Sau khi đã hoàn tất thủ tục cần thiết và nhận được visa từ đại sứ quán Úc thì việc đầu tiên bạn nghĩ đến là hành trang bạn sẽ mang đến Úc gồm những gì? Bài viết này là những gợi ý để bạn chuẩn bị tốt hơn cho mình trước khi đặt chân vào nước Úc.
1. Giấy tờ thiết yếu
– Hộ chiếu.
– Bằng lái xe hơi nếu có thì nên mang theo, ở Úc công nhận bằng lái xe Việt Nam và có thể được dùng như một loại giấy tờ tùy thân.
– Visa Úc: mang theo 02 bản, photo 01 bản để ở nhà cho bố mẹ trong trường hợp bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng.
– Offer Letter: mang theo 02 bản, để lại 01 bản bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng
– COE : mang theo 02 bản, để lại 01 bản bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng
– Chứng chỉ IELTS : mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
– Học bạ: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
– Giấy khai sinh: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
– Ảnh thẻ: 3,5 *4,5, 3*4, 4*6 (mỗi loại tầm 04 cái)
– Một quyển sổ ghi chú: Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học của bạn cùng tên những người có trách nhiệm , người quen , nhà bạn ở…. Không ghi những dữ liệu bí mật như: các mã khoá (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng….
2. Đồ dùng phục vụ cho học tập:
Ở Úc sách vở và những đồ dùng phục vụ cho việc học tập rất nhiều, tuy nhiên bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình những tài liệu, những vật dụng mà mình cảm thấy hữu ích để trong trường hợp cần có để dùng ngay. Sau đây là những loại sách và vật dụng học tập nên có:
– Sách chuyên ngành: Những thứ cần cho đề tài nghiên cứu của bạn (PhD và Master by Research only) . Đối với những bạn học Bachelor và Master Coursework không nên mang sách theo vì sẽ không dùng đến. Thư viện ở Úc có rất nhiều sách. Trường hợp ngành bạn học có Ebooks (như Software Engineering ) bạn nên mang theo dạng đĩa CD vì nó gọn nhẹ.
– Từ điển Anh – Việt chuyên ngành: Nếu có bản CD hoặc kim từ điển là tốt nhất. Việc sử dụng từ điển tiếng Việt sẽ khiến cho bạn dễ dàng nắm bắt nghĩa của từ nhanh hơn việc dùng từ điển Anh – Anh nhất là trong thời gian đầu của việc du học. Đối với các bạn học Bachelor nên luyện hiểu bài bằng tiếng Anh luôn sẽ có lợi hơn cho các năm sau khi khối lượng sách đọc tăng dần.
– Dụng cụ học tập: Bạn mang theo khoảng 1-2 cuốn vở, 1-3 thước kẻ nhưng mang theo nhiều bút và paper clip. Đa số các bài giảng sẽ được đưa lên Internet nên không cần vở. Tuy nhiên, cần nhiều bút Highlight để làm Presentation và các việc khác. Bút hightlight bên Úc rất đắt và không đẹp.
– Balô, túi đi học: 1-2 cái loại tốt. Balô và túi đi học bên Úc rất đắt, nếu mua những túi vừa túi tiền với du học sinh Việt Nam thì cũng là đồ “Made in China”. Vì vậy cùng số tiền đó bạn có thể mua được chiếc ba lô ưng í và chất lượng tốt hơn ở nhà.
– Máy tính cá nhân khi dùng để làm bài tập. Bạn nên tìm hiểu trước về model máy tính được phát cho sinh viên khi làm bài thi tại trường. Mua mang đi để học ở nhà và để thao tác được nhuần nhuyễn và không bị lúng túng với máy tính của trường. Có một số trường phép sinh viên mang máy tính cá nhân vào phòng thi như trường The University of New South Wales: CASIO fx-911w , The University of Sydney:CASIO fx85.
– Máy ảnh và Laptop: Bạn mang theo nếu có. Nếu định mua laptop bên Úc thì sẽ được đảm bảo về mặt bảo hành. Tuy nhiên, giá laptop ở Úc cao hơn ở VN một chút.
3. Quần áo, tư trang cá nhân:
– Quần áo cá nhân: Bạn nên mang đầy đủ quần áo cho mùa hè và mùa đông đề phòng trường hợp mới sang đang lạ nước lạ cái bạn chưa thể mua sắm đồ rẻ đẹp và hợp túi tiền của mình. Khi đã quen rồi thì việc mua đồ bên Úc rất đơn giản nhất là ở Melbourne. Đồ jean và áo thun là trang phục phổ biến nhất, thuận tiện nhất cho bạn.
– Quần áo ấm: Áo len, áo gió, khăn quàng cổ, bao tay, đủ để thay đổi và đủ ấm.
– Tất/vớ: Càng nhiều càng tốt. Ở Việt Nam sản phẩm phong phú hơn và rẻ hơn rất nhiều.
