Home Blog Page 14

Tiếng lóng kiểu Úc

0

Người dân ở mỗi quốc gia đều có những hình thức ngôn ngữ nói chuyện với nhau riêng, nói bóng gió để cho câu nói và ngôn từ trở nên hình ảnh, sinh động và hài hước. Đó gọi là từ lóng (slang) . Khi bạn nắm bắt được càng nhiều từ lóng ở đất nước mà bạn đang sinh sống thì có nghĩa là bạn đã dần trở thành dân bản địa. Ở Úc cũng vậy, tiếng lóng Úc (Australian slang) thường được sử dụng trong ngữ cảnh đời  thường, và dù có thông thạo tiếng Anh đến mấy mà không cập nhật những tiếng lóng ở Úc thì bạn sẽ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với người bản địa.

Một trong số cách tạo tiếng lóng là người Úc bỏ những âm đầu của từ và thêm “ie” hay “o” vào, chẳng hạn: barbeque thành barbie, breakfast thành brekkie, politicians thành pollies.

Dưới đây là danh sách một số tiếng lóng mà bạn nên biết để cảm thấy cuộc sống quanh mình thú vị hơn nhé!

A head like a dropped pie: Một người không hấp dẫn

Aggro: Tức giận

Arvo: Buổi chiều

Asap: Càng sớm càng tốt

Aussie, Ozzie: Australia (gọi thân mật về người Úc)

Avo: Bơ

Barbie: BBQ

Barbie: tiệc ngoài trời Barbeque

Bikkie: Bánh quy

Biro: Bút

Blind: Say mèm

Bloke: Anh bạn/ người đàn ông

Bloody ripper: Thực sự tuyệt vời

Blowing the froth off a few: Uống rượu

Bludger: Người lười biếng

Bogan: Chỉ một người thô kệch hay người không được tế nhị

Bottle-O: Cửa hàng bán đồ uống đóng chai

Brekkie: Bữa sáng

Brickie: Người thợ xây

Bring a plate: mang theo thức ăn tự nấu đến bữa tiệc được mời để chia sẻ cùng chủ nhà và những người tại đó, có thể hỏi chủ nhà mang gì.

Brolly: Cái ô

Bucks: Dollars

Buggered: Mệt mỏi

BYO: Tiếng lóng Úc ngụ ý mang theo đồ uống đến bữa tiệc, quán ăn

Call it a day: Hoàn thành công việc trong ngày

Can’t be arsed: Không được làm phiền

Cark it: Chết, dừng hoạt động

Carrying on like a pork chop: Ai đó hành động ngớ ngẩn, điên rồ

Chai-o: Cửa hàng rượu

Chemist: Cửa hàng dược phẩm

Chipp: Thợ Mộc

Chockers: Rót đầy ly

Chook: Gà

Chuck a sickie: nghỉ một ngày làm việc hoặc bỏ học một hôm

Chuck a U-ey: Quay đầu xe

Chunder: Nôn mửa

Cracking the sh*ts: Tức giận

Crikey: Một dấu chấm than dùng để biểu hiện bất ngờ nhẹ

Crook: Bị bệnh hoặc ốm

Cuppa: Một đồ uống nóng

Cuppa: Một tách trà hoặc café

Cut: Tức giận hoặc khó chịu

Dead horse: Nước sốt cà chua

Deadset: Rõ ràng, hoàn toàn

Defo/ Defs: chắc chắn

Devvo: Tàn phá

Dodgy: Chất lượng kém, không đáng tin, nghi ngờ

Dog’s breakfast: Mớ hỗn độn, tình huống phức tạp

Dogged it: Không xuất hiện

Drongo: Người ngu ngốc, không đủ năng lực

Drop your guts: Nhanh như gió

Dry as a dead dingo’s donga: Khát, thường ám chỉ thèm rượu

Dunny: Nhà vệ sinh

Durry / dart: Thuốc lá

Esky: Thùng ướp lạnh

Etch: Đáng ngờ, không rõ ràng

Fair dinkum: Khẳng định cái gì đúng hoặc chính hãng

Fair shake of the sauce bottle / fair crack of the whip: Cho ai đó một cơ hội

Festy: Bẩn thủi hoặc kinh tởm

Few roos loose in the top paddock: Chỉ ai đó không hăng hái hoặc hơi điên

Fix you up: Trả tiền nợ

Flaming galah: Câu xúc phạm mô tả về một kẻ ngốc

Flanno: Áo sơ mi làm bằng flannelette

Flat chat: Đang rất bận

Flat out: rất bận rộn

Flat White: Cà phê có sữa hoặc kem

Footy: Football

Fortnight: Tiếng lóng Úc chỉ 2 tuần

Frothing: Rất quan tâm

Full on: Mãnh liệt/ hoang dại

G’day: good day

Garbo: Người gom rác

Give someone a bell/a holler: Gọi điện thoại cho ai đó

Going like hot cake: Tiếng lóng ở Úc này dùng để chỉ cái gì đang bán rất chạy

Gone walkabout: Bỏ lỡ hay đi mà không báo trước

Good on ya: Tốt lắm

Goon bag: Hộp làm bằng giấy bạc có bên trong hộp rượu

Goon: Rượu vang giá rẻ

Goose: người ngu ngốc

Hard yakka: Làm việc rất chăm chỉ

Have a go, ya mug:  Khuyến khích ai đó

Hoooroo =  Goodbye/see you later

How good is that?: Đây là một câu khẳng định, không cần trả lời.

How ya going/How’s it going? = How are you?

Hungry Jacks: Burger King.

Jelly: Ghen tuông

Jelly: Jell-O

Ken Oath: ngạc nhiên, đảm bảo cái gì là thật

Kiwi: Người New Zealand (nhưng cũng có thể chỉ trái cây hoặc động vật)

Knackered: mệt mỏi

Knock: Để chỉ trích điều gì đó

Loo, dunny = Toilet

Loose cannon: ám chỉ một người nào đó mất kiểm soát

Mates rates: Giảm giá

Nah, yeah = Yes (“Yeah, nah” = no)

No wuckin’ furries: Cách nói vui, tương tự Not a problem/ you’re welcome

Not here to f**k spiders: làm cho xong một việc

Ocker:  Chỉ người nói giọng Úc “nặng nề”

On the cans: Uống rượu

Outback:  Vùng hẻo lánh, hoang mạc sâu trong lục địa Úc

Pacer: Bút chì

Pelican:  Chỉ sự xúc phạm

Playing for sheep stations: Tiếng lóng nước Úc dùng để nói như không quan trọng hóa vấn đề.

