Home Blog Page 13

Cập nhật học bổng trường ĐH Monash cho kỳ nhập học tháng 7/2019

0

Thông tin mới nhất MelLink vừa nhận được liên quan đến học bổng trường ĐH Monash cho khóa học bắt đầu từ tháng 7/2019. Theo đó trường ĐH Monash có những suất học bổng sau:

  1. Học bổng do khoa tài trợ:

Học bổng này không cần phải nộp đơn xin cấp riêng và sẽ được cung cấp tại thời điểm đề nghị khóa học được thực hiện.

2. Học bổng MUFY và Monash College Diploma grants: trị giá 5.500 đô la (số lượng có hạn)

3. Học bổng toàn đại học năm 2019 (học kỳ 1 và học kỳ 2): 4suất học bổng lãnh đạo quốc tế Monash và 31 suất học bổng bằng khen quốc tế Monash (tham khảo thêm trong link https://mellink.net.au/news-and-events/cap-nhat-hoc-bong-nam-2019-truong-dh-monash/)

4. Học bổng Kỹ sư Xuất sắc Quốc tế 2019:

Học bổng được cấp cho ứng viên hiện đang học lớp 12 (hoặc tương đương), hoặc hoàn thành năm 12 (hoặc tương đương) trong năm trước và chưa thực hiện bất kỳ nghiên cứu đại học nào khác.

Những sinh viên đã hoàn thành khóa học Dự bị khác với Năm Dự bị Đại học Monash (MUFY) sẽ không đủ điều kiện.

Điểm MUFY cut-off là 88,75% với điểm tiếng Anh là 65%

Đã đạt được điểm ATAR tối thiểu tương đương 95,00 (điểm trung bình 12 năm Việt Nam khoảng 8,8-9). Ví dụ, học sinh cấp GCE A sẽ cần tổng điểm 14 điểm để đủ điều kiện nhận học bổng. Sinh viên IB sẽ cần một số điểm 36 điểm. (Phải có một đề nghị vô điều kiện hoặc cung cấp có điều kiện đáp ứng các yêu cầu tiếng Anh để đăng ký vào bất kỳ bằng cấp kỹ sư đơn hoặc kép nào.)

Bạn có thể xem thêm trong hình ảnh đính kèm!

Nguồn: ĐH Monash
Nguồn: ĐH Monash

Chúc các bạn may mắn!

Chia sẻ của chị Tiến Nguyễn – Cựu du học sinh Úc về vấn đề làm thêm, xin việc tại Úc (phần 2)

0

MelLink xin trích đăng bài chia sẻ của chị Tiến Nguyễn – Cựu du học sinh Úc, một thành viên tích cực của Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne và cũng là một thành viên sáng lập nên MelLink. Lần này, chị Tiến Nguyễn chia sẻ xoay quanh vấn đề việc làm thêm, quan hệ giữa chủ và nhân viên, kinh nghiệm xin việc để giúp các bạn du học sinh có thêm nhiều kiến thức cho quá trình tìm việc làm thêm của mình.

Các bạn sinh viên thân mến!

Do nhu cầu xin việc làm thêm ngoài giờ  học chưa bao giờ hết nên chị xin chia sẻ rõ hơn để các bạn có thêm nhiều thông tin liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và các cơ hội của minh khi đi xin việc cũng như các vấn đề hay gây tranh cãi xung quanh mối quan hệ quan hệ giữa chủ (người thuê) và nhân viên (người được thuê).

Có những thực tế không đẹp vẫn đang diễn ra dày đặc trên nước Úc, đó là tình trạng du học sinh đi làm các công việc nôm na là chân tay, lao động cấp 1 và bị bóc lột. Bóc lột ở đây có nghĩa là bị trả thấp so với mặt bằng chung hay lương chuẩn của Fair work, không được trả các ngày nghỉ, ngày lễ hay rate đúng nếu làm cuối tuần hay thêm giờ, không được trả super hoăc làm casual nhưng mức lương bị quá thấp.

Từ góc độ sinh viên: đây là một vấn nạn, một sự xấu xí tham lam của việc người Việt bóc lột người Viêt. Bị khinh bỉ, rẻ rúm coi thường, bị đuổi việc tức tưởi hay không ít các trường hợp kỳ thị vùng miền. Đa phần các em sinh viên khát việc và tiếng Anh chưa tốt nên đã chấp nhận những sự đối xử không đẹp, không công bằng và không văn minh như vậy. Chưa kể là một số em đi làm lố giờ nên bị chủ đe dọa, do sợ ảnh hưởng tương lai nên đành chấp nhận và cam chịu. Trước kia một số em quá bức xúc còn đòi lập list đen để tránh cho những người đi sau thì đủ hiểu là vấn nạn này phổ biến thế nào.

Từ góc độ của chủ: nhiều du học sinh không chăm chỉ, không có kinh nghiệm, không có ý tứ và đi làm không có tâm nên việc đòi hỏi lương theo chuẩn ngay khi mới đi làm là không thể. Chỉ khi bạn làm một thời gian và khẳng định được mình thì bạn sẽ được yêu quý và lên lương đúng mức. Đây đang chỉ bàn đến góc độ của những chủ đàng hoàng, có tâm, không bao gồm những chủ tham lam và coi người như rác.

Ngoài ra việc các doanh nghiệp Việt Nam thường hay cạnh tranh bằng giá nên cũng là hậu quả dẫn đến việc bóc lột cả nhân viên lẫn bản thân họ. Cái này thực ra vừa đáng thương vừa đáng trách, đáng thương ở chỗ là lợi nhuận eo hẹp, không theo nổi chuẩn chung của xã hội, còn đáng trách là thiếu thông tin, thiếu hiểu biết và thiếu sự sáng suốt ngay từ lúc mua, lập doanh nghiệp. Khi mở doanh nghiệp chỉ do là thấy có cơ hội kiếm tiền, có việc chứ chưa tính toán những rủi ro và bất trắc của doanh nghiệp một cách nghiêm túc.

