Để tìm một công việc làm thêm tại Úc không quá khó, tuy nhiên để tìm được một công việc ưng ý thì bạn cần phải tìm hiểu về những yêu cầu tuyển dụng của Úc, cách viết CV, đơn xin việc, để mọi chuyện diễn ra đúng như mong muốn.
Theo chuyên gia về nhân lực học – Benjamin Chaminade thì Úc được coi là là thị trường «đầy mâu thuẫn». « Australia có tỉ lệ thất nghiệp lúc nào cũng ở mức 5% và một cuộc điều tra gần đây cho thấy là 90% chủ doanh nghiệp Úc không thể tuyển được nhân công vì không có ứng cử viên. Sở di trú thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh lao động nước ngoài. Mâu thuẫn là, mặc dù có những thực tế như vậy nhưng ở đây không phải dễ dàng mà tìm thấy một việc làm với tư cách là người nhập cư nếu mà trước đó bạn chưa hề có kinh nghiệm ở Úc như đã thực tập ở Úc, học tập ở Úc hay làm bất kể công việc gì ở Úc. Một khi mà bạn đã ở Úc một hoặc hai năm thì bạn sẽ tìm việc làm dễ hơn nhiều so với tìm việc ở Pháp».
Theo lời khuyên của chuyên gia Benjamin Chaminade, trừ phi bạn có một tấm bằng hay có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong một lĩnh vực rất cần người ở Úc, thì bạn nên đến tận nơi để gặp người tuyển dụng chứ không nên gửi CV và hồ sơ xin việc từ nhà mình, và đặc biệt là nên tìm đến các doanh nghiệp của Úc vì họ đang rất cần người. Các địa chỉ internet chung và chuyên ngành về tìm việc làm (như đường link bên tay phải trên website của Bridge Blue, các văn phòng tuyển dụng và các thông tin tuyển dụng đăng trên báo là ba con đường tìm kiếm việc làm chủ yếu mà bạn nên theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng kí vào Centrelink, là cơ quan về Việc làm của chính phủ Úc.
Để tìm được công việc ưng ý, điều quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu và viết CV ‘theo chuẩn ÚC’ (résumé): Thông thường bạn phải viết CV từ 6 hay 8 trang (trừ trường hợp các công việc lặt vặt, thì chỉ cần một trang cũng được). Vì thế bạn phải viết thật chi tiết về bản thân, sở trường, sở thích và những kinh nghiệm làm việc. Sở thích và các mối quan tâm cá nhân là điểm cộng tốt cho bạn khi viết CV và xin việc. Hồ sơ phải phẳng, sạch sẽ, ngăn nắp, các nhà tuyển dụng Úc rất ghét giấy tờ bị gấp nếp không sạch sẽ.
Các mục chính bạn nên điền chi tiết, cẩn thận : personal details (thông tin cá nhân và thông tin liên lạc), trình độ văn hóa (education), bằng cấp và đào tạo (qualifications/training) (tùy ý), kĩ năng (skills) (tùy ý), quá trình phát triển sự nghiệp (career history), quá trình làm việc (employment history).
Phần được nhà tuyển dụng quan tâm là : vai trò và trách nhiệm của bạn trong các công việc cũ, kết quả đạt được, lí do bạn bỏ việc cũ, bạn mong muốn gì ở công việc mới ?
Kèm theo nó là thư xin việc cover letter để nói lên động cơ bạn nộp hồ sơ xin việc. Thư xin việc không được vượt quá một trang và thông thường từ 3 đến 4 đoạn. Cố gắng nắm được tên của người quản lí việc tuyển dụng này, chính họ sẽ là người đọc thư để mà gửi đến.
Một số thông tin cần có trong thư xin việc: thông tin liên lạc, ngày tháng, tên của người bạn liên lạc, giới thiệu một chút, các động cơ chủ yếu của bạn khi nộp hồ sơ, kinh nghiệm và các kết quả của bạn, xin một cuộc phỏng vấn, câu kết thể hiện kính trọng và lịch sự ; cuối cùng là chữ kí.
Bạn có thể sẽ được nhà tuyển dụng gọi điện để hẹn cho một cuộc phỏng vấn. Hãy chuẩn bị kỹ, tìm hiểu trông tin về họ, ăn mặc chỉn chu phù hợp, và nhớ chủ động trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hạn chế các câu trả lời mang Yes/No.
21 September 2016 – Mellink Melbourne – Australia