Home Blog Page 36

Hot* Những điều hữu ích dành cho du học sinh có ý định định cư tại Úc

Theo một số thống kê hiện nay, có đến hơn 90% các du học sinh ở lại định cư tại các quốc gia sở tại sau đi du học. Từ những con số đó, có thể nhận ra rằng hầu hết các du học sinh Việt Nam đều có kế hoạch ở lại định cư sau khi đi du học, và Úc thì cũng không phải là một thị trường ngoại lệ.  Mặc dù có thể nói rằng Úc là một thị trường khá dễ dàng trong việc định cư, nhưng việc được định cư lâu dài tại Úc không hề dễ dàng nếu bạn không có một lộ trình và các bước đi cụ thể.  Bạn cần phải có một kế hoạch học tập kéo dài ít nhất 2 năm tại Úc để được cấp giấy phép làm việc trong vòng 18 tháng để chứng minh khả năng làm việc của mình. Bạn phải có quyết tâm rèn luyện tiếng Anh với mục đích đạt được IELTS tối thiểu 6.0 (không có band nào dưới 6.0) sau khi hoàn thành chương trình học. Bạn cần phải làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc, đồng thời cũng giúp các bạn có thêm năm kinh nghiệm phục vụ cho công tác xin xét định cư tại Úc.

Ngoài ra dưới đây là một số lời khuyên, cũng có thể tạm xem là lộ trình cơ bản để trở thành thường trú nhân tại Úc. Định hướng này áp dụng cho đối tượng là các du học sinh, quyết định lập nghiệp từ con đường học tập.

  1. Đánh giá kỹ năng (Skills Assessment)

 Bước đầu tiên cho hầu hết các đương đơn di cư có tay nghề là chọn được nghề nghiệp để đề cử và đạt được số điểm tối thiếu trong thang điểm di trú Úc. Các tiêu chí để đánh giá kỹ năng sẽ khác nhau với mỗi nghề nghiệp, và thường dựa vào trình độ, kinh nghiệm làm việc và khả năng tiếng Anh. Nếu có thể, tốt nhất là đề cử một nghề nghiệp trong Danh sách nghề nghiệp có tay nghề (Skilled Occupations List – SOL). Chỉ có 190 ngành nghề trong danh sách, nhưng nếu bạn có thể vượt qua bài đánh giá kỹ năng trong danh sách nghề nghiệp SOL, bạn có khả năng nộp đơn cho bất kỳ loại visa di cư có tay nghề nào.

 Tiếp theo, tốt nhất là phải vượt qua bài đánh giá kỹ năng nghề nghiệp trong Danh sách Ngành nghề được bảo lãnh (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL). Có hơn 600 ngành nghề nằm trong danh sách CSOL, vì thế sẽ giúp cho bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn các ngành nghề. Tuy nhiên, nếu nghề nghiệp của bạn không nằm trong danh sách SOL, bạn cần phải có sự bảo lãnh của chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ, hoặc nhà tuyển dụng lao động.

  1. Chương trình Lựa chọn Kỹ Năng (SkillSelect)

Tất cả đương đơn xin thị thực thường trú hoặc thị thực có tay nghề phải vượt qua bài kiểm tra của Chương trình Lựa Chọn Kỹ Năng (SkillSelect). Theo hệ thống SkillSelect, đầu tiên ứng viên phải nộp một đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng (Expression of Interest – EOI), và nhận được một thư mời từ Bộ Di Trú trước khi họ có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề. Trước khi nộp đơn bày tỏ nguyện vọng, bạn nên hoàn thành bài đánh giá kỹ năng và kiểm tra tiếng Anh. Đối với các ứng viên độc lập và có sự bảo lãnh từ gia đình, tất cả đơn bày tỏ nguyện vọng được xếp hạng dựa theo điểm số, rồi đến ngày nộp đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng. Mỗi 2 tuần Bộ Di Trú sẽ cấp thư mời đến các ứng viên được xếp hạng cao nhất thông qua một quá trình tự động.

Đối với các ứng viên được đề cử từ chính quyền, thư mời sẽ được cấp tự động bởi hệ thống ngay sau khi chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ hoàn thành việc đề cử. Để nhận được thư mời, bạn phải đạt được điểm tối thiểu theo thang điểm di cư có tay nghề (hiện tại là 60 điểm).

Đối với mỗi nhóm nghề nghiệp, một số lượng tối đa thư mời sẽ được thiết lập cho từng năm tài chính (01/07 đến 30/06). Một khi chạm đến hạn mức thì bộ di trú sẽ ngừng gởi thư mời trong năm tài chính đó.

  1. Thị thực cho du học sinh mới tốt nghiệp

Đây là thị thực tạm trú 18 tháng dành cho các đương đơn mới tốt nghiệp một khóa học trên 2 năm tại Úc và chưa đủ điều kiện để xin thường trú theo các diện visa khác. Thị thực tạm trú cho du học sinh mới tốt nghiệp có hai dạng:

Làm việc sau khi tốt nghiệp: một visa 18 tháng đòi hỏi ứng viên phải vượt qua bài đánh giá kỹ năng của ngành nghề trong danh sách Ngành nghề được phép định cư tại Úc (SOL).