Vậy các em cần biết những điều gì khi đi xin việc?

Khi nào thì chủ không cần trả tiền? (Unpaid work)

1. Nếu đã có kinh nghiệm, các em có thể yêu cầu chủ cho trial để có cơ hội thể hiện kinh nghiệm minh đã biết. Với những công việc như làm móng, bồi bàn, kitchen hand, sẽ không mất thời gian để trial. Work trial không phải trả tiền nhưng phải có người supervise trực tiếp, và mục đích để chứng minh kinh nghiệm cụ thể. Do đó mà trial đén cả tuần , cứ tự lau tự chùi và phải nhìn người khác để làm theo thì đấy không phải work trial, và chủ phải trả tiền vì đó là đi làm. 

2. Internship, work experience, work placement: Nôm na là đi học kinh nghiệm, thường là qua các khóa học hoặc học viên đang theo học một khóa training tại cơ sở làm việc. Có những y tá làm unpaid đến 12 tuần theo khóa học của các trường để đủ điều kiện bằng cấp của họ.

3. Volunteer (tình nguyện viên) cho các tổ chức từ thiện.

Có nhiều chủ kéo dài thời gian trial bằng cách gọi là đi học việc, nhưng nếu đi học việc là phải được hướng dẫn, giám sát bởi nhân viên có kinh nghiệm và có tiêu chuẩn để đánh giá rõ ràng về mức độ “được việc” của nhân viên chứ không đơn thuần là bắt làm hết việc nọ việc kia mà ko biết đúng sai hay có feedback từ trainer của minh.

Đến 01/10/2019 ( thực ra bắt đầu tù 01/07/2019-30/09/2019) này, sở thuế cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ dùng single payroll touch ( báo cáo lương nhân viên trực tiếp lên sở thuế qua các phần mềm kế toán), do đó việc khai báo cũng như cơ hội để hiểu rõ về trách nhiệm của chủ sẽ rõ ràng hơn rất nhiều so với trước. Với việc luật pháp ngày càng chặt chẽ và bảo vệ quền lợi người lao động, cơ hội để có một công việc yêu thích và fair pay sẽ không còn quá xa với với các bạn du học sinh.

Lời khuyên của chị cho các bạn du học sinh trẻ tuổi có ý định hoặc đang loay hoay tìm kiếm việc làm thêm là:

1. Thật thà với bản thân, phải biết mình biết ta: Biết được ưu điểm và nhược điểm của mình để sẵn sàng tìm kiếm một công việc phù hợp nhất. Đừng so sánh và đòi hỏi những thứ vượt quá khả năng của mình. Đừng tâm thế bi quan theo kiểu: ở nhà không bao giờ khổ như này. Hãy nhớ, có khổ mới thành công được.

2. Khi đi tìm việc mà chưa có kinh nghiệm, hãy chấp nhận học việc để có kinh nghiệm: Mà đã đi học việc là cũng phải có tâm chứ đừng đi với tâm thế : ôi giời có tiền đâu mà phải cố. Người chăm chỉ và có tâm sẽ luôn luôn có cơ hội tốt.

3. Cân bằng gánh nặng kinh tế hiện tại với kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai thay vì cứ bù đầu vào một công việc không giúp mình khắc phục những nhược điểm khi đi làm. Điều này tưởng như quá khó đối với một số sinh viên tự túc toàn phần nhưng nếu các em xác định mục tiêu nào quan trọng hơn, củng cố tiếng Anh để cho PR sau này hay tiếp tục cày để nuôi Visa thì các em sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn cho mình.

4. Đừng nên chê bai rẻ rúm công việc nào cả, vì kinh nghiệm có được từ cuộc sống không bao giờ là thừa cả. Mọi công việc có thể bớt nhàm chán và trở nên thú vị sẽ tùy theo thái độ tích cực của mình.

5. Đừng sợ va chạm ở những môi trường mới, công việc cho du học sinh không chỉ gói gọn ở bồi bàn, kitchen hand, khuân vác ở shop tàu, bán hàng, làm móng…. Những công việc volunteer cho các hội thừ hiện, nhà thờ, chùa nhiều lúc đem lại các mối quan hệ vô cùng quý báu cho chúng ta trong cuộc sống. rât nhiều backpacker châu Mỹ la tinh tiếng Anh cũng rất khó nghe mà họ vẫn làm trong các nhà hàng lớn, bán mỹ phẩm ở trung tâm thương mại, trông phòng lab trong trường vv .. Do đó cơ hội không hề ít nếu các em tự tin đúng sở trường của mình.

6. Thuê dịch vụ employment service tìm việc phù hợp cũng như training cho minh thêm các kinh nghiệm trước khi bắt tay vào việc cụ thể.

7. Khai thác nhiều nguồn thông tin trên mạng về việc làm thay vì gò bó trong các lời rỉ tai trong cộng động người Việt ( kiểu muốn nhiều thì làm gà, học làm móng đi vvv)

Hy vọng sau bài này các em có thêm nhiều ý tưởng tìm việc và quan niệm không bị bó hẹp như trước nữa nhé!! Chúc các em thành công và tự tin hơn trong cuộc sống vì là du học sinh, chắc chắn các em đã có thể tự hào về việc muốn khám phá cái mới, muốn cuộc sống tốt hơn và chấp nhân tự lập sớm!!

2019: Trường Đại học Deakin – Úc nằm trong TOP 100 trường đại học tốt nhất trên Thế giới về ngành Truyền thông và Báo chí

0

Theo thông tin MelLink mới nhận được từ trường Đại học Deakin – Úc, trường chính thức nằm trong  TOP 100 trường đại học tốt nhất trên thế giới về ngành Truyền thông và Báo chí theo bảng xếp hạng QS World University 2019. Đây là một kết quả tuyệt vời, phản ánh những nỗ lực của Deakin đối với việc đào tạo ngành Truyền thông, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển chung và sự cam kết của trường về kết quả đào tạo và học tập.

