CHỊ TIẾN NGUYỄN – GIÁM ĐỐC MELLINK CẢNH BÁO 5 DẠNG LỪA ĐẢO TẠI ÚC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Chị Tiến Nguyễn – Giám đốc MelLink, hiện là thành  viên tích cực của Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne, với nhiều kinh nghiệm sống và làm việc tại Melbourne, sau bài cảnh báo lừa đảo liên quan tới visa 188, chị Tiến Nguyễn và Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne đã nhận được nhiều đề nghị muốn có thêm nhiều bài tương tự để các thành viên nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng biết các tình huống lừa đảo và có biện pháp để tránh rơi vào tình trạng đó. Vì vậy chị Tiến Nguyễn đã tiếp tục chia sẻ thêm về những dạng lừa đảo khác như sau:

1. Lừa đảo hôn thê giả tại Úc: Như các bạn đã biết , các chính sách ngày càng thắt chặt thế nên việc kết hôn thật cũng đã phải đợi rất lâu và không dễ dàng chứ chưa nói đến kết hôn giả. Cái thời hơn 20 trước đây mọi thứ đều dễ hơn, giá tiền thấp hơn, thời gian xét duyệt nhanh hơn. Sau này một loạt luật mới được áp dụng như limit việc bảo lãnh người, phải chờ sau bao lâu mới được bảo lãnh lại, tư cách người bảo lãnh  (mời các MARA vào verify xem đã áp dụng chưa nhé), người có quốc tịch sẽ bị tội nặng nếu phát hiện làm rởm,  thời gian xét duyệt dài “kinh hãi” … Chưa kể đối tác được giới thiệu cũng trời ơi đất hỡi lắm. Các em hãy nhớ là những người good profile (có việc làm ổn định, có tài sản), hiếm khi họ chịu vì khả năng họ bị mất tài sản sẽ khiến họ không chịu rủi ro để làm mấy chuyện đấy. Hơn nữa họ đi làm đủ , thậm chí là thừa để sống sung sướng thì họ sẽ ko có nhu cầu kết hôn giả. Trừ khi hy hữu họ phải lòng “cô dâu,” , “ chú rể “ cần giúp. Còn đại đa số là các bố , mẹ đợn thân, ăn trợ cấp nhà nước , còn đáng sợ hơn là đường dây là “Tây” nghiên ngập, thâm chí “cầu bất cầu bơ”. Chưa kể một loạt các “myth” được đưa ra bao gồm: làm lễ tại nhà thờ sẽ có PR ngay vì bên này họ tín ngưỡng cao, kết hôn đồng giới sẽ được xét nhanh do họ “thương cảm” minh đồng giới…… Nhiều người mất tiền, mất thời gian vô cùng và phải về nước do hỏng việc. Do đó kể cả bạn cảm thấy sắp chết đuối cũng đừng cố theo cọc này, vì nó ko hẳn là cọc cho minh đâu. Một số các sinh viên còn được môi giới cho các “đối tác” nghiện bạc, suốt ngày còn bị đe dọa để mõi tiền nữa… Hãy kết hôn thật với người bản địa, có rất nhiều trang tìm bạn đời uy tín như RSVP, Ehamony vv 

2.  Lừa đảo VISA working holiday: cái này bắt đầu trở thành trào lưu lừa mới do luật thay đổi và người từ VN được xin VISA này để sang Úc làm. Luật labour hire 2018 đã yêu cầu các công ty cung cấp lao động phải có giấy phép, bắt đầu xin từ 29/04/2019-30/10/2019. Các host company ( nơi nhận người làm từ các cty labour hire) sẽ nhận chỉ từ những công ty có giấy phép.  Và yêu cầu cho đương đơn cũng ghi rất rõ về bằng cấp cần như thế nào,  giới hạn tuổi tác ra sao cũng như minimum 4.5 Ielts. Thế nhưng các đối tượng lừa đảo vẫn lợi dụng cơ hội nhắm vào những vùng miền nghèo của Việt Nam để lừa bịp. Rất nhiều người đã deposit cả chục ngàn đô la và vẫn chưa thấy thông tin gì cả, tiền mất còn ôm một cục nợ vào thân.