Tiếp tục học sau khi tốt nghiệp: kéo dài từ 2 năm (cho những người hoàn thành bằng cử nhân) đến 4 năm (đối với người có học vị tiến sĩ). Không yêu cầu bài đánh giá kỹ năng.

 Cả hai dạng đều yêu cầu ứng viên phải hoàn thành một bằng cấp ít nhất 2 năm học tập tại Úc và có vốn tiếng anh ít nhất là IELTS 6.0 trong tất cả 4 phần thi. Khi ở tại Úc theo diện thị thực tốt nghiệp có tay nghề, bạn có thể làm việc toàn thời gian và có quyền tiếp tục việc học.

Sở hữu thị thực tốt nghiệp có tay nghề sẽ rất hữu ích cho sinh viên quốc tế bởi vì lấy thêm điểm cho việc học, làm việc, năm nghề nghiệp hoặc tiếp tục kiểm tra tiếng Anh. Triển vọng tốt hơn trong việc được bảo lãnh bởi một nhà tuyển dụng. Khả năng di chuyển giữa các tiểu bang để tăng cơ hội có được một thư đề cử từ chính quyền. Có Bridging visa sau khi hoàn thành việc học để tạo điều kiện nộp hồ sơ xin thị thực di cư có tay nghề.

  1. Được đề cử từ chính phủ

Đề cử từ chính phủ sẽ rất thuận lợi cho sinh viên Quốc tế. Vì sẽ được thêm điểm: 5 điểm bảo lãnh cho việc sống trong khu vực đô thị và 10 điểm cho việc sống trong khu vực địa phương. Danh sách Nghề nghiệp rộng hơn: sinh viên có thể đề cử bất cứ nghề nghiệp nào trong danh sách CSOL (nhiều hơn danh sách SOL). Chương trình Lựa Chọn Kỹ Năng (SkillSelect) ưu tiên sinh viên sẽ có được một thư mời ngay sau khi chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ hoàn thành việc đề cử, thay vì phải chờ đợi thư mời tự động trong vòng hai tuần một lần. Những tiểu bang và vùng lãnh thổ khác có xu hướng cấp thư mời cho sinh viên đã học tại khu vực được làm việc tại đó.

Có hai loại Thị thực di cư có tay nghề mà các tiểu bang, vùng lãnh thổ có thể đề cử: thị thực 190 (Tay nghề có bảo lãnh) là thị thực thường trú, cho phép bạn sống bất cứ nơi nào của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ; thị thực 489 (Tay nghề vùng miền) là thị thực tạm trú 4 năm, đòi hỏi bạn phải sống và làm việc trong một khu vực địa phương trong 2 năm để có thể trở thành thường trú nhân.

  1. Khả năng Tiếng Anh

 Tất cả các Thị thực di cư có tay nghề yêu cầu tiếng Anh ít nhất là IELTS 6.0 trong 4 phần thi. Một trong những cách tốt nhất nhằm tăng cơ hội đó là lấy được mức điểm càng cao càng tốt. Nếu bạn có 7.0 trở lên trong mỗi phần thi IELTS, hoặc một điểm B trong bài kiểm tra tiếng Anh nghề nghiệp (Occupational English testOET), bạn được cộng 10 điểm. Có 8.0 trở lên trong mỗi phần thi IELTS hoặc điểm A trong bài OET, bạn được cộng 20 điểm. Các bạn nên tham gia các khóa học luyện thi IELTS. Bài thi IELTS không chỉ là cách bạn giao tiếp bằng tiếng Anh, mà việc hiểu biết cách thức kiểm tra IELTS cũng rất quan trọng.

  1. Điểm kinh nghiệm làm việc

 Với điểm kinh nghiệm, sẽ được cộng tối đa 20 điểm. Kinh nghiệm làm việc 10 năm,  kinh nghiệm làm việc tại Úc và ở nước ngoài trước đó đều được tính. Để có thể tính kinh nghiệm làm việc, phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Làm đúng ngành nghề. Chỉ có kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề của bạn, hoặc liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mới được tính điểm;
  • Tích lũy kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp. Kinh nghiệm làm việc phải được tích lũy sau khi hoàn thành trình độ, bằng cấp có liên quan. Thường sẽ là một bằng cử nhân, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận thương mại phụ thuộc vào nghề nghiệp của bạn. Làm việc trong khi học tập tại Úc sẽ không tính, trừ khi bạn đã hoàn thành một bằng cấp căn bản ở quốc gia của bạn trước khi học tập tại đây.
  • Làm ít nhất 20 giờ mỗi tuần:chỉ những tuần mà bạn đã làm việc ít nhất 20 giờ mới được tính là có tay nghề.
  • Phù hợp với điều kiện xin thị thực:nếu bạn đã vi phạm điều kiện xin thị thực (ví dụ như vi phạm 40 giờ mỗi hai tuần trong điều kiện xin thị thực du học 8105), kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ không được tính.
  1. Học tập tại Úc

 Hoàn thành trình độ chuyên môn ở Úc có thể trợ giúp rất nhiều trong việc đạt được điểm tối thiểu trong thang điểm di trú Úc. Nếu bạn hoàn thành khóa học 2 năm tại Úc, bạn được công thêm 5 điểm và giúp bạn có thị thực tạm trú sau tốt nghiệp.