Các khóa học về Truyền thông và Báo chí của Deakin cung cấp cho phép học viên lựa chọn một trong ba chuyên ngành mà mình yêu thích để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, đó là Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (PR). Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tìm hiểu những kỹ năng hữu ích khác từ lĩnh vực sản xuất truyền hình, thiết kế, sáng tạo, viết và nhiều hơn. Chương trình Thạc sỹ Truyền thông tập trung nghiên cứu chuyên ngành hoặc có sự kết hợp của các ngành khác nữa.

Môi trường học tập chuyên nghiệp

Chương trình Truyền thông tại Deakin mang đến cho sinh viên cơ hội thực tập thực tế, nghiên cứu trong nước hay các ngành công nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm học tập, làm việc. Các khóa học được thiết kế phù hợp nhất với xu hướng phát triển hiện tại của ngành, giảng viên là các chuyên gia hoạt động, truyền đạt kiến thức chuyên môn của họ cho bạn.

Chương trình đào tạo

Với chương trình Cử nhân Truyền thông tại Đại học Deakin, bạn có thể chọn 1 trong 3 chuyên ngành chuyên sâu phù hợp với năng lực, sở thích của mình như Báo chí, Truyền thông đa phương tiện và PR, đồng thời nghiên cứu trong suốt từ năm 1 đến năm 3. Sau khi hoàn thành 3 năm của chương trình Cử nhân thì học viên còn có cơ hội học thêm một khóa danh dự (Honours).

Báo chí

  • Thực tập tại cơ quan báo chí, truyền hình hoặc đài phát thanh
  • Tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ mới nhất
  • Sản xuất tin tức trong năm thứ 3

Truyền thông kỹ thuật số

  • Phám phá lý do tại sao quảng cáo, người nổi tiếng đều cần đến các nhà truyền thông hàng đầu
  • Tiếp xúc với các phương tiện truyền hình truyền thông mới, làm việc với các chuyên gia
  • Loại hình làm việc trực tuyến, đảm bảo cho một sự nghiệp thành công

PR

  • Thực tập với việc xây dựng mối quan hệ từ những lớp học
  • Khám phá hiệu ứng truyền thông của xã hội về truyền thông chuyên nghiệp
  • Vượt ra ngoài quy chuẩn và kết nối với thông tin liên lạc về đạo đức

Cho dù ở bậc đại học hay sau đại học thì bạn sẽ được tiếp thu và phát triển kiến thức từ tổng quát đến nâng cao, rèn luyện những kỹ năng công nghệ, hiểu biết, định hướng cảnh quan và phương tiện truyền thông

Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS 2019 cũng thể hiện thành công của Deakin, trên một loạt các lĩnh vực khác. Deakin năm nay được xếp hạng trong 24 môn tăng  một môn so với năm ngoái, với thứ hạng mới trong Top 100 toàn cầu về Nghệ thuật biểu diễn.

Deakin cũng được xếp hạng trong top 1% trên toàn thế giới về:

Kiến trúc và môi trường xây dựng

Kế toán và tài chính

Nghiên cứu kinh doanh và quản lý

Khoa học máy tính và hệ thống thông tin

Kinh tế và Kinh tế lượng

Giáo dục

Kỹ thuật điện

Nghiên cứu môi trường

Pháp luật

Kỹ sư cơ khí

Dược phẩm

Những ngôn ngữ hiện đại

Điều dưỡng

Chính trị và nghiên cứu quốc tế

Triết học

Tâm lý học

Môn học liên quan đến thể thao

Xã hội học

Tại sao bạn nên chọn học tại trường Đại học Deakin?

Thứ hạng của trường được đánh giá như sau:

– Top 1% các trường đại học hàng đầu thế giới (theo ShanghaiRankings Academic Ranking);

– Top 10 tại Australia và  top 3 tại bang Victoria (theo ARWU 2018);

– Top 50 trường đại học trẻ tốt nhất thế giới dưới 50 năm tuổi (theo QS Top 50 under 50 và ARWU 2018);

– Xếp hạng 5 sao về cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới, nghiên cứu và giảng dạy, cơ hội việc làm cho sinh viên (theo QS rankings 2018);

– Top 3 tại Australia về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp nhờ vào chương trình học linh hoạt, tập trung vào thực tiễn và liên kết chặt chẽ với các công ty đầu ngành (theo Times Higher Education Australian Employability Rankings 2016);

– Top 1 tại bang Victoria về mức độ hài lòng của sinh viên trong suốt 8 năm liền (2010 – 2017), theo Khảo sát Sinh viên Australia.

– Là sinh viên Deakin, bạn sẽ được tự do chọn lựa ngành học phù hợp với năng lực và sở thích trong hơn 500 chương trình ở đa dạng cấp độ, từ cử nhân đến thạc sĩ, sau đại học. Trong đó, có không ít ngành học được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy (theo QS Rankings by Subject, 2018 và ARWU, 2016-2017), bao gồm:

– Top 1 thế giới về chuyên ngành Khoa học Thể thao;

– Top 24 thế giới về chuyên ngành Điều dưỡng;

– Top 30 thế giới về chuyên ngành Giáo dục;

– Top 150 thế giới về các chuyên ngành Tài chính – Kế toán, Kiến trúc, Kinh doanh, Truyền thông, Khoa học Máy tính, Khoa học Năng lượng, Luật, Sức khoẻ Cộng đồng, Tâm lý và Khoa học Xã hội và Quản lý;

– Top 250 thế giới về chuyên ngành Kinh tế, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật & công nghệ, Khoa học Môi trường, Ngôn ngữ, Kỹ thuật Cơ khí, Y khoa.

