Chia sẻ của chị Tiến Nguyễn – Cựu du học sinh Úc về vấn đề làm thêm, xin việc tại Úc (phần 2)

MelLink xin trích đăng bài chia sẻ của chị Tiến Nguyễn – Cựu du học sinh Úc, một thành viên tích cực của Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne và cũng là một thành viên sáng lập nên MelLink. Lần này, chị Tiến Nguyễn chia sẻ xoay quanh vấn đề việc làm thêm, quan hệ giữa chủ và nhân viên, kinh nghiệm xin việc để giúp các bạn du học sinh có thêm nhiều kiến thức cho quá trình tìm việc làm thêm của mình.

Các bạn sinh viên thân mến!

Do nhu cầu xin việc làm thêm ngoài giờ  học chưa bao giờ hết nên chị xin chia sẻ rõ hơn để các bạn có thêm nhiều thông tin liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và các cơ hội của minh khi đi xin việc cũng như các vấn đề hay gây tranh cãi xung quanh mối quan hệ quan hệ giữa chủ (người thuê) và nhân viên (người được thuê).

Có những thực tế không đẹp vẫn đang diễn ra dày đặc trên nước Úc, đó là tình trạng du học sinh đi làm các công việc nôm na là chân tay, lao động cấp 1 và bị bóc lột. Bóc lột ở đây có nghĩa là bị trả thấp so với mặt bằng chung hay lương chuẩn của Fair work, không được trả các ngày nghỉ, ngày lễ hay rate đúng nếu làm cuối tuần hay thêm giờ, không được trả super hoăc làm casual nhưng mức lương bị quá thấp.

Từ góc độ sinh viên: đây là một vấn nạn, một sự xấu xí tham lam của việc người Việt bóc lột người Viêt. Bị khinh bỉ, rẻ rúm coi thường, bị đuổi việc tức tưởi hay không ít các trường hợp kỳ thị vùng miền. Đa phần các em sinh viên khát việc và tiếng Anh chưa tốt nên đã chấp nhận những sự đối xử không đẹp, không công bằng và không văn minh như vậy. Chưa kể là một số em đi làm lố giờ nên bị chủ đe dọa, do sợ ảnh hưởng tương lai nên đành chấp nhận và cam chịu. Trước kia một số em quá bức xúc còn đòi lập list đen để tránh cho những người đi sau thì đủ hiểu là vấn nạn này phổ biến thế nào.

Từ góc độ của chủ: nhiều du học sinh không chăm chỉ, không có kinh nghiệm, không có ý tứ và đi làm không có tâm nên việc đòi hỏi lương theo chuẩn ngay khi mới đi làm là không thể. Chỉ khi bạn làm một thời gian và khẳng định được mình thì bạn sẽ được yêu quý và lên lương đúng mức. Đây đang chỉ bàn đến góc độ của những chủ đàng hoàng, có tâm, không bao gồm những chủ tham lam và coi người như rác.

Ngoài ra việc các doanh nghiệp Việt Nam thường hay cạnh tranh bằng giá nên cũng là hậu quả dẫn đến việc bóc lột cả nhân viên lẫn bản thân họ. Cái này thực ra vừa đáng thương vừa đáng trách, đáng thương ở chỗ là lợi nhuận eo hẹp, không theo nổi chuẩn chung của xã hội, còn đáng trách là thiếu thông tin, thiếu hiểu biết và thiếu sự sáng suốt ngay từ lúc mua, lập doanh nghiệp. Khi mở doanh nghiệp chỉ do là thấy có cơ hội kiếm tiền, có việc chứ chưa tính toán những rủi ro và bất trắc của doanh nghiệp một cách nghiêm túc.

Vậy các em cần biết những điều gì khi đi xin việc?

Khi nào thì chủ không cần trả tiền? (Unpaid work)

1. Nếu đã có kinh nghiệm, các em có thể yêu cầu chủ cho trial để có cơ hội thể hiện kinh nghiệm minh đã biết. Với những công việc như làm móng, bồi bàn, kitchen hand, sẽ không mất thời gian để trial. Work trial không phải trả tiền nhưng phải có người supervise trực tiếp, và mục đích để chứng minh kinh nghiệm cụ thể. Do đó mà trial đén cả tuần , cứ tự lau tự chùi và phải nhìn người khác để làm theo thì đấy không phải work trial, và chủ phải trả tiền vì đó là đi làm. 

2. Internship, work experience, work placement: Nôm na là đi học kinh nghiệm, thường là qua các khóa học hoặc học viên đang theo học một khóa training tại cơ sở làm việc. Có những y tá làm unpaid đến 12 tuần theo khóa học của các trường để đủ điều kiện bằng cấp của họ.

3. Volunteer (tình nguyện viên) cho các tổ chức từ thiện.

Có nhiều chủ kéo dài thời gian trial bằng cách gọi là đi học việc, nhưng nếu đi học việc là phải được hướng dẫn, giám sát bởi nhân viên có kinh nghiệm và có tiêu chuẩn để đánh giá rõ ràng về mức độ “được việc” của nhân viên chứ không đơn thuần là bắt làm hết việc nọ việc kia mà ko biết đúng sai hay có feedback từ trainer của minh.