Bằng Đại học hoặc cao hơn: nhiều ngành nghề trong danh sách SOL đòi hỏi bằng đại học để đánh giá kỹ năng. Hoàn thành chương trình Đại học hoặc cao hơn ở Úc sẽ rất cần thiết cho dạng Tiếp tục học của Thị thực tạm trú sau tốt nghiệp.

 Số năm nghề nghiệp (Professional Year): năm nghề nghiệp có hiệu lực cho sinh viên ngành Kế toán, Kỹ thuật và CNTT. Sinh viên có thể hoàn thành kết hợp giữa việc học và việc thực tập sau khi hoàn thành khóa học chính của họ, thường là trong khi có Thị thực tạm trú sau tốt nghiệp. Điều này sẽ cộng thêm 5 điểm và giảm bớt sự đòi hỏi tiếng Anh đối với sinh viên kế toán.

Học tập tại địa phương xa xôi (Vùng ít dân): Sinh viên hoàn tất 2 năm học tại các khu vực này sẽ nhận được thêm 5 điểm. Làm gia tăng cơ hội nhận được đề cử của chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ.

  1. Bảo Lãnh từ nhà tuyển dụng/Employer Sponsored Visa

 Rất nhiều sinh viên nhận thấy việc nhà tuyển dụng bảo lãnh đang là một sự thay thế tốt hơn so với visa di trú dạng việc làm có tay nghề tổng quát (GSM), nhìn chung thì không có yêu cầu về đánh giá kỹ năng, số lượng ngành nghề nhiều hơn và yêu cầu trình độ tiếng Anh thấp hơn visa GSM. Càng ngày càng có nhiều sinh viên sử dụng quyền bảo lãnh của nhà tuyển dụng hơn trước và lựa chọn chương trình di cư kỹ năng theo vùng miền (RSMS) là một lựa chọn hấp dẫn riêng biệt dành cho những sinh viên sẵn sang tìm kiếm các công việc ngoài những thành phố lớn.

  1. Xin Visa Tạm Thời

 Các visa tạm thời có thể có một số rắc rối dành cho các sinh viên quốc tế – nếu sử dụng visa này sai bạn có thể trở thành bất hợp pháp khi ở Úc. Dưới đây là những điều quan trọng nhất bạn cần biết về visa tạm thời:

  • Nộp đơn bày tỏ nguyện vọng không có nghĩa là bạn sẽ được cấp visa tạm thời. Bạn sẽ không có được visa tạm thời cho đến khi nào bạn đã nhận một giấy mời và tiến hành nộp đơn xin visa việc làm có tay nghề (GSM).
  • Hầu hết các sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nộp hồ sơ xin visa việc làm có tay nghề (GSM) trước ngày hết hạn visa du học. Do đó, có nhiều lựa chọn để nộp visa tiếp theo như một visa du học khác để tiếp tục ở lại Úc trong thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ xin visa việc làm có tay nghề (GSM).
  • Du lịch nước ngoài trong khoảng thời gian giữ visa tạm thời được cho phép. Nhưng bạn sẽ cần phải nộp đơn xin visa tạm thời loại B trước khi đi. Điều này bao gồm việc phải đóng phí và đưa ra lý do của việc đi du lịch này.
  • Sinh viên nói chung có đầy đủ các quyền làm việc khi giữ visa tạm thời trong thời gian chờ kết quả xét visa GSM.
  1. Luôn cập nhật thông tin mới

 Luật di trú Úc luôn thay đổi. Các nguồn thông tin sẽ hỗ trợ bạn trong việc luôn cập nhật các thay đổi mới nhất. Lưu ý các thông tin từ website mang tính chất cơ bản, không chi tiết. Nên tham khảo thêm từ người đi trước hoặc các nhà tư vấn luật, hay các cơ quan bạn đang học tập và làm việc.

(Nguồn: Thống kê )

Ban quản trị MelLink – 12 December 2016

Du lịch Úc tự túc – tại sao không?

0

Nước Úc – Australia không chỉ được biết đến là một quốc gia phát triển mà còn hấp dẫn du khách bởi những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những vùng sa mạc trải dài, những bãi biển và những hòn đảo hoang sơ, kì vĩ. Úc là quốc gia rộng lớn, là quê hương của những chú Kangaroo, là nơi tuyệt vời để du lịch và học tập.  Úc sở hữu nhiều bãi biển tuyệt đẹp trải dài khắp lãnh thổ Úc. Đất nước Úc xinh đẹp luôn là điểm đến yêu thích. Những năm gần đây, xu hướng tự đi du lịch Úc ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc du lịch tự túc ở Úc cũng đồng nghĩa là bạn phải làm tất cả những thủ tục, ăn ngủ, đi lại, tham quan tại Úc. Với những người mới đi lần đầu thì việc đó không hề dễ dàng chút nào.