Nguồn: Trường ĐH Deakin Úc

Học Âm nhạc tại Học viện Box Hill

0

Box Hill Institute là một trong những học viện kỹ thuật, đào tạo nghề lớn và lâu đời nhất nước Úc. Trường thu hút hàng ngàn sinh viên Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung đăng kí học với các chương trình đào tạo nghề chất lượng cao. Hơn 40 ngàn học sinh sinh viên đã có một quyết định đúng đắn – lựa chọn Học viện Box Hill, một địa chỉ đào tạo của thế kỷ 21. Hơn 1.800 sinh viên quốc tế từ hơn 60 quốc gia cũng đang học tập tại Học viện Box Hill.  Các khóa học tại Box Hill đảm bảo sinh viên đạt được những kiến thức và kỹ năng được công nhận trên Thế giới, trang bị cho sinh viên những kỹ năng tốt để họ sẵn sàng làm việc và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Sinh viên của trường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Box Hill đem lại cho sinh viên hàng loạt các chương trình chuyển tiếp lên những chương trình cao hơn, bao gồm chương trình cử nhân. Box Hill cũng có quan hệ đối tác với các trường: Australia Catholic University, Deakin University, La Trobe University và Monash University, nơi bạn có thể chuyển tiếp chương trình học của mình.

Chương trình học của trường gồm: Cử nhân (khoá 3 năm) về Mạng máy tính, Công nghệ sinh học, Sáng tạo, Âm nhạc ứng dụng và khoá học mới 2 năm lấy bằng Associate Degree về Thương mại.

Trong đó, nổi bật là chương trình học Âm nhạc. Học viện Box Hill đã dẫn đầu giáo dục âm nhạc đương đại ở Úc kể từ năm 1981. Trường cung cấp một trong những chương trình học âm nhạc đa dạng nhất ở nước này từ chứng chỉ III cho đến Cử nhân và Bằng thạc sĩ. Trường đào tạo nhiều lĩnh vực bao gồm: hiệu suất, sản xuất, sáng tác, kinh doanh, âm thanh trò chơi, v.v. Trường có các khóa đào tạo như: Cử nhân kinh doanh ứng dụng trong ngành công nghiệp âm nhạc; Cử nhân Âm nhạc ứng dụng (Sáng tác), Cử nhân Âm nhạc ứng dụng (Biểu diễn); Cử nhân Âm nhạc ứng dụng (Sản xuất âm thanh) – tháng 7 năm 2019; Cử nhân sản xuất âm thanh – tháng 7 năm 2019; Bậc thầy về âm nhạc – Thực hành tạm thời (với mục Học thuật Yr12, IELTS 6.5 hoặc tương đương)

Các giáo viên của trường đã thực hiện hơn 100.000 hợp đồng biểu diễn ở mọi châu lục, thu âm hoặc sản xuất hơn 1.000 album và làm việc với hàng ngàn nghệ sĩ bao gồm: Meg Mac, ALPINE, Morrissey, Depeche Mode, Paul Kelly, Powderfinger, Boom Crash Opera, The Living End và Jimmy Barnes … Các giáo viên của trường đã làm việc với các nghệ sĩ bao gồm Lana Del Ray, Timberlake, Kings of Leon, Oasis, Red Hot Chili Peppers, Madonna, Blur, Green Day, Foo Fighters và Beyoncé.

Học viện Box Hill
Tư vấn du học Úc - Box Hill Institute

Năm ngoái, Học viện Box Hill đã hợp tác với phòng thu âm nổi tiếng nhất của Úc – Sing Sing – để mang đến một phòng thu đẳng cấp thế giới cho Box Hill. Cơ sở âm nhạc này, được đặt tên là Sing Sing East sẽ kết hợp các phòng thu âm hiện đại, địa điểm trực tiếp, phòng pha chế hậu kỳ, phòng sản xuất, phòng thực hành và không gian hội nghị kinh doanh âm nhạc. Danh tiếng của trường về sự xuất sắc trong âm nhạc đương đại được thể hiện bằng sự thành công của các cựu sinh viên. Một số sinh viên tốt nghiệp tại trường  đã được đề cử hoặc giành giải Grammy, Giải thưởng Aria, Giải Oscar và bộ ba j Unearthed. Sinh viên xuất sắc của trường  đã ghi âm, sản xuất, hợp tác với các chương trình của ca sỹ nổi tiếng thế giới như Katy Perry, Mary J Blige, will.i.am, Justin Bieber, Ed Sheeran, Dan Sultan và Kate Ceberano.

Trường có rất nhiều hoạt động liên quan đến âm nhạc và nghệ thuật. Sinh viên Âm nhạc và Thiết kế của trường vừa giới thiệu Sê-ri Box Hill mùa hè, một chuỗi 3 sự kiện sáng tạo diễn ra vào các tối thứ Sáu trong Box Hill Central.

Vào tối thứ Sáu, ngày 15 tháng 2 vừa qua, William J. Templar đã mang những giai điệu âm thanh sôi động của mình cùng với Nathan Wong và Bird Snake Ngày 22 tháng 2, cựu sinh viên của trường Beth và Nathan tham gia. Ngày 1 tháng 3, buổi tối có sự góp mặt của nghệ sĩ âm thanh Emily Soon, nữ ca sĩ nhạc pop indie Jess DeLuca và bộ tứ nhạc pop tâm lý Diamonds of Neptune.

Họ đã tiếp thu kiến thức và kỹ năng giúp cho họ có thể có được cơ hội tiến thân trong sự nghiệp cũng như trên con đường học vấn.

Tại sao chọn Box Hill?

– Là Học viện TAFE đầu tiên nhận được giải thưởng của Chính phủ Australia, giải thưởng xuất khẩu của Austrade & ACCI của Australia cho những sáng tạo nổi bật và những thành tích xuất khẩu trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn và chương trình đào tạo.