Đến 01/10/2019 ( thực ra bắt đầu tù 01/07/2019-30/09/2019) này, sở thuế cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ dùng single payroll touch ( báo cáo lương nhân viên trực tiếp lên sở thuế qua các phần mềm kế toán), do đó việc khai báo cũng như cơ hội để hiểu rõ về trách nhiệm của chủ sẽ rõ ràng hơn rất nhiều so với trước. Với việc luật pháp ngày càng chặt chẽ và bảo vệ quền lợi người lao động, cơ hội để có một công việc yêu thích và fair pay sẽ không còn quá xa với với các bạn du học sinh.

Lời khuyên của chị cho các bạn du học sinh trẻ tuổi có ý định hoặc đang loay hoay tìm kiếm việc làm thêm là:

1. Thật thà với bản thân, phải biết mình biết ta: Biết được ưu điểm và nhược điểm của mình để sẵn sàng tìm kiếm một công việc phù hợp nhất. Đừng so sánh và đòi hỏi những thứ vượt quá khả năng của mình. Đừng tâm thế bi quan theo kiểu: ở nhà không bao giờ khổ như này. Hãy nhớ, có khổ mới thành công được.

2. Khi đi tìm việc mà chưa có kinh nghiệm, hãy chấp nhận học việc để có kinh nghiệm: Mà đã đi học việc là cũng phải có tâm chứ đừng đi với tâm thế : ôi giời có tiền đâu mà phải cố. Người chăm chỉ và có tâm sẽ luôn luôn có cơ hội tốt.

3. Cân bằng gánh nặng kinh tế hiện tại với kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai thay vì cứ bù đầu vào một công việc không giúp mình khắc phục những nhược điểm khi đi làm. Điều này tưởng như quá khó đối với một số sinh viên tự túc toàn phần nhưng nếu các em xác định mục tiêu nào quan trọng hơn, củng cố tiếng Anh để cho PR sau này hay tiếp tục cày để nuôi Visa thì các em sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn cho mình.

4. Đừng nên chê bai rẻ rúm công việc nào cả, vì kinh nghiệm có được từ cuộc sống không bao giờ là thừa cả. Mọi công việc có thể bớt nhàm chán và trở nên thú vị sẽ tùy theo thái độ tích cực của mình.

5. Đừng sợ va chạm ở những môi trường mới, công việc cho du học sinh không chỉ gói gọn ở bồi bàn, kitchen hand, khuân vác ở shop tàu, bán hàng, làm móng…. Những công việc volunteer cho các hội thừ hiện, nhà thờ, chùa nhiều lúc đem lại các mối quan hệ vô cùng quý báu cho chúng ta trong cuộc sống. rât nhiều backpacker châu Mỹ la tinh tiếng Anh cũng rất khó nghe mà họ vẫn làm trong các nhà hàng lớn, bán mỹ phẩm ở trung tâm thương mại, trông phòng lab trong trường vv .. Do đó cơ hội không hề ít nếu các em tự tin đúng sở trường của mình.

6. Thuê dịch vụ employment service tìm việc phù hợp cũng như training cho minh thêm các kinh nghiệm trước khi bắt tay vào việc cụ thể.

7. Khai thác nhiều nguồn thông tin trên mạng về việc làm thay vì gò bó trong các lời rỉ tai trong cộng động người Việt ( kiểu muốn nhiều thì làm gà, học làm móng đi vvv)

Hy vọng sau bài này các em có thêm nhiều ý tưởng tìm việc và quan niệm không bị bó hẹp như trước nữa nhé!! Chúc các em thành công và tự tin hơn trong cuộc sống vì là du học sinh, chắc chắn các em đã có thể tự hào về việc muốn khám phá cái mới, muốn cuộc sống tốt hơn và chấp nhân tự lập sớm!!

Explore more

spot_img

NHỮNG LƯU Ý VỀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VISA DU HỌC...

Không giống như du học Pháp, hay du học Thụy Sĩ, tất cả mọi du học sinh, ai cũng dứt khoát phải đích thân...

10 trường “đại học xanh” nhất tại Úc

Nhắc đến đất nước Úc không thể không nhắc đến sự đa dạng về thiên nhiên cũng như những sinh vật sống độc đáo...
du lịch nước úc tươi đẹp

Đón tết Nguyên đán 2020 lớn nhất từ trước đến nay...

Được tổ chức hàng năm, nhưng năm nay thành phố Sydney - Australia hứa hẹn sẽ đem đến một lễ hội đón Tết Nguyên đán...

Du học Úc: Cụ thể cần chứng minh tài chính như...

Hiện nay chính sách chứng minh tài chính đã được Chính phủ Úc nới lỏng hơn trước. Tuy nhiên, việc bạn chứng minh được...
tư vấn định cư úc

Chương trình mời gọi nhân tài đến định cư Úc –...

Chương trình tìm kiếm tài năng toàn cầu Global Talent - Independent Program (GTIP) mới được Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di...
mellink - tư vấn du học úc

Năm 2020: Những ngành nghề có nguy cơ bị loại khỏi...

Tại Úc, những ngành nghề thuộc diện định cư tay nghề được thay đổi  hàng năm, tùy thuộc vào Bộ Việc làm, Kỹ năng, Doanh nghiệp...
tư vấn du học và di trú Úc - MelLink

Vietnam Airlines khuyến mại vé các chuyến bay giữa Việt Nam...

Vietnam Airlines đang có chương trình giảm giá vé máy bay cho các chặng bay giữa Việt Nam và Úc. Hiện có 02 chương...
học bổng du học úc

50 suất học bổng Thạc sỹ 2020 đã được Chính Phủ...

50 suất học bổng Australia Awards đã được Chính phủ Australia trao cho các lãnh đạo tiềm năng của Việt Nam vào ngày 22/11...