Những thủ tục cần thiết để du lịch Úc là gì?

1. Vấn đề quan trọng nhất là bạn phải làm các thủ  tục cần thiết. Ngoài hộ chiếu (Passport) bạn phải có thêm 1 VISA hợp lệ hoặc giấy ETA do bộ ngoại giao Úc cấp.

Giấy tờ để làm VISA cho bạn bao gồm:

– 2 hình 4×6 mới nhất (bạn nên chụp mới luôn)

– 1 sơ yếu lý lịch theo mẫu lưu hành có xác nhận của địa phương

– 1 sơ yếu lý lịch theo mẫu của lãnh sự Úc

– 1 bản sao giấy khai sinh, 1 bản sao CMND, 1 bản sao hôn thú (nếu đã lập gia đình), 1 bản sao hộ khẩu, 1 bản sao hợp đồng lao động có xác nhận của cơ quan hiện hành hoặc bản sao đến các công việc bạn đang kinh doanh (nếu có).

– Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi đi cùng cần có giấy ủy quyền của cả bố và mẹ đã xác nhận bởi chính quyền địa phương.

Bạn cần phải hoàn thành hồ sơ xin cấp VISA trước 3 tuần. Lệ phí xin cấp VISA Úc khoảng 100 USD.

2. Sau khi có VISA, việc tiếp theo là bạn phải mua vé máy bay đi Úc. Hiện nay, có rất nhiều hãng hàng không cung cấp cho bạn vé máy bay đi Úc giá rẻ như Vietnam Airlines, Jetstars Pacific, Tiger, Asia, Thai Airways… Bạn có thể mua vé máy bay đi Sydney, Melbourne, Perth, Godcoast… với giá chỉ vài trăm đô cho cả 1 chuyến khứ hồi. Nếu bạn không có kinh nghiệm mua vé máy bay trực tuyến, hoặc không có thời gian tìm vé máy bay giá rẻ, có thể liên hệ đến đại lý gần nhất để được tư vấn.

3. Tránh tình trạng hết phòng hoặc giá cao bạn nên đặt phòng trực tuyến trước 1-2 tháng trước khi đi, có thể đặt phòng thông qua expedia.com, booking.com hoặc qua agoda.com được xem là một trang đặt phòng uy tín trong nước, với giá cả rất hợp lý. Nếu đặt phòng khách sạn ở Sydney các bạn có thể tham khảo một số khách sạn giá rẻ nổi bật như: Khách sạn Jolly Swagman Backpackers, khách sạn Westend Backpackers, khách sạn Lamrock Lodge Backpackers on Bondi Beach. Mức giá phòng ở đây dao dộng từ 440.000 VNĐ – 560.000 VNĐ / đêm, với đầy đủ tiện nghi và phục vụ rất chu đáo. Nếu ở Adelaide bạn có thể đặt phòng tại:  khách sạn Carrington Gardens, khách sạn Country Comfort Motel Adelaide, khách sạn Grand Chifley Adelaide. Mức giá phòng từ 1.500.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ / đêm. Nếu ở Melbourne bạn có thể đặt tại: khách sạn Miami Hotel Melbourne, khách sạn Atlantis Hotel, khách sạn Seasons Heritage Melbourne. Với mức giá dao động từ 1.494.000-1.999.000 VNĐ / đêm.

Nên đi vào mùa nào trong năm?

Đây cũng là vấn đề bạn cần cân nhắc.  Thực ra, Úc luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với mọi du khách. Bạn có thể đến Úc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm vì khí hậu và thiên nhiên nơi đây khá thuận lợi cho việc du lịch. Tùy theo sở thích và thời gian mà bạn có thể sắp xếp để đến thăm xứ sở Kangaroo. Úc là một đất nước có 4 mùa khí hậu trong 1 ngày. Thời tiết ở đây khá là dễ chịu và có những đặc trưng riêng rất phù hợp cho việc du lịch.

– Mùa xuân thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.

– Mùa hè từ tháng 12 – tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đền tháng 5

– Mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8.

Nhìn chung khí hậu ở đây khá hợp với con người Việt Nam, cũng có một mùa đông lạnh, tuy nhiên cái lạnh ở đây không buốt giá như nhiều nơi khác nên cảm giác khá là dễ chịu. Úc có rất nhiều bang với nhiều thành phố nổi tiếng, mỗi bang lại có những kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Thủ đô Canberra hoặc Tasmania thì mùa đông lạnh như ở Việt Nam. Đến đây bạn có thể tham gia nhiều trò chơi đặc biệt là trượt tuyết trên các sườn núi. Mỗi năm có hàng nghìn lượt khách đến đây để thử sức. Trong khi đó, Sydney lại có khí hậu ôn hòa khá dễ chịu. Đây cũng là thành phố lớn nhất nước Úc hiện nay. Đặc biệt hơn cả là bang Victoria với thủ phủ Melbourne nổi tiếng lại có 1 kiểu khí hậu quanh năm, không bị ảnh hưởng theo mùa. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được kiểu khí hậu 4 mùa trong 1 ngày.