– Là Học viện TAFE đầu tiên nhận được Giải thưởng danh tiếng của Thống đốc cho Xuất khẩu trong Ngành Giáo dục ở bang Victoria, một lần nữa vào năm 2007 và rồi lại năm thứ 3 liên tiếp giành Giải thưởng Xuất khẩu của Thống đốc bang Victoria, giành Giải thưởng về Giáo dục và Đào tạo năm 2008.

– Giành giải thưởng trong 2 hạng mục – Giải thưởng Doanh nghiệp lớn Kinh doanh xuất sắc và Giải thưởng Phát triển bền vững trong số các giải thưởng Kinh doanh AustraliaTrung Quốc (AUSCHAM)

– Nhà cung cấp xuất sắc nhất năm 2004 và năm 2005 ở bang Victoria

– Là một trong 3 trường nằm trong danh sách bầu chọn Nhà cung cấp xuất sắc nhất trong năm của bang từ năm 2000 cho đến 2009, điều này thể hiện chất lượng hoạt động liên tục cao của Học viện

– Được bầu là Nhà cung cấp đào tạo xuất sắc nhất năm của bang Victoria về Thể thao, Giải trí, Nghệ thuật và Văn hóa trong số các giải thưởng SpArta năm 2008

– Giành giải thưởng trong 2 hạng mục tại Hội nghị Hiệp hội Marketing TAFE Australia – 2008

– Giành giải thưởng Kinh doanh xuất sắc Whitehorse cho Doanh nghiệp Vừa đến Lớn ở Thành phố Whitehorse năm 2004, 2005, 2006 & 2007

– Giành giải thưởng Kinh doanh xuất sắc Whitehorse cho Đối tác chiến lược năm 2004

– Giành giải thưởng Kinh doanh xuất sắc Whitehorse về Tập thể Công dân của Công ty cả năm 2003 và 2004 và nằm trong danh sách bình chọn năm 2006

– Là một cơ sở có tên trong Bảng vàng Kinh doanh Whitehorse năm 2008/2009

Kinh nghiệm xin việc tại Úc – chia sẻ của chị Tiến Nguyễn cựu du học sinh Úc (phần 1)

2

Trên trang Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne, chị Tiến Nguyễn đã có những chia sẻ rất sâu sắc về kinh nghiệm xin việc tại Úc. MelLink xin trích đăng để các bạn có thêm kinh nghiệm và thông tin trong quá trình xin việc nhé!

Các em du học sinh thân mến, do nhu cầu tìm kiếm việc làm không bao giờ hết nóng nên mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm xin việc với các em:
Với những bạn may mắn được giới thiệu việc làm hoặc được boss săn đón về cty họ đã gần như thành công trong phi vụ kiếm viêc, còn với những bạn đang tìm kiếm việc online trên seek.com, mycareer.com và nhiều website khác thì hãy chú ý đến những vấn đề sau:

  1. Resume phải ấn tượng, cô đọng , xúc tích và phù hợp với công việc mình đang kiếm. Khi công ty mình tuyển một position junior accountant, trong 1 ngày đã hơn 150 resume gửi đến. Do vậy những resume dài dòng, không thấy có mối liên hệ rõ ràng bị loại đầu tiên. Thông thường các nhà tuyển dụng họ không dành quá 10 giây cho resume của các bạn nếu ngay trang đầu chưa thấy có sự liên quan đến công việc họ tuyển. Đừng nên tập trung vào quá trình học quá nhiều, mình đã cười rất to khi xem một resume có cả list tên trường tiểu học (bạn này còn chuyển trường khác nhau). Thực ra bạn chỉ cần nêu khóa học cao nhất, tuy nhiên nếu bạn học trường trung học danh tiếng khiến chúng tôi phải nghĩ ngay là bạn hẳn phải học giỏi…
    Có nhiều mẫu resume để tham khảo và nói thật, ngay trang đầu mình đã muốn biết kinh nghiệm công việc của bạn ra sao. Nhiều bạn cho rằng càng dài càng tốt, không nên trừ khi bạn đang xin một vị trí vô cùng quan trọng yêu cầu rất nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm không liên quan lắm cũng không nên mất thời gian kể lể ra. Ví dụ như xin việc lái xe folklift trong kho lạnh thì bạn chỉ cần nói rõ có bằng bao lâu, làm bao nhiêu năm là đủ, đừng nhồi nhét kinh nghiệm đã làm cleaner, bồi bàn, call centre… Thế nên tốt nhất sau phần qualification ngắn gọn nên tập trung vào experience đã làm gì với công việc và tại chỗ làm nào. Resume nên trình bày đẹp, phông chữ đẹp , đều.
  2. Nên có cover letter để gây ấn tượng: Khi gửi cover letter, bạn đã khéo léo báo cho người tuyển dụng biết vì sao nên chọ bạn. Ví dụ các công việc đòi hỏi kinh nghiệm bạn có thể nói luôn là tôi đã có xyz năm kinh nghiệm. Các công việc đề cao tính thẩm mỹ như designer bạn có thể khoe thành tích đã đạt giải của mình. Có cover letter còn nói rõ tôi nên chọn anh í vì anh í là một người đàn ông gia đình có trách nhiệm và sụ trung thành cao, có home loan và mong ước công việc ổn định như này để là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Tuy hơi buồn cười nhưng chúng tôi vẫn thích anh vì có lẽ anh này sẽ có commitment tốt hơn những anh độc thân.
  3. Nên tuyệt đối tránh những thứ sau: Cường điệu nâng cao bản thân. Ví dụ trong resume nói kinh nghiệm về MYOB tuyệt hảo nhưng thực sự thì chỉ là đã được điểm cao môn này ở trường. Viết sai lỗi chính tả là một lỗi không thể tha thứ cho thấy sự cẩu thả của bạn. Gửi một resume cho rất nhiều công việc với hy vọng sẽ có ai đó gọi mình. Mỗi ngày chỉ cần gửi 2-3 nơi nhưng phải update để resume tập trung vào công việc đấy. Cùng là ngành accounting nhưng có đủ các loại việc khác nhau, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm vẫn xin được những việc gần với nhau, và resume & cover letter là phải phù hợp từng nơi. Đưa referees mà lại chưa thống nhất với họ về job mình cần là rất thiệt thòi. Nhiếu khi các boss gọi điện hỏi referee những câu rất khó như tại sao bà không thuê cô ấy, điểm yếu điểm mạnh của anh ta là gì…
  4. Khi đi phỏng vấn cần chú ý: Khi đã được gọi phỏng vấn cho thấy resume của bạn đã phần nào gây ấn tượng. Bạn cần ăn măc chỉnh chu, kể cả những công việc không phải văn phòng thì người phỏng vấn vẫn thích thú với việc bạn ăn mặc đẹp. Không nên có mùi (nước hoa, thuốc lá, thức ăn) nồng nặc. Hãy thử hình dung sẽ tra tấn tới mức nào khi đầu óc bạn đang mệt thì một em Ấn há miệng phả đầy mùi Cari vào mặt bạn. Chú ý , tư thế phỏng vấn rất quan trọng, với người Việt và Châu Á nói chung, việc bạn ngồi khép đùi khoanh hai tay vào nhau thể hiện sự tôn trọng. Người Tây thích bạn rạng tay ra và ngổi thẳng. Vì theo ngôn ngứ cơ thể cho thấy bạn đang relax và sẵn sàng cuộc nói chuyện. Việc dùng hai tay chống vào đàu cho thấy bạn ngoài việc căng thẳng còn không muốn tiếp chuyện với họ. Thế nên những nụ cười nhẹ, ánh mắt thân thiện nhìn trực diện là rất tốt khi phỏng vấn. Sẽ có vô vàn các câu hỏi nhưng những câu sau rất phổ biến: tại sao bạn không còn làm chỗ cũ, vì sao bạn đổi nghề, tại sao bạn chọn công việc này, điều gì làm bạn căng thẳng, nhược điểm của bạn … Với các em sinh viên đang mong có cơ hội có việc đầu tiên như nhà hang, bán hang có thể nói với chủ cho các em học việc không trả lương những ngày đầu. Thục sụ chủ tốt họ sẽ vẫn trả tiền và mình lại có cơ hội được học kinh nghiệm. Những bạn sắp ra trường nên xin đi làm volunteer để có kinh nghiệm. Bạn nào học tốt , tự tin tiêng Anh có thể set up Linkedin account để tăng cơ hội được các nhà tuyển dụng tìm đến mình. Và quan trọng nhất khi đi làm là phải cố gắng, trách nhiệm cao và làm với tâm huyết thì kể cả khi mình ra đi họ vẫn quý mến và support mình. Các du học sinh Việt Nam có điểm yếu là tiếng Anh chưa thực sự tốt đồng đều (có nhưng em giỏi nhưng số nhiều vẫn thuộc diện trung bình khá), thế nên muốn tìm và giữ việc tốt các em cần luyện nhiều khoản này. Chúc các em may mắn !!!

Cập nhật học bổng đại học La Trobe Úc năm học 2019 – 2020

0

Ngày 12/3, bà Sonya Ku – bộ phận tuyển sinh Quốc tế của trường ĐH La Trobe đã thăm và làm việc với văn phòng MelLink tại Hà Nội. Tại đây bà Sonya đã cập nhật các thông tin về khóa học và học bổng của trường trong năm học 2019 – 2020. Theo đó, năm học này, La Trobe dành rất nhiều học bổng cho các bạn sinh viên quốc tế trong đó có Việt Nam. Điều đặc biệt là học bổng được áp dụng cho toàn bộ khóa học và không giới hạn số lượng. Học bổng được cấp cho cấp học đại học và sau đại học với giá trị học bổng từ 15 – 25% tùy vào điểm số GPA của bạn.

du học Úc - trường La Trobe - Học bổng

Cụ thể như sau:

Đối với bậc đại học:

  • Điểm trung bình: 7.5 – 7.99 – Học bổng 15% học phí toàn khóa học
  • Điểm trung bình: 8.0 – 8.44 – Học bổng 20% học phí toàn khóa học
  • Điểm trung bình: từ 8.5 trở lên – Học bổng 25% toàn khóa học

Đối với bậc sau đại học

  • Điểm trung bình: 6.5 – 6.9 – Học bổng 15% học phí toàn khóa học
  • Điểm trung bình: 7.0 – 7.49 – Học bổng 20% học phí toàn khóa học
  • Điểm trung bình: từ 7.5 trở lên – Học bổng 25% toàn khóa học
học bổng du học úc - La Trobe
Học bổng 2019 của trường La Trobe

Điểm mới trong năm 2019, trường La Trobe có cập nhật yêu cầu đầu vào đối với khóa học Điều dưỡng (Nursing) và khóa học Giáo viên (Teaching).

Đối với khóa học Điều dưỡng:  trường chỉ chấp nhận điểm IELTS và TOEFL với số điểm:

– IELTS: 7.0 không có band nào dưới 6.5

– TOEFL (Dựa trên giấy): Điểm tối thiểu 600, với điểm 6 hoặc cao hơn trong Bài kiểm tra viết

– TOEFL (Dựa trên Internet): Điểm tối thiểu 94 không có điểm kỹ năng nào dưới 24

Năm 2018, Cử nhân Điều dưỡng của trường  được xếp hạng trong top 100 của QS World 2018 – bảng xếp hạng đại học.

