Sốc văn hóa khi du học Australia

Một trong những thách thức phần lớn du học sinh gặp phải là shock văn hóa, gây mất phương hướng, nhớ nhà, khó khăn khi thích nghi với phong cách sống mới. Bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi những hành trang đương đầu với shock văn hóa và biến quãng thời gian du học của bạn trở nên đáng nhớ nhất.

Hầu hết các bạn du học sinh đều phải trải qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Khám phá

Đây là giai đoạn bạn nhìn thế giới bằng cặp mắt kính màu hồng. Chưa có bất kì biểu hiện nào của sự ” sốc văn hoá” trong giai đoạn này. Bạn sẽ vô cùng hào hứng cho chuyến đi. Mọi thứ thật tuyệt vời, đẹp đẽ và bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng để sẵn sàng khám phá, học hỏi những điều thú vị đang diễn ra. Giai đoạn quá tuyệt vời với tất cả mọi thứ.

Giai đoạn 2: Sốc

Sau khoảng thời gian khám phá nhiều điều thú vị, mới mẻ trên đất nước Anh xinh dẹp, bạn sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn nghiêm trọng dễ gây “sốc” nhất. Thói quen sinh hoạt, giờ giấc, khác biệt văn hóa, áp lực học tập đè nén dễ khiến cho bạn cảm thấy choáng ngợp và muốn bỏ cuộc. Đây là giai đoạn cực kì khó khăn đòi hỏi bạn phải có tính bền bỉ cùng ý chí kiên cường để vượt qua.

Giai đoạn 3: Thích nghi và tồn tại

Đây là giai đoạn bạn đã quen và thích nghi dần với văn hóa, giờ giấc và các phong tục tập quán tại Anh. Cảm giác lạc lõng vơi dần vì bạn đã biết điều chỉnh bản thân để phù hợp hơn với môi trường sống và học tập tại Anh.

Từng học cử nhân Kế toán và thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Đại học Victoria (Melbourne, Australia), hiện làm việc cho chính phủ Australia, chị Trương Nguyễn Thoại Giang chia sẻ trải nghiệm khi làm quen với văn hóa nơi

  • Phớt Ăng-lê

Học kỳ một năm nhất, ngày đầu tiên lên giảng đường, tôi ngồi cạnh một bạn người Australia. Thấy bạn thân thiện, tôi bắt chuyện làm quen. Rất may bạn ấy cùng lớp thực hành (tutorial) với tôi nên khi thành lập nhóm tôi liền bắt cặp. Chúng tôi như cặp bài trùng, cùng học, trao đổi, phân chia làm bài tập lớn (assignment) rất ăn ý, nhịp nhàng. Tôi tính toán, còn bạn ấy viết.

Có hôm thư viện trường đại học đóng cửa, chúng tôi phải đến thư viện địa phương để làm cho xong. Cả hai gắn bó với nhau suốt 13 tuần, rồi thi cử, chia tay và hẹn sớm gặp lại. Vậy mà học kỳ sau khi không còn học cùng môn (subject) nữa, gặp lại nhau trong khuôn viên trường, trong khi tôi tay bắt mặt mừng thì bạn ấy xem tôi như người xa lạ, làm tôi chưng hửng.

Đến học kỳ hai, nhờ kết quả tốt môn kế toán cơ bản, tôi được trường phân công dạy kèm (mentor) cho sinh viên khóa sau. Chỉ là công việc tình nguyện, nhưng sinh viên nào cũng ao ước được một suất để đánh bóng hồ sơ xin việc trong tương lai. Mỗi tuần tôi dành một tiếng đến lớp giúp các bạn khóa sau giải bài tập. Trước đó, tôi phải dành ra thêm ít nhất một tiếng nữa để chuẩn bị.

Tôi rất tự hào về công việc nên luôn nhiệt tình hướng dẫn, kiên nhẫn giảng giải cho sinh viên khóa sau. Hôm nào các bạn ấy cũng cảm ơn rối rít làm tôi quên hết mệt nhọc. Không ngờ thi xong, học kỳ sau gặp lại trong sân trường, 10 bạn thì hết 9 bạn phớt lờ, coi như chưa hề quen biết tôi. Người bạn thứ 10 cũng chào hỏi nhưng hời hợt cho có lệ. Có người thấy tôi từ xa, nhưng nhìn thẳng xem như tôi không hiện hữu. Họ tiết kiệm từng cái nhìn, nụ cười, cái gật đầu.

“Tiên học lễ, hậu học văn” hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” dường như không có ở xứ này. Tôi rút kinh nghiệm, lúc chung nhóm dù thân thiết, qua lại giúp đỡ lẫn nhau nhiều bao nhiêu thì khi thi xong đường ai nấy đi, Facebook, điện thoại liên lạc cũng xóa sạch. Học đại học ở Australia 4 năm và sau đại học 1,5 năm, nhưng bây giờ nghĩ lại tôi chẳng có một người bạn lâu hơn một học kỳ. Có lẽ các bạn ấy không nhớ nổi tên tôi thì làm gì có chuyện họp mặt 20 năm nhớ lại những “ngày xưa thân ái” như ở Việt Nam. Ở Australia, chỉ có “tình bạn học kỳ”.

  • Sòng phẳng đến từng chi tiết nhỏ

Có lần một bạn học cùng khóa cần photo tờ tài liệu A4 mà quên thẻ sinh viên, nên mượn thẻ của tôi. Xong việc bạn ấy nhất quyết trả cho tôi 50 xu mặc dù tôi nói không cần, có đáng bao nhiêu. Làm việc nhóm cũng vậy, mua cuộn băng keo hết $1 thì chia ra 4 người mỗi người đóng đủ 25 xu.