Reckon: Nghĩ, cho rằng, giả sử

Rellie: Relative

Ridgey-didge: Hợp pháp

Sanga: Sandwich

Servo: Dịch vụ hoặc trạm xăng dầu

Servo: service station, nơi phục vụ khách hàng

Servo: Trạm dịch vụ / trạm xăng

Shark biscuit: Ám chỉ ai đó học lướt, cưỡi ngựa xem hoa

Shoey: Uống rượu từ giày để ăn mừng chiến thắng

Shout: Mua đồ uống cho ai đó.

Shout: Mua đồ uống tiếp

Sickie: Ngày nghỉ ốm (Chuck a sickie: Giả vờ ốm để được nghỉ làm)

Snag: Xúc xích

Socceroos: Tên gọi thân mật người Úc đặt cho đội bóng của mình

Sparky: Người làm nghề thợ điện

Spit the dummy: Ném cơn giận dữ

Spud: Khoai tây

Stoked: Trạng thái cực kỳ vui vẻ

Straight to the pool room: Điều gì đó chất lượng cao hoặc sự tự hào.

Straya!: Úc

Stubbie: Một chai bia

Stubby: Một lon bia

Sunnies: Kính râm, kính chống nắng

Sunnies: Sunglasses

Suss: Thể hiện sự đáng ngờ

Take a sickie: Ngày nghỉ, không làm việc

Telly: Television 

Trackies: Bộ đồ thể thao hay quần áo nỉ.

To be crook: Bị ốm, bị bệnh.

Togs: Đồ bơi.

Top bloke: Tiếng lóng của người úc để chỉ một người đàn ông tốt

Tosser: Một gã đểu cáng

Totes: Hoàn toàn

Tradie: Người bán hàng

Truckie: Tài xế xe tải

Turps: Rượu

Uni: Đại học

Up the duff: Có thai

Vegies: Vegetable, rau

Whinger: Người hay than vãn.

Úc: Vì sao không nên nghỉ học trong khi chờ xét duyệt visa vợ chồng?

0

Việc có nên nghỉ học trong thời gian chờ xét duyệt visa vợ chồng là vấn đề mà rất nhiều bạn đang thắc mắc. Đây là một vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể mang lại những hậu quả khôn lường.

Bạn sẽ được tự động cấp Bridging Visa A nếu bạn đang giữ visa sinh viên và nộp hồ sơ theo diện kết hôn (820). Theo đó, Bridging visa A này sẽ không có hiệu lực cho đến khi nào visa học sinh của bạn hết hạn.

Bạn cần lưu ý rằng, bạn sẽ trở thành người cư trú ”bất hợp pháp” nếu trong thời gian chờ xét duyệt visa kết hôn, visa học sinh của bạn bị ”HỦY” vì mắc một trong những lỗi sau:

  • Kết quả học tập quá kém
  • Bỏ học thời gian dài
  • Không giữ đúng bậc học của mình
  • Đi làm quá số giờ quy định
  • Vi phạm pháp luật Úc

Khi rơi vào trường hợp này, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn:

  • Lập tức rời khỏi Úc
  • Tới văn phòng của bộ di trú gặp bộ phận giải quyết các trường hợp lưu trú bất hợp pháp để xin Bridging Visa C hoặc Bridging visa E

Tuy nhiên, cả 2 loại visa này đều kèm theo rất nhiều điều kiện ngặt nghèo như: không được đi làm, không được ra khỏi Úc,…

Đặc biệt, Bộ di trú sẽ bắt buộc bạn phải giải trình điều khoản số 3 của luật di trú rằng bạn phải có ”compelling and compassionate reasons” để giải thích cho việc cư trú bất hợp pháp tại Úc, nếu việc cancellation được thực hiện trước khi visa partner được nộp.

Ngày càng có nhiều người không thể đưa ra những lí do hay những bằng chứng để thuyết phục bộ di trú cho hồ sơ của mình, bởi định nghĩa về compelling và compassionate reasons ngày càng được bộ di trú xét theo chiều hướng gắt gao hơn.

Một ví dụ là bạn phải có con với người bảo lãnh. Việc này rất khó đối với các bạn làm kết hôn giả. Điều này sẽ dẫn tới việc hồ sơ bị từ chối và mất thời gian dài để chờ đợi hồ sơ được đưa lên các tòa án có thẩm quyền cao hơn xét

Do đó, việc nghỉ học trong thời gian chờ visa vợ chồng được xét là việc hoàn toàn không nên làm. Bởi nó có thể mang lại nhiều phiền phức và những hậu quả khôn lường. Để tránh gặp rắc rối, bạn nên tuân thủ các điều kiện visa học sinh của mình cho đến khi visa vợ chồng được xét xong.

Theo: Vietucnews

Du học Úc: Yêu cầu tiếng Anh đầu vào có thể sẽ thắt chặt hơn

0

Các sinh viên quốc tế có nguyện vọng học tại các trường đại học của Úc có thể sẽ phải đối mặt với yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào thắt chặt hơn sau sự kêu gọi của Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew.

Trong thời gian gần đây đã có nhiều lời kêu gọi chính phủ liên bang xem xét lại các yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào tại các trường đại học của Úc trước lo ngại rằng nhiều sinh viên quốc tế đang bị tụt lại phía sau.

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew đã viết một bức thư gửi Nghiệp đoàn Giáo dục Đại học Quốc gia bang Victoria. Trong đó, ông hứa sẽ thúc giục chính phủ của Thủ tướng Morrison thực hiện các thay đổi.

Theo như các yêu cầu hiện tại, những người muốn có visa du học cần đạt ít nhất 5.5 điểm IELTS. Hầu hết các trường đại học tại Úc yêu cầu du học sinh đạt điểm IELTS từ 6 đến 7, nhưng chính phủ vẫn sẽ cấp visa cho du học sinh đạt 4.5 điểm IELTS – trình độ được phân loại ở mức nắm bắt tiếng Anh hạn chế – nếu họ đăng ký khóa học tiếng Anh chuyên sâu kéo dài 20 tuần sau đó. Mặc dù các sinh viên cần phải trải qua khóa học, họ không cần phải làm lại bài kiểm tra tiếng anh.