Di chuyển ở Úc như thế nào?

Úc có 3 loại phương tiện công cộng chính là tàu điện ngầm, tàu điện và xe buýt. Xe điện ngầm chạy tuyến dài, chở được nhiều hành khách rất thuận lợi nên mọi người thường sử dụng. Xe điện chạy trong thành phố đến 12h30 đêm. Xe buyt chạy từ nửa đêm đến khi bình minh lên để chở những hành khách lỡ chuyến. Toàn bộ hệ thống xe công cộng ở Úc đều sử dụng vé tự động Metcard hoặc Myki. Nếu bạn chỉ ở Úc trong vài ngày, bạn có thể mua vé ngày tại các quầy bán vé tự động. Nếu bạn ở lâu hơn thì có thể sử dụng vé tuần, vé tháng trả trước của hệ thống vé Myki. Nếu muốn bạn cũng có thể thuê xe đạp để đi dạo quanh thành phố. Nếu bạn đi theo nhóm nhiều người thì có thể thuê ô tô hoặc taxi sẽ không mất quá nhiều kinh phí mà còn có thể chủ động thời gian và địa điểm. Giá thuê ô tô 1 ngày khoảng 60-100$

Thăm gì khi đến Úc?

1. Cầu Sydney Harbour Bridge ở Úc được so sánh với cầu Tháp London và Tháp Eiffel, được xây dựng để tránh tình trạng ùn tắc giao thông và chống lại sức gió 200 km/giờ và xoáy bão. Ngày nay, cây cầu không chỉ là cầu lưu thông đường bộ mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Úc, tới đây bạn sẽ được tham gia các trò chơi mạo hiểm như nhảy cầu và khám phá lịch sử của cây cầu nổi tiếng này.

2. Nhà hát con sò Opera Sydney với thiết kế độc đáo hình cánh buồm, bởi kiến trúc sư người Đan Mạch trong suốt 4 năm mới thiết kế xong. Nhà hát Opera Sydney được xem là trung tâm văn hóa của thành phố, với một phòng hòa nhạc, một nhà hát opera, nhà hát kịch và hội trường, quán bar…

3. Bãi biển Palm Cove được xem là một trong những bờ biển tuyệt vời nhất ở Úc và là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách quốc tế. Không khí trong lành, nước biển trong và xanh mà còn có những dặng san hô Great Barrier Reef nhiều màu sắc long lanh.

4. Thành phố Perth được ví như một hòn đảo lạc với nhiều điều thú vị, tới đây bạn sẽ tới thăm công viên King và vườn thực vật quốc gia. Hay cảnh vật ở vùng sa mạc Pinnacles, di sản thế giới Vịnh cá mập và công viên Hải Dương. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thế sinh vật biển đa dạng như cá voi hoặc cá heo tại biển Loombana, Monkey Mia

5. Thủ đô Canberra nổi tiếng với những công trình, bảo tàng, nhà triển lãm đặc biệt là khu tưởng niệm chiến tranh Australian War Memorial, tòa nhà Quốc hội Parliament House of Australia,…

6. Hay tới thăm thành phố Melbourne là trung tâm văn hóa của nước Úc, tới đay bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp tháp Eureka Tower, chợ Queen Victoria Market, bảo tàng Melbourne Museum 

7. Đặc biệt ở bang Nam Úc có những vườn nho nổi tiếng và xưởng chế biến rượu nho bậc nhất, nổi tiếng ở thung lũng Hunter – New South Wales, thung Lũng Barossa – Nam Úc, thung lũng Clare – Nam Úc, thung lũng Yarra – bang Victoria…

Ăn gì khi ở Úc?

Nước Úc nổi tiếng với món hamburger củ dền hoặc các món cá barramundi lạ miệng hay món chuột túi nướng chỉ nước Úc mới có. Hay những món ăn nổi tiếng như: thịt cá sấu nướng, pizza hải sản, Meat Pie, đùi cừu nướng, BBQ kiểu Úc, bánh Pavlova, bánh Lamingtons, xúc xích cuộn… Giá một bữa ăn khoảng 10-15$.

Những lưu ý gì khi du lịch Úc?

Bạn không nên mang theo thực phẩm khô hoặc sản phẩm được làm từ lông thú, tre nứa…vì sẽ bị tịch thu ở sân bay hoặc bị đi tù ở Úc. Nhớ mang theo một vài loại thuốc đề phòng thời tiết. Bạn cần chú ý bảo quản giấy tờ tùy thân cẩn thận và nên mua bảo hiểm trước khi xuất cảnh. Bất kì khách du lịch nào khi rời khỏi Úc cũng phải nộp phí di chuyển hành khách trừ người quá cảnh và trẻ em dưới 12 tuổi. Khác với Mỹ, Úc không có lệ cho tiền boa. Nếu bạn muốn kéo dài thời gian thị thực ở Úc thì phải gia hạn trước 1 tháng kể từ thời gian hết hạn thị thực, chi phí cho việc này khoảng 200$.