– Chăn gối, ga trải giường: kích thước thông dụng 140×210 , 180×210 , 210×210. Giá ở Việt Nam rẻ hơn nhưng tốt nhất chỉ mang theo vỏ chăn và vỏ gối thôi, phần ruột có thể mua khi sang Úc.
– Giày dép: 2 đôi giày thể thao, 1 đôi giày da để dùng trong những dịp trang trọng vì giày dép da ở bên Úc rất đắt. Ngoài ra bạn nên mang 1-2 đôi dép để đi trong nhà.
– Kính cận: Bạn nên đo mắt và mang phòng ít nhất 2 bộ kính. Giá kính ở Úc rất mắc và bảo hiểm y tế cho sinh viên không gồm mắt kính.
– Khám răng: Bạn nên trám răng ở Việt Nam nếu cần trước khi sang Úc phí nha sỹ bên Úc rất cao. Bảo hiểm của sinh viên không bao gồm dịch vụ vể nha sỹ.
– Đồ sinh hoạt cá nhân: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, gương lược,… đủ dùng cho bạn.
4. Một số đồ dùng bạn có thể tham khảo
– Ổ đổi điện: Dù có mang đồ điện tử từ Việt Nam sang Úc hay không thì bạn vẫn nên mang ổ đổi điện để khi cần là có ngay dùng. Bạn nên mua vài cái chuyển đổi ổ cắm nhưng nên chọn loại chân cắm dẹt chéo và mang thêm vài cái extention LiOa.
– Thuốc: Cảm, đau đầu, đau bụng, viêm lợi, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu xoa, Vitamin… đủ dùng để khi mới sang cần là dùng ngay.
– Điện thoại di động: Tất cả điện thoại di động ở Việt Nam mang sang Úc đều dùng được (GSM). Khi sang Úc bạn chỉ cần mua sim của hãng di động bên này là xài được. Ở Úc điện thoai di động đắt hơn khoảng 1/3 so với Việt Nam.
– Nên mang theo ảnh gia đình, bạn bè và một số đĩa nhạc yêu thích… vì chúng sẽ giúp bạn đỡ nhớ nhà trong thời gian đầu.
– Dụng cụ thể thao: Với môn thể thao nào thích nhất bạn nên mang theo đồ cho mình. Ngoài ra kính bơi và quần áo bơi cũng nên mang đi vì nó cũng nhỏ gọn và đề phòng dùng đến là có không cần phải đi mua ở Úc thêm đắt đỏ. Nếu mua ở Việt Nam nên mua đồ tốt vì tính ra tiền Úc vẫn rẻ hơn về chất lượng.
– Các loại phần mềm: Chỉ mang theo nếu bạn thấy thật cần. Các phần mềm thông dụng như (Win, Office, Photoshop…) có thể mượn các sinh viên đi trước. Nếu bạn mang đi thì nên giấu kín, vì bạn sẽ bị phạt nếu hải quan Úc phát hiện.
– Ô, dù: Dùng khi trời mưa. Bạn nên mang loại ô dù tốt và gọn nhẹ.
– Thức ăn: khi mang theo đồ khô, luật kiểm dịch của Úc rất nghiêm. Bạn sẽ bị phạt nếu mang theo thức ăn mà không khai báo. Tất cả đồ biển khô (mực,cá,tôm khô ), ô mai, chè, cà phê, bánh đậu xanh đều được cho phép mang vào Úc sau khi khai báo.
– Ruốc/chà bông: cũng có người mang được có người không. Nếu muốn mang theo mà không bị tịch thu nên đóng gói cẩn thận, kiếm vài cái nhãn thật đẹp dán lên để có vẻ là đồ đã qua xử lý cẩn thận là không mang theo mầm bệnh. Thức ăn làm từ thịt bò sẽ bị hải quan Úc tịch thu.
– Mì, cháo, miến ăn liền: Mang được. Nhớ là phải khai báo, không mang các loại mì, cháo, miến có gói thịt ướt bên trong.
5. Hành lý và những lưu ý
– Mỗi kiện không được quá 31 kg. Nếu quá bạn sẽ phải bỏ bớt đồ sang túi khác. Nên kiểm tra hành lý có bị quá cân không trước khi ra sân bay.
– Dán tên, địa chỉ nơi đến, số điện thoại liên lạc lên tất cả túi hành lý.
– Ghi lại đồ đạc đóng gói trong mỗi vali để tiện trình báo trong trường hợp hành lý bị thât lạc.
– Nếu bạn mang theo thức ăn và vật dụng làm từ gỗ, bạn phải khai báo và làm thủ tục hải quan tại cửa đỏ. Nên để tất cả các thứ đó riêng ra 1 túi, để khi khai báo cho được nhanh, như thể bạn không phải mở vali chính ra (trừ khi gặp nhân viên hải quan quá khắt khe). Nếu bạn không có gì để khai báo thì bạn có thể đi ra cửa xanh. Trước khi máy bay hạ cánh, tiếp viên sẽ đưa cho bạn một tờ khai để điền xem là bạn có mang theo những thứ cần phải khai báo hay không. Hải quan Úc đặc biệt khắt khe trong việc kiểm dịch thức ăn.