3. Lừa đảo góp vốn để được PR: Hình thức này hay xảy ra cho du học sinh đang sống tại Úc. Có nghĩa là một số bộ phận tiểu thương offer rót vốn vào doanh nghiệp của họ để được ở lại, theo visa nào chưa rõ luôn. Rất nhiều phụ huynh tin tưởng ( vì trường hợp người nhà lừa nhau rất nhiều) gửi hàng trăm nghìn sang mới hy vọng con học xong sẽ đạt tiêu chuẩn vào PR do đã làm chủ 1 doanh nghiệp tại Úc. Nhiều nạn nhân khi check ra thì hỡi ôi, còn ko có tên trong company luôn. Tiền đã trao mà cháo thì không được múc ….

4. Lừa đảo dưới dạng bảo trợ: dạng này rất phổ biến. Mình đã từng nghe những em học sinh ngây ngô trình bày như sau: họ bảo bình thường 200.000AUD , nhưng quen mẹ em nên chỉ lấy 150.000AUD, họ sẽ khai thuế cho em, sau vài năm em lên PR ( nghe có vẻ giống 457 cũ hoặc 482 mới). Thế nhưng khi hỏi thế nghề nghiệp của em là gì: ko biết (????). Nhiều gia đình ngây thơ đến mức tin là cứ có chủ đứng ra bảo lãnh, con minh sẽ ở lại được. Việc chủ muốn bảo lãnh cũng phải đạt được yêu cầu của Sở di trú chứ không phải chủ nào cũng bảo lãnh được. Sau đó còn chứng minh cái công việc này có thực sự có cần thiết phải được bảo lãnh nữa không, vì có nhiều trường hợp bị từ chối, họ ko tin công ty này cần đến cái job đấy. Ví dụ nhà hàng bé tẹo 2 nhân viên mà đòi bảo lãnh quản lý nhà hàng, hay shop tàu thực chât khai có 2 người part time nhưng cần project manager …… Tệ hại hơn nữa là có chủ hàng phở gạ gẫm bảo lãnh cho chef để lấy 80.000AUD. Các bạn chỉ cần gặp một MARA có tâm họ sẽ nói luôn là nghe kinh hãi như nào. Những trường hợp này toàn trong nội thành Melbourne chứ ko phải ngoại tỉnh để còn cãi thêm gì được cả.

5. Lừa đảo Visa tị nạn: Cái này ác nhất, đánh vào những người ở lậu, các học sinh nới hoai visa đi học không xong. Toàn deposit 10-30.000AUD để hy vọng được visa này. Mình có được nghe chưa thấy tiền lệ chưa ai được loại này gần đây, họ ở lại được vì sau lại lấy vợ , lấy chồng thật trong lúc chờ, cái này nhờ các chuyên gia vào đưa thêm thông tin để kiểm chứng cũng như cho các hội viên tham khảo. Lần trước có một nhóm gần 10 bạn cùng nhau kiện một bên nào đấy lừa đảo họ và cũng được một MARA hay tham gia trên hội vào giúp đơc họ và chưa kể vụ một linh mục rởm bị bêu rếu trên hội. Điều đấy cho thấy rất nhiều người bị lừa, còn những người visa đang không có “số má” nào cả thì thôi , chắc chẳng dám lên tiếng luôn.

Vậy làm thế nào để tránh hay giúp bạn bè người thân minh tránh những chuyện như này?