Ban quản trị MelLink – 23 November 2016

Các hình thức định cư tại Úc theo diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình

0

Định cư tại Úc diện đoàn tụ gia đình được chia thành 4 nhóm chính:

1. Vợ/chồng hoặc người sắp kết hôn bao gồm 2 loại visa dưới đây:

a) Visa 300 – Người sắp kết hôn (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được sự bảo lãnh của người mang quốc tịch Úc, thường trú nhân Úc. Hoặc công dân New Zealand đang sinh sống tại Úc. Người bảo lãnh phải chưa bảo lãnh quá 2 người khác vào Úc theo diện vợ/chồng và chưa bảo lãnh cho ai khác hay chính mình là người được bảo lãnh theo diện vợ/chồng trong 5 năm trở lại đây.

b) Visa 309 – Vợ/chồng bảo lãnh (click vào link để xem chi tiết)

Visa này cho phép đương đơn tạm trú tại Úc trong thời gian 2 năm. Sau 2 năm, khi mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh vẫn còn tiếp diễn thì đương đơn được chuyển sang thường trú. Trong thời gian ở Úc, đương đơn có thể làm việc, học tập, sinh sống tại Úc và có thể hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare.

Điều kiện: Để xin visa này, đương đơn phải có kết hôn hợp pháp với người bảo lãnh hoặc nếu vì lý do nào khác mà chưa thể kết hôn thì mối quan hệ phải trên 12 tháng (có ngoại lệ cho các trường hợp đã có con hoặc hôn nhân đồng tính).

2. Cha mẹ bao gồm các loại visa dưới đây:

a) Visa 103 – Cha mẹ không đóng tiền (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép định cư vĩnh viễn tại Úc. Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc, hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc. Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép, bảo lãnh người thân sang Úc. Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.

Điều kiện để xin visa: Được con cái (con ruột/con riêng/con nuôi) bảo lãnh. Thỏa mãn các điều kiện cơ bản của diện Cha mẹ. Hồ sơ phải đợi trong hệ thống xếp hàng khoảng 10 năm.

b) Visa 143 – Cha mẹ có đóng tiền toàn phần (thường trú) (click vào link để xem chi tiết)

Visa này có thể sống và học tập tại Úc, nhận trợ cấp sức khỏe thông qua Medicare và chế độ phúc lợi thuốc men, trợ cấp an ninh xã hội nhất định. Đủ điều kiện xin quốc tịch Úc (theo tiêu chí đủ điều kiện cư trú). Bảo trợ cho người muốn cư trú lâu dài (theo thời gian chờ).

c) Visa 173 – Cha mẹ có đóng tiền một phần (tạm trú) (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép tạm trú tại Úc trong thời gian 2 năm, sau đó chuyển sang Visa 143 (thường trú). Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc, hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc, hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép.

Điều kiện để xin visa: Được con cái (con ruột/con riêng/con nuôi) bảo lãnh. Thỏa mãn các điều kiện cơ bản của diện cha mẹ.

3. Con cái bao gồm các loại visa dưới đây:

a) Visa 101 – Con ruột / Con riêng (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép thường trú vĩnh viễn tại Úc, làm việc, sinh sống và học tập tại Úc. Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc, hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội. Bảo lãnh người thân sang Úc và nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.

Điều kiện để xin visa: Là con ruột hoặc con ghẻ của người là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand. Nếu là con ghẻ thì phải dưới 18 tuổi và người cha/mẹ ghẻ bảo lãnh không còn quan hệ gì với mẹ/cha ruột nhưng có trách nhiệm phải chăm sóc về mặt pháp lý. Đương đơn dưới 25 tuổi vào thời điểm nộp đơn. Đương đơn còn độc thân. Đương đơn còn sống phụ thuộc vào cha/mẹ.

b) Visa 102 – Con nuôi (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép định cư vĩnh viễn tại Úc, làm việc, sinh sống và học tập tại Úc. Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc, hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội. Bảo lãnh người thân sang Úc. Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.

Điều kiện xin visa: Là con nuôi hoặc chuẩn bị được nhận làm con nuôi của người là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand. Hồ sơ xin con nuôi phải được chấp thuận bởi cơ quan quản lý con nuôi tiểu bang nơi người bảo lãnh đang sinh sống. Đương đơn phải còn độc thân và dưới 18 tuổi kể cả tại thời điểm ra quyết định cấp visa.

c) Visa 445 – Người con phụ thuộc (click vào link để xem chi tiết)

Visa được phép tạm trú ở Úc, làm việc, sinh sống và học tập tại Úc trong thời gian visa của người cha/mẹ vẫn còn hiệu lực. Hưởng các quyền lợi tương đương loại visa của người cha/mẹ.

Điều kiện xin visa: Đương đơn là con ruột hoặc con kế của người mang visa 309. Đương đơn được bảo lãnh bởi người đã bảo lãnh cha/mẹ của mình. Đương đơn còn sống phụ thuộc vào cha/mẹ, đương đơn còn độc thân.

4. Người thân khác bao gồm các loại visa dưới đây:

a) Visa 114 – Người thân già yếu lệ thuộc (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép định cư và làm việc vĩnh viễn tại Úc. Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc. Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép. Bảo lãnh người thân sang Úc và nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.