Quyền Bộ trưởng Giáo dục Đại học bang Victoria James Merlino đã tuyên bố rằng vấn đề trình độ tiếng anh đầu vào ảnh hưởng đến khả năng học tập của các sinh viên quốc tế tại Úc. “Sinh viên quốc tế là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục bang Victoria, nhưng điều đáng lo ngại ở đây là thực trạng một số sinh viên đang theo học các khóa học không có đủ kỹ năng tiếng Anh để hoàn thành chúng” ông nói. “Điều này là thiếu công bằng cho cả sinh viên và đội ngũ giảng viên. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ xem xét đệ trình vấn đề này lên cấp liên bang”.

Tuy nhiên, sau đó, Bộ trưởng Giáo dục Liên bang Dan Tehan đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản. Theo đó, ông cho rằng trách nhiệm của các trường đại học là đảm bảo các sinh viên đạt được đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Ông Dan Tehan nói “Mọi người có thể đánh giá chất lượng ngành giáo dục bằng số lượng sinh viên quốc tế đến Úc học tập. Trung tâm Giáo dục Đại học Toàn cầu có trụ sở tại Anh còn dự báo Úc sẽ vượt Anh trở thành điểm đến phổ biến thứ hai trên thế giới cho sinh viên quốc tế trong năm nay “.

“Các trường đại học có trách nhiệm đảm bảo sinh viên có kỹ năng ngôn ngữ để tham gia đầy đủ các khóa học và đáp ứng các yêu cầu của Khung Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học năm 2015.

Chủ tịch Nghiệp đoàn Giáo dục Đại học Quốc gia, Tiến sĩ Alison Barnes, cho hay việc cắt giảm ngân sách liên bang cho lĩnh vực đại học đã không giúp cải thiện tình hình. Đội ngũ cán bộ, nhân viên để giúp đỡ sinh viên cũng trở nên khan hiếm hơn.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Alison Barnes đồng ý rằng trách nhiệm vẫn thuộc về các trường đại học. “Các trường đại học Úc đều tự chủ và họ chịu trách nhiệm đề ra các tiêu chuẩn của riêng họ. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các trường đại học hành động một cách có trách nhiệm khi tuyển sinh”.

Nhưng Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc Phil Honeywood lại khẳng định các trường đại học đã đặt ra tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào cao cho sinh viên quốc tế. “Úc có một số yêu cầu tiếng Anh đầu vào nghiêm ngặt nhất thế giới đối với bất kỳ chương trình giáo dục sau đại học nào “, ông nói. “Các quy định cứng rắn của chúng tôi trong lĩnh vực này đáng để các quốc gia như Canada, New Zealand và Anh ghen tị. Đó là những quốc gia chúng ta đang tích cực cạnh tranh”.

Hội đồng Sinh viên Quốc tế Úc cho biết họ hoan nghênh việc đánh giá lại trình độ tiếng Anh khi cấp visa cho sinh viên quốc tế. Cùng với đó, phát ngôn viên của Hội đồng Manfred Mletsin yêu cầu các trường đại học cũng cần thể hiện rõ vai trò của họ. “Các trường đại học chắc chắn sẽ phải làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề này. Các trường đại học hay chính phủ không thể tự mình làm được. Nguyên do bởi vì rõ ràng là các trường đang vừa phải thu hút thêm sinh viên vừa phải giữ chất lượng giáo dục ở mức cao”. “Tương tự như vậy, rõ ràng rằng chính phủ luôn muốn sinh viên tốt nghiệp một cách trọn vẹn”. Anh Mletsin hiện đang theo học tại thành phố Darwin sau khi rời Estonia. Anh học tiếng Anh ở trường tiểu học và trung học. Anh nói rằng kỹ năng ngôn ngữ đã không ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đại học của mình. Nhưng anh cho rằng đối với những sinh viên quốc tế, việc không thành thạo tiếng Anh có thể có tác động đến tinh thần của họ. “Rất nhiều sinh viên mắc chứng lo âu, mắc chứng trầm cảm. Dù không phải là một nhà tâm lý học, tôi có thể cảm nhận được điều đó ở các sinh viên”, anh nói. “Và có một vấn đề nảy sinh. Theo đó, sinh viên phải “vật lộn” với các bài học hoặc tham gia làm việc nhóm. Nhiều người thực sự phải vật lộn với các bài tập, họ thường phải làm việc chăm chỉ gấp đôi so với mức cần thiết”.

Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc cho rằng bản thân sinh viên quốc tế cũng đóng vai trò nhất định.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc Phil Honeywood nói: “Họ thường mắc sai lầm khi ở chung với các sinh viên cùng quốc tịch. Do đó, họ nói cùng một ngôn ngữ và thường lại không phải là tiếng Anh”.

“Chính vì vậy, trách nhiệm cá nhân cần phải được kết hợp với trách nhiệm của các nhà làm giáo dục, những người phải đảm bảo sinh viên của họ đáp ứng các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt của Úc”.

Nguồn: sbs.com.au

Kinh nghiệm học và tìm được việc làm thêm tốt tại Úc?

0

Giữa tháng 1 vừa qua, Tổng hội Du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales (Australia) đã tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm du học cho học sinh, phụ huynh tại Hà Nội. Qua hội thảo, học sinh đã hình dung phần nào sự khác nhau giữa học đại học tại Úc và Việt Nam. Và qua đó cũng có thêm những kinh nghiệm về việc làm thêm tại Úc.

Việc học tại Úc khác Việt Nam thế nào và kinh nghiệm để học tốt tại Úc

Học Đại học Kinh tế TP HCM rồi chuyển tiếp sang Đại học Macquarie (Australia), Nguyễn Thị Ngọc Minh được trải nghiệm cách học của hai nền giáo dục. Tại Việt Nam, một giảng viên sẽ dạy tất cả buổi học của một môn, sinh viên đến gần kỳ thi mới học bài vẫn có thể đỗ.