Đối với khóa học Teaching: Kể từ năm 2019, học sinh đăng ký các chương trình Teaching được yêu cầu làm bài kiểm tra CASPer như một phần của quá trình tuyển sinh. Kiểm tra CASPer là một công cụ sàng lọc trực tuyến được thiết kế để đánh giá đặc điểm cá nhân và đặc điểm chuyên nghiệp  giúp sinh viên thành công và tốt nghiệp. Với khóa học này, yêu cầu về tiếng Anh khá cao. Bạn phải đạt điểm IELTS là 7.5 không kỹ năng nào dưới 7.0 và điểm Nghe Nói không dưới 8,0.

Tại sao bạn nên chọn La Trobe?

  • Đại học La Trobe là đại học công lập uy tín, được thành lập vào năm 1964, trường có 8 cơ sở đào tại Úc.
  • Hiện nay ĐH La Trobe có hơn 36,000 sinh viên, theo học hơn 200 chuyên ngành học thực hành và nghiên cứu ứng dụng, các chương trình bằng đơn và kép, các văn bằng đại học kép với thạc sĩ.
  • La Trobe nằm trong Top 100 trường đại học hàng đầu thế giới dưới 50 tuổi (theo QS Ranking 2016).
  • ĐH La Trobe thuộc trong Top 15 trường Đại học tốt nhất của Úc và La Trobe là 1 trong 3 trường tốt nhất bang Victoria (Theo Shanghai Ranking 2016) và thuộc Top 200 trường Đại học hàng đầu thế giới (theo Times Higher Ranking 2016).
  • Trường đã đầu tư hơn 500 triệu đô la Úc vào nghiên cứu, trong đó có Trung tâm công nghệ cao về Sinh học nông nghiệp.
  • Năm 2015, 82% các công trình nghiên cứu ứng dụng của trường được đánh giá là đạt và vượt tiêu chuẩn quốc tế.
  • ĐH La Trobe cung cấp chương trình giáo dục chất lượng cao, môi trường học tập thân thiện, học phí trung bình.
  • Trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao và làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau của chính phủ, các cơ quan xã hội và các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới.
  • Trường tuyển sinh 3 kỳ/1 năm vào các tháng 2,7, 11 hàng năm.
  • Đại học La Trobe có liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín tại Việt Nam như: Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại Thương, Đại học Hà Nội và Đại học Quốc gia.

Học phí ước khoảng

– Khoá học tiếng Anh: từ 350 – 450 AUD/tuần (tuỳ cấp độ)

– Đại học: từ 23.000 – 29.000 AUD/năm (tuỳ chuyên ngành)

– Thạc sỹ: từ 25.000-40.000 AUD/năm (tuỳ chuyên ngành)

Bạn có thể liên lạc với văn phòng MelLink để biết thêm chi tiết và được sự giúp đỡ miễn phí, khi apply học bổng hay hồ sơ du học úc.

Bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề gì khi mới nhập học tại Úc

0

Khi quyết định du học Úc bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mà lúc đó chỉ có mình tự giải quyết. Nếu ở nhà bạn hoàn  toàn cảm thấy an tâm và không cần biết trước những sự cố gì sẽ xảy ra, thì ở Úc bạn nên biết một số vấn đề mình sẽ cần đối mặt để việc hòa nhập của mình trở nên dễ dàng hơn, và bạn cảm thấy happy hơn với cuộc sống mới.

Vậy một số vấn đề đó là gì, hãy tham khảo nhé!

1. Bước vào tuổi trưởng thành

Du học và xoay sở cuộc sống một mình ở nước ngoài lần đầu tiên là bước chân bước vào cuộc sống trưởng thành đầu đời của đa số sinh viên quốc tế. Để là một người trưởng thành, bạn phải độc lập – tự mình cố gắng giải quyết mọi vấn đề mà không loay hoay tìm kiếm sự trợ giúp từ ai. Vì vậy một số du học sinh sẽ quen với sự độc lập, khó tìm đến ai để sẻ chia và khó để kết bạn.

2. Khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ

Du học sinh có xu hướng dính lấy những người bạn đồng hương của mình hơn bởi có sự tương đồng về văn hoá và ngôn ngữ nói. Khi cần có kết nối với sinh viên Úc hoặc sinh viên đến từ các ngước khác, những rào cản về văn hoá và ngôn ngữ khiến họ cảm thấy khó khăn và nản chí.

3. Lịch học bận rộn và khác nhau

Trong tuần học định hướng, có thể bạn đã có một vài người bạn mới nhưng khi bước vào năm học, mọi thứ bắt đầu thay đổi: khoá học, lớp học khác nhau, giờ học khác nhau,…khiến bạn không thể nào gặp bạn bè của mình. Thậm chí, ngay sau tuần học định hướng, có thể bạn sẽ chẳng còn gặp lại họ. Vấn đề này không chỉ xảy ra với du học sinh quốc tế mà còn xảy ra với các sinh viên bản địa. Vậy nên bạn cần phải tìm những người bạn mới cùng lịch học với bạn.

4. Hẹn hò

Thật tuyệt vời nếu bạn tìm được một người hợp ý để hẹn hò trong thời gian du học ở nước ngoài, vì luôn có người chia sẻ và làm mọi thứ cùng bạn. Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho người yêu, có thể bạn sẽ cảm thấy không cần giao tiếp với xã hội hay kết bạn mới nữa. Và tất nhiên việc học của bạn cũng bị sao nhãng.

Giải pháp: Làm thế nào để có thể kết bạn dễ dàng hơn?

  • Tìm những người bạn có cùng sở thích với bạn. Tham gia các câu lạc bộ ở trường luôn là cơ hội tốt nhất để kết nối và kết bạn mới.
  • Chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm cuộc sống cùng bạn bè và lắng nghe những câu chuyện của họ để có thêm kinh nghiệm sống.
  • Mời hoặc rủ bạn bè cùng ăn một bữa trưa hoặc tối với nhau. Đây là một cơ hội tuyêt vời để nối kết bạn bè.
  • Tình nguyện tham gia các chương trình và sự kiện để gặp gỡ bạn bè từ những ngôi trường và môi trường khác nhau.
  • Đừng quá “dính” lấy người yêu của mình. Dành và chia thời gian cho bạn bè để không bị chi phối quá nhiều trong một mối quan hệ.
  • Đừng nôn nóng và vội vã nếu bạn vẫn chưa có bạn ở môi trường mới. Những mối quan hệ tốt và bền luôn cần nhiều thời gian.