Điều kiện xin visa: Đương đơn nam phải trên 65 tuổi. Đương đơn nữ phải trên 60 tuổi đến trên 65 tuổi, tùy thuộc vào ngày sinh. Đương đơn đang sống độc thân. Đương đơn được bảo lãnh bởi người thân ở Úc. Đương đơn sống phụ thuộc vào người thân liên tục ít nhất 3 năm. Con cái hoặc người sống lệ thuộc vào đương đơn phải còn độc thân nếu muốn đi theo.

b) Visa 115 – Người thân duy nhất (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép làm việc và học tập tại Úc. Nhận được hỗ trợ y tế của Medicare và chương trình bảo trợ dược phẩm (PBS). Tiếp cận với các khoản thanh toán an sinh xã hội (tùy thuộc vào thời gian chờ đợi). Có đủ điều kiện xin quyền công dân Úc (phụ thuộc vào các tiêu chuẩn hợp lệ về thường trú). Bảo trợ cho người muốn thường trú (tùy thuộc vào thời gian chờ đợi).

Điều kiện cho đương đơn và người bảo lãnh: Quý vị có anh, chị, em, cha, mẹ (hoặc những người tương đương có quan hệ ghẻ) là công dân Úc, cư dân Úc vĩnh viễn hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện và thường trú ở Úc. Quý vị và người phối ngẫu của quý vị không có anh, chị, em, con cái không phụ thuộc, cha mẹ (hoặc những người tương đương có quan hệ ghẻ) ngoại trừ những người ở Úc. Người phối ngẫu hoặc họ hàng phụ thuộc khác có thể có thể được bao gồm trong đơn xin thị thực nếu họ thỏa mãn các yêu cầu nhất định. Nếu quý vị được cấp loại thị thực này, quý vị và họ hàng đủ điều kiện của quý vị có thể sinh sống với tư cách là cư dân Úc vĩnh viễn.

c) Visa 116 – Chăm sóc người thân (click vào link để xem chi tiết)

Visa này được phép định cư và làm việc vĩnh viễn tại Úc. Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc. Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép. Bảo lãnh người thân sang Úc và nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.

Điều kiện để xin visa: Đương đơn cần chăm sóc người thân có quan hệ huyết thống với mình, hoặc chăm sóc thành viên trong gia đình của người thân đó. Đương đơn được bảo lãnh bởi công dân Úc, thường trú nhân Úc, hoặc công dân New Zealand. Người bệnh/già yếu có những nhu cầu chăm sóc về y tế thực sự trong liên tục ít nhất 2 năm, do những điều kiện về vật lý, tâm thần, hoặc giác quan gây ảnh hưởng đến khả năng người đó sinh sống hàng ngày. Việc chăm sóc không thực hiện được bởi những người thân khác tại Úc, hoặc không nhận được từ các cơ sở đoàn thể chăm sóc người bệnh tại Úc.

d) Visa 117 – Trẻ họ hàng mồ côi (click vào link để xem chi tiết)

Các điều kiện cơ bản: Người được bảo lãnh phải dưới 18 tuổi và còn độc thân. Thân nhân ở Úc có thể là anh/chị, ông/bà, chú bác/cô dì… của người được bảo lãnh. Người bảo lãnh ở Úc phải đủ 18 tuổi và công dân hay thường trú nhân Úc, hay là công dân New Zealand đủ tư cách ở Úc. Trong trường hợp người bảo lãnh dưới 18 tuổi thì người vơ/chồng hay người cùng chung sống với người bảo lãnh có thể đứng ra bảo lãnh nếu hội đủ điều kiện. Người thân ở Úc cần phải chứng minh có đủ quyền giám hộ hợp pháp đối với trẻ. Ngoài ra, người được bảo lãnh cũng cần phải thỏa mãn một số yêu cầu khác về sức khỏe và không phạm pháp phạm tội ở Việt Nam. Người thân ở Úc phải cam kết bảo lãnh 2 năm về mặt tài chính cho trẻ. Nếu được yêu cầu, có thể người bảo lãnh phải đóng tiền “bảo đảm”.

Ban quản trị MelLink – 23 November 2016

Hot! Danh sách những ngành học được phép ưu tiên định cư úc năm 2016

0

Hàng năm chính phủ Úc họp bàn và đưa ra danh sách những nghành nghề được ưu tiện định cư tại Úc. Căn cứ vào danh sách này, bạn có thể có những định hướng cho mình sau khi tốt nghiệp đại học tại Úc. Dưới đây là danh sách những ngành nghề được ưu tiên định cư tại Úc năm 2016.