Cách tổ chức học tập ở Australia lại khác, với hai hình thức học là lecture và tutorial. Lecture là buổi giảng bài của giảng viên chính (thường là giáo sư trưởng bộ môn) dạy chung cho tất cả sinh viên toàn khóa tại một giảng đường lớn, không điểm danh.

Sau đó, sinh viên sẽ chia thành các lớp nhỏ khoảng 15-20 người học tutorial – tiết thảo luận với giảng viên chính hoặc trợ giảng là nghiên cứu sinh cao học. Những người này sẽ kiểm tra tất cả bài luận, thuyết trình và có vai trò quan trọng trong việc đánh giá điểm số của sinh viên. “Mỗi tuần bạn sẽ có một bài kiểm tra hoặc bài luận. Cách dạy và tổ chức lớp như vậy khiến sinh viên nếu đến kỳ mới học bài chắc chắn bị trượt”, Minh nói.

Nhiều học sinh Việt Nam sắp sang Úc du học, khi tham dự chương trình chia sẻ lo lắng làm thế nào để học tốt và duy trì hỗ trợ tài chính của trường theo từng năm. Tô Hồng Ngọc (học viên cao học Đại học Sydney) khuyên rằng phải luôn luôn đọc trước tài liệu môn học, ghi chú lại nội dung quan trọng và cố gắng trao đổi thật nhiều trong giờ thảo luận tutorial.

Việc mỗi tuần sinh viên chỉ có khoảng 12 giờ học ở trường (3 giờ/môn/tuần) bao gồm 3 giờ học học chung toàn khóa và 1-2 giờ/môn học thảo luận ở lớp nhỏ, buộc các bạn phải tự học ở nhà nhiều. Vấn đề nào chưa hiểu, bạn có thể lựa chọn giảng viên cảm thấy phù hợp nhất để hỏi hoặc nghe lại ghi âm bài giảng do trường ghi.

Nguyễn Dương Nguyên (sinh viên Đại học La Trobe) đạt mức điểm GPA 3.25/4, được trường chọn là một trong 10 người dạy kèm có nhận lương (peer tutor) cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình. Trường của Nguyên cho phép sinh viên được nghỉ không quá 4/12 buổi của một môn nhưng chàng trai này vì muốn lĩnh hội đầy đủ bài giảng của giáo sư nên không bao giờ nghỉ học.

Nguyên luôn đọc trước tài liệu môn học, ghi lại các ý chính của bài, sau giờ nghe giảng lại viết tổng kết nội dung thêm lần nữa. Thay vì cuối học kỳ mới đi hỏi giáo sư các vấn đề còn chưa hiểu như phần lớn sinh viên khác, Nguyên chọn cách nán lại 5-10 phút sau mỗi buổi học để hỏi luôn giảng viên.

“Mỗi tuần các giáo sư sẽ có hai giờ để sinh viên đến phòng hỏi nội dung mà họ chưa hiểu. Phần lớn các bạn đến cuối kỳ học mới xếp hàng để trao đổi với thầy. Em chọn cách hỏi ngay sau giờ giảng để những khúc mắc được giải đáp luôn, tránh để lâu lại quên”, Nguyên nói. Việc chăm chỉ hỏi thêm về bài vở khiến nam sinh được nhiều giảng viên nhớ mặt, quý mến.

Hỏi sinh viên khóa trước và chủ động tìm đọc các nguồn học liệu ngoài phần giáo sư giới thiệu, cũng là cách giúp Nguyên mở rộng vốn kiến thức và đạt kết quả học tập tốt.

Sách ở Úc, tầm 150-200 AUD/cuốn (khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng), nên du học sinh Việt Nam rất hạn chế mua mà mượn thư viện hoặc đọc online. Môn học nào thực sự cần thiết, phải nghiên cứu tài liệu nhiều lần, họ mới đầu tư.

Làm thế nào để tìm được việc làm thêm tốt tại Úc?

“Ở Úc có hai loại lao động là chân tay và làm văn phòng cho các công ty dịch vụ hoặc chính trường đại học bạn theo học. Công việc làm trong nhóm nghiên cứu của giáo sư hoặc trợ giảng ở trường lương cao, đỡ vất vả nhưng khó xin vì cần khả năng tốt. Có hàng nghìn hồ sơ xin cùng gửi đến nên bạn phải làm sao để hồ sơ của mình nổi bật nhất, chứng tỏ được rõ nhất năng lực, sự phù hợp của bản thân với vị trí này”, thạc sĩ Luật thương mại (Đại học Melbourne, Australia) – Đỗ Gia Thắng chia sẻ.

Để xin làm thêm ở Úc có rất nhiều cách. Với Nguyễn Thị Ngọc Minh (Đại học Macquarie) và Nguyễn Dương Nguyên (Đại học La Trobe) mỗi người phải in hàng trăm đơn xin việc, đi đến gửi ở từng cửa hàng để khi có nhu cầu họ xem xét gọi.

“Ở Australia làm việc gì, từ bồi bàn, rửa bát cũng yêu cầu kinh nghiệm mà sinh viên mình không có điều đó nên ít được lựa chọn. Người môi giới vẫn nói lương khởi điểm làm thêm cho du học sinh từ 18 AUD/giờ (300.000 đồng), nhưng thực tế mình phải chấp nhận lương 13 AUD để lấy kinh nghiệm rồi sau đó lựa chọn công việc khác”, Ngọc Minh nói.

Sau nhiều ngày rải đơn xin việc, Nguyễn Dương Nguyên cũng nhận được chấp thuận cho làm bồi bàn, tuy nhiên em phải học việc không lương hai tuần. Sau khi được nhận vào làm chính thức, có trả lương, Nguyên chỉ duy trì được công việc này một tháng rồi tự xin nghỉ. Khi nhận được công việc làm thêm tiếp theo, nam sinh Việt Nam mới hay người chủ trước đã không thực hiện đúng luật lao động của Úc là phải trả lương cho cả người học việc. 

Được anh chị đi trước khuyên nên xin làm thêm công việc trong trường để có mức lương cao, đỡ vất vả, từ năm nhất đại học Nguyên đã chủ động đến văn phòng trường hỏi thăm. Thời điểm đó, em chưa được nhận do mới sang học, chưa chứng minh được năng lực vượt trội của bản thân.