Thứ nhất: Hãy bỏ kiểu làm việc, tôi đưa một cục tiền , anh lo hết. Ở bên này luật pháp rõ ràng, các bạn phải hỏi rõ visa số hiệu nào, từ đấy lên trang mạng sở di trú , thậm chí gọi điện để kiểm chứng. Ví dụ họ bảo mua tiệm nail này đi, sau vài năm anh được ở lại theo visa 186 , hãy tra visa 186 yêu cầu gì, nghề nghiệp của minh tại sao lại liên quan đến cái tiệm nail này? Mình phải luôn chủ động trong việc trọng đại của minh.

Thứ hai: giờ thông tin rất nhiều, nếu bạn cảm thấy chưa thực sự hiểu thông tin , hãy chi tiền để được tư vấn. Đại đa số các MARA sẽ trừ tiền tư vấn nếu sau này bạn làm hồ sơ bên họ. Thế nên lúc đi tìm hiểu thông tin cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc để xác định MARA này có gioỉ vấn đề minh cần nhờ vả không.

Thứ ba: Không làm việc với những đối tác ko có MARA vì khả năng là cò mồi , lừa đảo cao. Rất nhiều trường hợp ở VN đi qua trung gian (ko có gì là xấu cá) nhưng không bao giờ được gặp trực tiếp MARA làm hồ sơ của minh để hỏi, kiểm chứng những điều minh chưa thực sự hiểu. Chưa kể là cò mồi còn hay “tam sao thất bản” lời của MARA.

Thứ tư: có thể lên hội hỏi qua để được nghe những thông tin bổ ích từ các MARA sinh hoạt trong hội. Hãy nghe những điều minh CẦN nghe chứ đừng nghe điều minh MUỐN nghe. Cái khổ của những người hay bị lừa là họ quá thích điều họ muốn nghe, họ say mê đến mức nghe phân tích cúng ko tin, cứ đặt niềm tin vào bên lừa đảo. 

Hy vọng các bạn có thêm thông tin để cảnh giác trước những  mánh lừa đảo trên!

Explore more

spot_img

NHỮNG LƯU Ý VỀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VISA DU HỌC...

Không giống như du học Pháp, hay du học Thụy Sĩ, tất cả mọi du học sinh, ai cũng dứt khoát phải đích thân...

10 trường “đại học xanh” nhất tại Úc

Nhắc đến đất nước Úc không thể không nhắc đến sự đa dạng về thiên nhiên cũng như những sinh vật sống độc đáo...
du lịch nước úc tươi đẹp

Đón tết Nguyên đán 2020 lớn nhất từ trước đến nay...

Được tổ chức hàng năm, nhưng năm nay thành phố Sydney - Australia hứa hẹn sẽ đem đến một lễ hội đón Tết Nguyên đán...

Du học Úc: Cụ thể cần chứng minh tài chính như...

Hiện nay chính sách chứng minh tài chính đã được Chính phủ Úc nới lỏng hơn trước. Tuy nhiên, việc bạn chứng minh được...
tư vấn định cư úc

Chương trình mời gọi nhân tài đến định cư Úc –...

Chương trình tìm kiếm tài năng toàn cầu Global Talent - Independent Program (GTIP) mới được Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di...
mellink - tư vấn du học úc

Năm 2020: Những ngành nghề có nguy cơ bị loại khỏi...

Tại Úc, những ngành nghề thuộc diện định cư tay nghề được thay đổi  hàng năm, tùy thuộc vào Bộ Việc làm, Kỹ năng, Doanh nghiệp...
tư vấn du học và di trú Úc - MelLink

Vietnam Airlines khuyến mại vé các chuyến bay giữa Việt Nam...

Vietnam Airlines đang có chương trình giảm giá vé máy bay cho các chặng bay giữa Việt Nam và Úc. Hiện có 02 chương...
học bổng du học úc

50 suất học bổng Thạc sỹ 2020 đã được Chính Phủ...

50 suất học bổng Australia Awards đã được Chính phủ Australia trao cho các lãnh đạo tiềm năng của Việt Nam vào ngày 22/11...