nơi đến, số điện thoại liên lạc lên tất cả túi hành lý.

– Ghi lại đồ đạc đóng gói trong mỗi vali để tiện trình báo trong trường hợp hành lý bị thât lạc.

– Nếu bạn mang theo thức ăn và vật dụng làm từ gỗ, bạn phải khai báo và làm thủ tục hải quan tại cửa đỏ. Nên để tất cả các thứ đó riêng ra 1 túi, để khi khai báo cho được nhanh, như thể bạn không phải mở vali chính ra (trừ khi gặp nhân viên hải quan quá khắt khe). Nếu bạn không có gì để khai báo thì bạn có thể đi ra cửa xanh. Trước khi máy bay hạ cánh, tiếp viên sẽ đưa cho bạn một tờ khai để điền xem là bạn có mang theo những thứ cần phải khai báo hay không. Hải quan Úc đặc biệt khắt khe trong việc kiểm dịch thức ăn.