Tuy nhiên, Nguyên vẫn giữ mối liên hệ thường xuyên với văn phòng, thay vì bỏ qua như nhiều sinh viên khác. Đến kỳ học thứ ba (năm 2), khi đã thể hiện được khả năng của bản thân bằng mức điểm GPA 3.25/4, nam sinh Việt Nam được trao công việc dạy kèm cho các sinh viên trong và ngoài trường. Khoảng 600 sinh viên tại cơ sở Sydney của Đại học La Trobe mới có 10 người dạy kèm như thế.

Việc người Việt khó khăn khi xin làm lao động chân tay ở cửa hàng Australia, theo anh Thắng vì khả năng giao tiếp kém. Do đó du học sinh có thể lựa chọn làm thêm ở cửa hàng của người Việt và chấp nhận mức lương thấp hơn.

Theo Vnexpress

Cập nhật học bổng năm 2019 trường ĐH Monash!

Thông tin mới nhất về học bổng năm 2019 dành cho sinh viên Quốc tế vừa được trường ĐH Monash gửi cho MelLink. Theo đó, năm nay Monash có những học bổng sau:

1. Học bổng trong suốt thời gian khóa học:

  • Học bổng University Wide:

+ 4 suất học bổng toàn phần Leadership: miễn phí 100% học phí

+ 31 suất học bổng Merit: trị giá 10.000 AUD/năm.

  • 1000 suất học bổng giành cho Engineering Undergraduate: Học bổng trị giá 20.000AUD/4 năm, mỗi năm 5.000 AUD/năm cho 4 năm học Bachelor of Engineering (Honour)

Link tham khảo:  Monash Scholarships

2. Học bổng Grant: Được cấp 1 lần cho sinh viên bắt đầu

3. Học bổng Industry and placement scholarships/grants dành cho sinh viên đang theo học tại trường:

Link tham khảo: Monash fees scholarships

4. Học bổng International travel grants dành cho sinh viên đang theo học tại trường:

Link tham khảo: Monash find a scholarship

5. Học bổng Pathways:

Dành cho sinh viên Monash College Diploma và MUFY : A$5,500 (limited number)

Monash là trường đại học đầu tiên của bang Victoria và trực thuộc Go8 – nhóm 8 trường đại học giảng dạy và nghiên cứu hàng đầu nước Úc. Riêng khoa Kinh tế và Kinh Doanh ở Monash là khoa duy nhất trong nhóm G08 được công nhận bởi 3 tổ chức đánh giá chất lượng thế giới nổi tiếng (AACSB, EQUIS và AMBA). Khi lựa chọn Monash, bạn sẽ không chỉ trở thành thành viên của một trường đại học hàng đầu thế giới mà còn trở thành một phần của cộng đồng học tập toàn cầu với trên 21.000 sinh viên quốc tế.

Học bổng du học Úc - học bổng Monash

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tư vấn du học và di trú Úc, hãy liên lạc với văn phòng tư vấn du học và di trú Úc – MelLink để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí. MelLink hiện có mặt tại 3 thành phố lớn tại Việt nam: Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn.

Chúc mừng bạn Bùi Thanh Thảo với Visa Granted và học bổng 25% tại trường ĐH Deakin – Úc !!!

MelLink xin chúc mừng bạn Bùi Thanh Thảo với Visa granted và học bổng 25% của trường ĐH Deakin – ÚC!!!!

Học giỏi, có niềm mơ ước du học từ bé, Bùi Thanh Thảo – cựu học sinh trường Hà Nội Amsterdam, sinh viên năm thứ Nhất trường ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa nhận được học bổng 25% của trường ĐH Deakin – Úc cho khóa  học Bachelor of Science chuyên ngành Hóa học.

Trả lời về việc vì sao chọn chuyên ngành này Thảo chia sẻ: “Tôi yêu thức ăn, tôi thích đồ ăn, tôi thích mùi vị tuyệt vời của đồ ăn sau một  ngày dài trở về nhà. Tôi thích thú khi ngắm mẹ và bà đứng bếp nấu ăn với đầy đủ thực phẩm và dụng cụ nấu ăn. Trông họ khéo léo như các pháp sư và sáng tạo như các nghệ sĩ. Điều đó đã thu hút tôi. Lần đầu tiên tôi có cơ hội nấu một bữa ăn đầy đủ là khi mẹ tôi có bầu và mẹ mệt mỏi. Bữa ăn tôi nấu rất đơn giản với rau luộc và trứng chiên, nhưng nó đã mở ra cho tôi một niềm đam mê mới: nấu ăn và thậm chí xa hơn về sau, khoa học tự nhiên. Từ những bữa ăn đơn giản đến phức tạp, kỹ năng nấu nướng của tôi tốt lên, tôi bắt đầu tự hỏi tại sao mọi thành phần đều khác nhau. Làm thế nào thịt có kết cấu bouncy, tại sao một số loại rau phải được xử lý theo những cách nhất định hoặc làm thế nào một thay đổi nhỏ nhất về nhiệt độ có thể tạo ra một sự khác biệt mạnh mẽ trong mùi và hương vị. Một lần tôi muốn sử dụng một số slide về táo cho một bài thuyết trình, sau một thời gian ngắn chúng chuyển từ màu trắng sang màu nâu. Tôi đã rất thất vọng nhưng đồng thời, tò mò. Tôi phát hiện ra từ các giáo viên của mình và những cuốn sách tình trạng này thực tế là một loại enzyme bị oxi hóa. Nhưng tại sao là enzyme đó? – Tôi tự hỏi. Tôi muốn một câu trả lời cụ thể mang tính khoa học. Vì vậy, tôi đã làm nghiên cứu riêng và tôi đã tìm được Campbell, một trong những cuốn sách sinh học nổi tiếng nhất. Không chỉ trả lời câu hỏi của tôi, cuốn sách đã mở ra cho tôi một lĩnh vực hoàn toàn mới bí ẩn nhưng hấp dẫn – hóa sinh. Càng tìm thấy, tôi càng ngạc nhiên về cách một thành phần hóa học nhỏ bé hoặc một sinh vật nhỏ có thể tạo nên một cơ thể đẹp phức tạp, tôi càng có thể liên hệ sự hiểu biết của tôi với kinh nghiệm nấu ăn của tôi. Tôi càng quan tâm đến khoa học tự nhiên, kỹ năng nấu ăn của tôi càng được cải thiện.  Tôi hiểu tầm quan trọng của lối sống lành mạnh và làm thế nào chúng ta sống lành mạnh với sự trợ giúp của sinh học hoặc hóa học. Tôi nhận thức được mỗi viên thuốc tôi uống sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của tôi như thế nào, hoặc tại sao dinh dưỡng bữa ăn có thể ảnh hưởng rất lớn đến thể lực con người. Tôi thậm chí không sợ bệnh bởi vì tôi hiểu cơ chế. Đối với tôi, khoa học tự nhiên là một phần cuộc sống hàng ngày của tôi. Cách tôi nghĩ, cách cơ thể tôi phản ứng với môi trường tất cả chịu ảnh hưởng của các sinh vật. Những suy nghĩ này khuyến khích tôi chủ động nghiên cứu sâu hóa sinh, không chỉ hiểu cơ thể người mà còn giúp mọi người xung quanh tôi có một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Tôi biết rằng kiến ​​thức của tôi về hóa sinh còn hạn chế, nhưng niềm đam mê của tôi là rất lớn. Mục tiêu hiện tại của tôi là tiến tới nghiên cứu về dinh dưỡng và khoa học thực phẩm.”