Nguồn: Tổng hợp

Cơ hội mới dành cho du học sinh tại Úc: 10 suất học bổng VASA 2019 trị giá $1000/suất

0

Kể từ năm nay, VASA sẽ trao 10 suất học bổng thường niên cho 10 bạn du học sinh có thành tích học tập tốt và vẫn đi làm trong thời gian học. Mỗi suất học bổng trị giá $1000.

Để giành được xuất học bổng này, bạn sẽ cần những điều kiện sau:

1. Là du học sinh Việt Nam tai Úc, thành viên của VASA

2. Du học sinh đi học tự túc hoặc có học bổng không toàn phần

3. Có kết quả học tập tốt trong suốt quá trình học hoặc 2 kỳ gần nhất.

4. Có công việc part time/ full time  trong lúc đi học.

Học bổng được cấp theo cách:

  • Không phân biệt trường thứ hạng cao sang.
  • Không yêu cầu tiếng Anh (IELTS, PTE)
  • Học lực từ Credit trở lên
  • Các bạn làm xưởng vất vả không xin được xác nhận , hội sẽ cử người đến làm kiểm chứng

Để nhận học bổng:

Các bạn thí sinh gửi bảng điểm,  thông tin Visa, payslips hoặc xác nhận từ chủ và đồng nghiệp đến email của hội là:  [email protected].
Hạn chót để nhận hồ sơ là: 20/06/2019

Lễ trao học bổng sẽ diễn ra vào tháng 7/2019

Chúc các bạn may mắn!

Hãy đến VP MelLink Sài Gòn để gặp gỡ đại diện trường ĐH RMIT Australia và có cơ hội nhận học bổng!

0

Ngày 05/3/2019 đại diện trường đại học RMIT Australia sẽ có cuộc gặp gỡ và làm việc với văn phòng MelLink chi nhánh Sài Gòn. Trong khuôn khổ buổi gặp gỡ này, đại diện trường đại học RMIT cũng sẽ giao lưu với các bạn sinh viên – những người đang quan tâm đến việc du học Úc nói chung và trường đại học RMIT nói riêng. Tại đây, bạn sẽ được trao đổi và trả lời bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Úc như: du học, đời sống, việc làm và các vấn đề liên quan đến học bổng tại trường đại học RMIT. Điều đặc biệt là trong buổi gặp gỡ này, rất có thể bạn sẽ nhận ngay được 1 suất học bổng trị giá 20% học phí tại trường đại học RMIT mặc dù kết quả học tập của bạn chưa thực sự xuất sắc. Tiêu chí lựa chọn dựa trên việc đại diện trường đại học RMIT nhận thấy bạn có đủ sự quyết tâm, mong muốn được học tập tại trường, có tài chính đảm bảo trong thời gian du học hay không.

Để việc đón tiếp được chu đáo, bạn vui lòng liên hệ với văn phòng MelLink tại Sài Gòn nhé!

Contact: Ms Phượng Lê

Tel: +84 28 3938 1983

Mob: +84 333 977 884

Email: [email protected]

Add: 99A Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Thông tin thêm về trường ĐH RMIT:

Trường RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology) là một trường đại học có trụ sở chính tọa lạc tại trung tâm thương mại của thành phố Melbourne, Úc. RMIT nổi tiếng là một trường đại học quốc tế về kinh doanh, kỹ thuật, thiết kế. Trường cung cấp các chương trình học đa dạng cho sinh viên quốc tế với hơn 470 chương trình học cùng các cấp độ khác nhau từ các chương trình tiếng Anh cho đến sau Đại học.

Trường được đánh giá là 1 trong 5 trường Đại học hàng đầu của Úc về khả năng kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Bạn có thể yên tâm với chất lượng giảng dạy và trang thiết bị học tập của RMIT vì trường có trên 470 chứng nhận quốc tế về chất lượng và thiết bị giảng dạy.

Sinh viên RMIT được sử dụng các trang thiết bị giảng dạy và học tập tối tân, máy móc và dịch vụ hoàn hảo giúp họ ổn định học tập nhanh chóng tại Úc.  Dịch vụ dành cho sinh viên quốc tế bao gồm cả việc đón học sinh tại sân bay, hỗ trợ học thuật, hỗ trợ tiếng Anh, các câu lạc bộ, hiệp hội, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc trẻ em, dịch vụ pháp lý sinh viên, xúc tiến việc làm, tư vấn chỗ ở và phát triển nghề nghiệp.

Các bậc học gồm:

·         Tiếng Anh

·         Chương trình dự bị

·         Chứng chỉ và Cao đẳng

·         Bằng Cử nhân liên kết

·         Bằng Cử nhân

·         Chứng chỉ và Diploma Sau đại học

·         Bằng Thạc sĩ hình thức nghiên cứu hoặc giảng dạy trên lớp

·         Tiến sĩ Nghiên cứu hoặc Chuyên ngành.

Lĩnh vực đào tạo

·         Kiến trúc

·         Quảng cáo và Truyền thông

·         Hàng không và Vũ trụ

·         Hoạt hình và Đa phương tiện

·         Công nghệ sinh học

·         Quản trị và Hậu cần Kinh doanh

·         Giáo dục

·         Môi trường học

·         Thiết kế

·         Cơ khí

·         Truyền thông, Phim ảnh và Truyền hình

·         Thời trang và Dệt May

·         Sơ cấp y và Chăm sóc Sức khoẻ

·         CNTT và Khoa học Máy tính