Tôi còn nhớ hôm sinh nhật của một bạn trong nhóm, bữa trước bạn ấy dặn cả nhóm đừng mang đồ ăn trưa theo, mình đi ăn cùng nhau. Tôi đinh ninh được đãi sinh nhật, không ngờ vào quán mạnh ai nấy gọi món. Chỉ là ngồi chung, tán gẫu với nhau, nhưng đồ ai nấy ăn, nước ai nấy uống, và dĩ nhiên tiền ai nấy trả. Người Australia đã hiểu quy luật “go Dutch” này từ lúc nhỏ, không ai phiền ai.

Thời gian đầu, tôi vẫn quen trưa mang theo một hộp cơm to trong khi mấy bạn sinh viên Australia chỉ ăn trưa với một trái táo hay một miếng sandwich bé kẹp cà chua và phô mai. Một bữa làm biếng chán cơm, tôi cũng bắt chước ăn trưa một trái táo. Kết quả là cả chiều hôm đó vào lớp tôi đói hoa cả mắt, ù cả tai trong khi mấy bạn Australia vẫn ung dung tự tại.

Những lúc học nhóm, tôi thường đem theo đồ ăn chơi, ví dụ một bịch nho và thay vì “ăn một mình đau tức” tôi hay mời cả nhóm cùng ăn. Mấy bạn Australia không khách sáo, hưởng ứng rất nhiệt tình. Ngược lại khi các bạn ấy mang theo đồ ăn, thường có thói quen chỉ đem đủ một phần, ví dụ một thỏi chocolate nhỏ, nên các bạn ấy ăn một mình chẳng mời ai.

Để sớm vượt qua “Sốc văn hoá” khi đến sống và học tập ở nước ngoài, những du học sinh cần tìm hiểu trước thật kỹ về văn hoá của đất nước mà mình sắp đến.

+ Các tổ chức đưa học sinh du học hay tổ chức nhận nhập cư thường tổ chức các khoá học định hướng văn hoá nhằm giúp những du học sinh tìm hiểu về đất nước, con người và tập quán của người bản xứ. Dù vậy, những điều thu nhận từ các khoá học định hướng văn hoá vẫn chưa đủ, du học sinh cần tìm hiểu thêm qua những người đã từng sinh sống và học tập ở đất nước đó.

  • Một nguồn thông tin khác là từ Internet hay sách báo khác. Càng hiểu kỹ về văn hoá nước sở tại thì mức độ và thời gian “sốc văn hoá” sẽ giảm đi rất nhiều và khả năng thích nghi sẽ nhanh hơn.
  • Tốt nhất trước khi đi du học bạn nên học tiếng anh và những cách dùng tiếng anh như người bản xứ nước bạn du học tráng bất đồng ngôn ngữ. Chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp tốt với người bản ngữ để tránh sự hiểu lầm do diễn đạt sai hay sự bực tức do không thể diễn đạt đúng ý nghĩ của mình bằng tiếng bản xứ.

Sốc văn hóa khi chuyển đến một môi trường hoàn toàn mới lạ là điều hiển nhiên, ai cũng phải trải qua. Tùy vào tính cách và hoàn cảnh của mỗi người mà tình trạng sốc kéo dài bao lâu, nặng hay nhẹ. Sốc văn hóa chẳng có gì ghê gớm nếu chúng ta suy nghĩ cởi mở, không bảo thủ, chấp nhận sự khác biệt thì sẽ nhanh chóng thích nghi.

Explore more

spot_img

NHỮNG LƯU Ý VỀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VISA DU HỌC...

Không giống như du học Pháp, hay du học Thụy Sĩ, tất cả mọi du học sinh, ai cũng dứt khoát phải đích thân...

10 trường “đại học xanh” nhất tại Úc

Nhắc đến đất nước Úc không thể không nhắc đến sự đa dạng về thiên nhiên cũng như những sinh vật sống độc đáo...
du lịch nước úc tươi đẹp

Đón tết Nguyên đán 2020 lớn nhất từ trước đến nay...

Được tổ chức hàng năm, nhưng năm nay thành phố Sydney - Australia hứa hẹn sẽ đem đến một lễ hội đón Tết Nguyên đán...

Du học Úc: Cụ thể cần chứng minh tài chính như...

Hiện nay chính sách chứng minh tài chính đã được Chính phủ Úc nới lỏng hơn trước. Tuy nhiên, việc bạn chứng minh được...
tư vấn định cư úc

Chương trình mời gọi nhân tài đến định cư Úc –...

Chương trình tìm kiếm tài năng toàn cầu Global Talent - Independent Program (GTIP) mới được Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di...
mellink - tư vấn du học úc

Năm 2020: Những ngành nghề có nguy cơ bị loại khỏi...

Tại Úc, những ngành nghề thuộc diện định cư tay nghề được thay đổi  hàng năm, tùy thuộc vào Bộ Việc làm, Kỹ năng, Doanh nghiệp...
tư vấn du học và di trú Úc - MelLink

Vietnam Airlines khuyến mại vé các chuyến bay giữa Việt Nam...

Vietnam Airlines đang có chương trình giảm giá vé máy bay cho các chặng bay giữa Việt Nam và Úc. Hiện có 02 chương...
học bổng du học úc

50 suất học bổng Thạc sỹ 2020 đã được Chính Phủ...

50 suất học bổng Australia Awards đã được Chính phủ Australia trao cho các lãnh đạo tiềm năng của Việt Nam vào ngày 22/11...