Để thực hiện ước mơ của mình, ngoài việc chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức với thành tích xuất sắc trong sinh học đạt 9,5 / 10 và hóa học đạt 9,1 / 10 ở trường, Thảo còn trau dồi những kỹ năng mềm trong cuộc sống, tập sống độc lập, làm quen với làm việc nhóm, tham gia các hoạt động thiên nguyện… Không chỉ vậy, vấn đề mà Thảo ưu tiên nhất là luyện tiếng Anh thật tốt. Kinh nghiệm của Thảo để học tốt tiếng Anh nói chung và TOEFL nói riêng là biến những bài test thành một phần trong cuộc sống của mình. Để mình làm quen với tiếng anh dần dần trong các hoạt động giải trí như xem video, đọc sách, xem phim với sub tiếng anh…

Visa Granted – Thanh Thảo

Lý do chọn du học Úc, với Thảo, Úc không chỉ là một đất nước có nền giáo dục tiên tiến mà còn là một đất nước rất thanh bình với môi trường trong lành và thân thiện với học sinh Quốc tế. Chia sẻ về việc được chấp thuận Visa và được nhận 25% học bổng tại trường ĐH Deakin, Thảo cho biết em rất vui vì điều này. Tới thời điểm này, ước mơ du học, ước mơ học ngành Hóa học của em đã được thực hiện.

Hà My


Du học và Định cư: Nên chọn Úc hay Mỹ?

0

Du học Úc hay Mỹ, định cư Úc hay Mỹ là vấn đề khiến nhiều người khá băn khoăn. Có hai xu hướng khác nhau trong sự lựa chọn giữa Úc và Mỹ. Xu hướng chọn Mỹ thì cho rằng Mỹ vốn được biết đến là một trong những siêu cường quốc trên thế giới, sẽ không lạ gì khi có rất nhiều người lựa chọn định cư Mỹ. Nền kinh tế phát triển thuộc hàng bậc nhất, hệ thống giáo dục nổi tiếng trên toàn thế giới và là sự lựa chọn tuyệt vời để đầu tư cho tương lai con trẻ. Xu hướng chọn Úc thì cho rằng nước Úc được đánh giá là 1 đất nước phát triển kinh tế, là xứ sở hạnh phúc bậc nhất toàn cầu. Úc có nhiều phúc lợi tốt, sống trong môi trường rất thân thiện, khí hậu thuận lợi, là thiên đường của ngành giáo dục học tập và làm việc.

Vậy còn bạn, bạn đang băn khoăn nên chọn du học, định cư nước nào? Sau đây là những ưu nhược điểm của mỗi nước để bạn có thêm sự cân nhắc nhé!

  1. Chất lượng sống

Dựa vào các tiêu chí thu nhập, sức khoẻ, thành tựu giáo dục… các yếu tố này sẽ quyết định chất lượng sống ở mỗi quốc gia. Do đó để biết được nên định cư ở Úc hay Mỹ bạn cần tìm hiểu những vấn đề này. Theo bảng xếp hạng gần đây nhất Úc sếp thứ 2 sau Na Uy, ngoài ra nếu xét thêm yếu tố khí hậu ôn hoà thuận lợi cho cuộc sống thì Úc sẽ đứng đầu trong khi Mỹ chỉ đứng thứ 8.

2. Sự phát triển

Nước Mỹ thu hút người Việt bởi sự năng động, phát triển, một đất nước được xem là cường mạnh nhất thế giới. Nước Mỹ có 4 tập đoàn kinh tế nằm trong danh sách 10 tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới theo Fortune Global 500. Ngoài ra trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ vẫn thống trị với 46 trường đại học, trong đó có 7 trường trong top 10. Đánh dấu chuỗi 27 năm liên tục không hề suy thoái, nhờ tiêu dùng tăng mạnh và chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ nước này.So với các nước G7. Nền kinh tế tổng thể của Úc là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, trên cơ sở tính cho mỗi đầu người. GDP của nước này thậm chí còn cao hơn so với Anh, Đức và ngay cả Hoa Kỳ.

3. An ninh

An ninh là mối quan tâm lớn đối với mỗi người nhập cư. Về vấn đề an ninh Úc là nước an toàn hơn Mỹ. Ở Úc không có ai có vũ khí như súng lục, ngoại trừ những người có nghề nghiệp liên quan đến săn bắn vì chính phủ Úc sẽ không cho phép một cách dễ dàng. Bạn có thể ra ngoài bất cứ lúc nào trong suốt đêm. Trong các dịp cuối tuần, trên đường phố luôn có người vào bất cứ thời điểm nào. Điều này sẽ khiến bạn an tâm hơn nhưng ở Mỹ bạn nên thận trọng khi đi ra ngoài.

4. Tỉ lệ tuổi thọ

Nước Úc lúc nào cũng nằm trong top những đất nước có tuổi thọ cao trên thế giới. Quốc gia này có chất lượng cuộc sống cao cùng với chế độ dành cho công dân tốt vì thế mà tuổi thọ của những người sống tại đây cũng vượt xa nhiều đất nước đang phát triển.

– Ở Úc, dự tính tuổi thọ sẽ đạt 82,8 tuổi vào năm 2017 và đứng thứ 4 trên thế giới

– Ở Mỹ chỉ đạt tuổi thọ trung bình ước tính là 79,3 tuổi và chỉ đứng tại vị trí thứ 31 trên thế giới.

Vì vậy, trung bình một người sống ở Úc sẽ sống thọ hơn những người Mỹ đến khoảng 3,5 năm.

5. Về xã hội

Úc là sự lựa chọn của rất nhiều người di cư bởi ở đây đã tồn tại sự đa văn hóa. Vì vậy, không có bất cứ nạn phân biệt chủng tộc nào và người dân thực sự rất thân thiện. Chính phủ Úc cũng đang có nhiều biện pháp để kiểm soát các sự cố liên quan.

Có thể thấy rõ rằng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ cao hơn Úc rất nhiều. Xu hướng mở rộng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ cũng ngày càng tăng lên và dẫn đến xuất hiện nhiều sự mất cân bằng trong xã hội.

    6. Giáo dục

Hệ thống giáo dục của Úc không linh hoạt được như Mỹ mà được phân chia rõ ràng theo từng cấp bậc từ thấp đến cao. Phương pháp giảng dạy của Úc không đặt nặng lý thuyết và tập trung vào thực hành là chủ yếu. Đa số các tiết học đều được diễn ra ngoài trời, tạo cơ hội cho các du học sinh giao tiếp, làm quen với môi trường sống và mang lại những trải nghiệm hết sức tuyệt vời cho du học sinh.

Một điểm cộng cho Úc trong việc lựa chọn nên du học Úc hay Mỹ là chính sách hỗ trợ việc làm của Úc rất thiết thực. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội thực tập có lương và thậm chí là được hỗ trợ việc làm chính thức vì các trường ở Úc đều có liên kết với các doanh nghiệp.

Đặc biệt, đối với những bạn quan tâm đến việc định cư thì Úc là một lựa chọn đầy ưu thế. Chính sách định cư của Úc hiện nay dành rất nhiều ưu đãi cho du học sinh, điển hình là sinh viên Đại học và Thạc sỹ được ở lại thêm 2 năm, Tiến sỹ là 4 năm,..

7)      Định cư

Úc là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới để bạn có thể nhận được một visa thường trú dễ dàng. Khi bạn đạt đủ các điều kiện bạn có thể nộp đơn xin Quốc tịch kép. Trong khi đó, visa để định cư Mỹ có thể lên đến 10 năm và càng khó khăn hơn khi muốn có thẻ xanh và quốc tịch Mỹ. Nước Úc có chính sách rất nhân đạo. Bạn có thể dễ dàng đưa cha, mẹ đến sống và làm việc vì có nhiều visa định cư Úc diện bảo lãnh. Mỹ là một quốc gia hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội nghề nghiệp cao cho cả sinh viên mới ra trường và những người đi định cư. Tuy nhiên, khả năng định cư ở Mỹ khá khó khăn nhất là trong thời điểm hiện nay, nên bạn phải trải qua cuộc phỏng vấn ngắn với Lãnh sự quán để kiểm tra kế hoạch học tập, làm việc, dự định sinh sống.

Dù lựa chọn định cư Úc hay Mỹ thì bạn đều có cơ hội tiếp xúc với những ngành nghề vô cùng đa dạng. CÁc bạn còn có cơ hội được phát triển một cách toàn diện và có cơ hội được làm những thứ mà mình thích.


Du học sinh Việt chia sẻ kinh nghiệm xin thực tập, thuê nhà khi du học Australia

0

Mặc dù môi trường học tại Úc, cơ hội việc làm thêm cũng không hề khó. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp du học sinh Việt Nam bị lừa khi thuê nhà qua môi giới, việc xin làm thực tập sinh trong công ty Australia cũng không đơn giản nếu bạn không có những bí quyết riêng.

Nhiều sinh viên Việt Nam khi du học rất quan tâm tìm kiếm vị trí thực tập sinh trong các công ty. Đây vừa là cách tích lũy kinh nghiệm làm việc, vừa có thêm thu nhập, với một số ngành học là yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc xin thực tập ở công ty của Australia không dễ với du học sinh Việt Nam.

Các trường đại học ở Australia thường hỗ trợ sinh viên tìm kiếm vị trí thực tập trong các doanh nghiệp liên kết với trường. Tuy vậy, như Đại học Macquarie nơi Nguyễn Thị Ngọc Minh theo học, phần lớn bạn “Tây” chiếm được cơ hội này do nhà tuyển dụng hạn chế nhận sinh viên châu Á. Ngọc Minh phải rải đơn xin việc ở rất nhiều trang giới thiệu việc làm mới may mắn được một doanh nghiệp nhận thực tập. “Tại đó, em là người châu Á duy nhất làm về marketing, còn lại toàn người bản địa”, Minh kể trong tọa đàm ngày 12/1.

Kinh nghiệm của nữ sinh Đại học Macquarie là “làm hồ sơ thật nổi bật giữa hàng nghìn đơn xin việc”. Nhà tuyển dụng Australia rất coi trọng thành quả ứng viên đạt được ở các công việc trước đó. Vì thế, phần giới thiệu bản thân, thay vì chỉ liệt kê việc đã làm, Minh nhắc về cách đã thực hiện công việc đó, hiệu quả mang lại ra sao… Nữ sinh không quên thông tin về các hoạt động xã hội từng tham gia, kỹ năng mềm, vốn được người Australia rất quan tâm. Đơn xin việc của Minh không dán ảnh để tránh phân biệt chủng tộc.

Việc hoạt động sôi nổi trong hội sinh viên khi du học đại học tại Vương quốc Anh, hay tổ chức sự kiện cộng đồng khi về Việt Nam, cũng giúp Tô Hồng Ngọc (học viên cao học Đại học Sydney) thuận lợi hơn khi xin làm thực tập sinh. Sau khi tham gia một chương trình của trường, chứng minh khả năng, Ngọc được giới thiệu vào những vị trí thích hợp cho công ty liên kết với đại học. Em làm marketing, lên kế hoạch gây quỹ cho bệnh nhi chữa trị tại một bệnh viện của Australia. Lần thực tập khác là tại công ty di trú và nhập cư.

“Việc tham gia hoạt động ở trường, hội du học sinh… mang đến cho mình nhiều mối quan hệ và lời giới thiệu công việc thú vị như phiên dịch cho đoàn đại biểu Việt Nam sang làm việc tại Australia”, Hồng Ngọc nói, khuyên du học sinh tích cực hoạt động xã hội. Kết quả học tập tốt sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực và trách nhiệm của bạn với công việc.

Thuê nhà không qua trung gian để được luật pháp đảm bảo quyền lợi

Với du học sinh, việc chuyển nhà nhiều lần khó tránh khỏi. Sinh viên Việt ở Australia thường vào một số trang môi giới để tìm thuê nhà và không ít người bị lừa. Nguyễn Thị Ngọc Minh (Đại học Macquarie) từng được mời chào căn hộ chỉ cho nữ thuê, ở chung phòng. Khi tới nơi, em phát hiện thấy một anh người Ấn Độ đang ở đó. Một du học sinh khác được môi giới đến ở homestay tại thủ đô Canberra nhưng đến nơi lại bị chủ nhà từ chối vì thiếu giấy tờ.

Việc thuê nhà qua các trang môi giới, theo thạc sĩ Luật thương mại (Đại học Melbourne, Australia) – Đỗ Gia Thắng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giữa thực tế và lời giới thiệu trên website về vị trí căn hộ, tình trạng sử dụng, nội thất, an ninh… đôi khi rất khác biệt. Do đó, nếu không dành thời gian trực tiếp đến xem trước khi thuê, bạn có thể phải hối tiếc.

Cách thuê nhà an toàn nhất cho các bạn trẻ Việt Nam sang du học là không qua môi giới. Anh Thắng nói cách này khó, mất thời gian hơn do phải chứng minh năng lực tài chính, nhưng người thuê được luật pháp đảm bảo quyền lợi. “Luật của Australia quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người cho thuê nhà với người thuê. Ở Australia không phải chủ nhà đuổi đi là ta phải xách vali ra. Các bạn nên tìm hiểu luật để đảm bảo quyền lợi của bản thân”, anh Thắng nói.

Du học sinh khuyên rằng khi thuê nhà nên tìm nơi có vị trí thuận tiện để bắt được phương tiện giao thông công cộng, gần siêu thị hoặc trung tâm thương mại, gần trường. Nguyễn Dương Nguyên (Đại học La Trobe) trong lần đầu thuê nhà đã ở nơi cách trạm xe buýt 20 phút đi bộ nên sau đó phải chuyển chỗ. Nguyễn Thị Ngọc Minh (Đại học Macquarie) cũng phải đi bộ rất xa mới tới được trạm xe. Nhà cách xa siêu thị, nữ sinh phải mua đồ ăn dự trữ cho cả tuần để không phải mất công di chuyển.

Theo: VnExpress

MelLink gặp gỡ và tặng quà học sinh trường THPT Kim Liên – Hà Nội

0

Vừa qua, MelLink đã có dịp gặp gỡ và giao lưu với học sinh trường PTTH Kim Liên Hà Nội. Ấn tượng ban đầu là học sinh Kim Liên thật là ngoan, thông minh và có những dự định rất rõ ràng cho việc học và việc du học. Du học Úc luôn được học sinh Kim Liên ưu ái. Chính vì thế những câu hỏi về chất lượng bằng cấp, chi phí, sự đa dạng của hệ thống giáo dục, cơ hội việc làm, môi trường sống đã được MelLink tư vấn, trả lời chi tiết cho học sinh. Qua đó các bạn có thể có hình dung tốt hơn cho quyết định của mình.

Sau đây là một số vấn đề liên quan mà các bạn học sinh KIm Liên quan tâm và đã được MelLink giải đáp thắc mắc.

  1. Chất lượng bằng cấp của Úc như thế nào?

Bằng cấp của Úc được cả thế giới công nhận. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường của Úc được đánh giá rất cao nhờ vào danh tiếng của hệ thống giáo dục Úc. Hệ thống này được quản lý nghiêm ngặt bởi Chính phủ Úc theo tiêu chuẩn cao. Khi đã tốt nghiệp những trường đại học tại Úc, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng tấm bằng của mình.

2) Chi phí thấp hơn Anh và Mỹ

Úc nằm trong nhóm các quốc gia có mức sống cao nhất thế giới, tuy nhiên học phí và chi phí sinh hoạt tại đây thấp hơn so với Mỹ và Anh. Sinh viên quốc tế được phép đi làm thêm trong quá trình học vì vậy bạn có thể đỡ đần chi phí cho gia đình. Ngoài ra, các bạn hoàn toàn có thể săn học bổng của trường, của khoa mà mình theo học. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể săn học bổng của trường và khoa mình theo học. Chi phí ăn ở rẻ hơn khiến cho chi phí du học của bạn cũng giảm hơn so với các nước Anh, Mỹ.

3) Cơ hội việc làm

Du học sinh tại Úc được phép làm việc lên tới 20 giờ/ tuần trong thời gian học tập tại Úc. Ngoài việc có thể trang trải 1 phần chi phí trong quá trình học tập tại Úc, đây còn là cơ hội tốt để SV tích lũy kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà họ quan tâm, giúp ích cho nghề nghiệp tương lai của mình sau này. Ngoài ra, SV được phép ở lại 2 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc, cùng cơ hội định cư lại tại đây.

4) Môi trường sống chất lượng cao

Không chỉ được công nhận về đào tạo xuất sắc, các thành phố của Úc còn là địa điểm sống lý tưởng. Úc có 5 thành phố được bình chọn trong Top 30 thành phố tốt nhất thế giới dành cho HS–SV dựa trên đánh giá của họ về khả năng chi trả, chất lượng cuộc sống và hoạt động tuyển dụng – là tất cả những yếu tố quan trọng đối với SV khi chọn điểm đến du học tốt nhất.

Với hơn 200 triệu đô Úc mà chính phủ Úc sử dụng để cấp học bổng quốc tế mỗi năm, đây thực sự là cơ hội dành cho SV quốc tế, đặc biệt là các bạn trẻ VN đến và trải nghiệm những sự khác biệt mà nền giáo dục của Úc mang lại cho sự nghiệp của mình trong tương lai.