 

Occupation ceilings for the 2014-15 programme year
Occupation ID Description Ngành nghề định cư (tham khảo) Ceiling Value Results to date Quota to date
2544 Registered Nurses Y tá 15042 2291 12751
3411 Electricians Thợ điện 7854 173 7681
3312 Carpenters and Joiners Thợ mộc và đồ gỗ gia dụng 7164 201 6963
3232 Metal Fitters and Machinists Thợ sửa chữa và lắp ráp kim loại 6816 50 6766
2414 Secondary School Teachers Giáo viên trường THCS 7002 490 6512
3212 Motor Mechanics Công nhân sửa chữa xe máy 6444 146 6298
1331 Construction Managers Quản lý xây dựng 5178 109 5069
3223 Structural Steel and Welding Trades Workers Thợ hàn và công nhân công trình xây dựng thép 4482 55 4427
3341 Plumbers Thợ ống nước 4464 90 4374
2531 General Practitioners and Resident Medical officers Bác sĩ đa khoa và Nhân viên y tế thường trú 3672 394 3278
2713 Solicitors Cố vấn pháp luật 3426 184 3242
1335 Production Managers Quản lý sản xuất 3132 3 3129
3423 Electronics Trades Workers Công nhân thương mại điện tử 2580 30 2550
3513 Chefs Đầu bếp 2547 93 2454
3322 Painting Trades Workers Thợ sơn 2448 13 2435
3332 Plasterers Thợ trát vữa 1980 16 1964
2332 Civil Engineering Professionals Kỹ sư xây dựng dân dụng 2850 949 1901
2725 Social Workers Nhân viên xã hội 1968 166 1802
3421 Airconditioning and Refrigeration Mechanics Thợ máy điều hòa và tủ lạnh 1626 23 1603
3311 Bricklayers and Stonemasons Thợ nề và Thợ xây đá 1506 55 1451
1332 Engineering Managers Quản lý kỹ thuật 1428 39 1389
2513 Occupational and Environmental Health Professionals  Chuyên gia an toàn lao động và y tế môi trường 1470 105 1365
1342 Health and Welfare Services Managers Quản lý dịch vụ y tế và phúc lợi 1356 41 1315
2411 Early Childhood (Pre-primary School) Teachers Giáo viên mần non 1404 115 1289
2321 Architects and Landscape Architects Kiến trúc sư và họa viên kiến trúc 1476 256 1220
2723 Psychologists Tâm lý học 1248 114 1134
3334 Wall and Floor Tilers Thợ lợp ngói và tường 1110 2 1108
2525 Physiotherapists Chuyên gia vật lý trị liệu 1188 149 1039
2415 Special Education Teachers Giáo viên Giáo dục đặc biệt 1044 15 1029
2346 Medical Laboratory Scientists Chuyên gia nghiên cứu y khoa 1092 77 1015
3991 Boat Builders and Shipwrights Thợ đóng thuyền và đóng tàu 1000 0 1000
3233 Precision Metal Trades Workers  Công nhân buôn bán kim loại 1000 1 999
3222 Sheetmetal Trades Workers Thợ cơ khí 1000 1 999
3422 Electrical Distribution Trades Workers Công nhân phân phối điện tử 1000 3 997
3331 Glaziers Thợ lắp kính/Thợ tráng men (đồ gốm) 1000 3 997
2711 Barristers Luật sư 1000 3 997
3211 Automotive Electricians Kỹ sư máy móc tự động 1000 4 996
1341 Child Care Centre Managers Quản lý trung tâm chăm sóc trẻ em 1000 13 987
2535 Surgeons Bác sĩ phẫu thuật 1000 15 985
2532 Anaesthetists Chuyên gia gây mê 1000 18 982
2526 Podiatrists Bác sĩ chuyên khoa về chân 1000 19 981
2534 Psychiatrists Bác sĩ tâm thần 1000 21 979
4112 Dental Hygienists, Technicians and Therapists Nhân viên vệ sinh nha khoa, kỹ thuật viên nha khoa và trị liệu nha khoa 1000 23 977
2514 Optometrists and Orthoptists Kỹ thuật viên đo thị lực 1000 23 977
3132 Telecommunications Technical Specialists Chuyên gia kỹ thuận viễn thông 1000 25 975
2349 Other Natural and Physical Science Professionals Chuyên gia khoa học tự nhiên và khoa học xã hội 1000 28 972
2541 Midwives Nữ hộ sinh 1000 29 971
2312 Marine Transport Professionals Chuyên viên vận chuyển hàng hải 1000 29 971
2245 Land Economists and Valuers Nhà kinh tế học và Chuyên gia thẩm định giá 1000 30 970
2333 Electrical Engineers Kỹ sư điện 1332 363 969
2521 Chiropractors and Osteopaths Chuyên gia thấp khớp và nắn xương 1000 33 967
3123 Electrical Engineering Draftspersons and Technicians Công nhân kỹ thuật điện và kỹ thuật viên ngành điện 1000 36 964
2527 Speech Professionals and Audiologists Chuyên gia trị liệu thính giác và khả năng ngôn ngữ 1000 46 954
2533 Internal Medicine Specialists Bác sĩ chuyên khoa nội 1000 49 951
2326 Urban and Regional Planners Quy hoạch vùng và đô thị 1000 65 935
2322 Cartographers and Surveyors Chuyên viên vẽ bản đồ và giám định viên 1000 65 935
3122 Civil Engineering Draftspersons and Technicians Công nhân xây dựng dân dụng và Kỹ thuật viên xây dựng dân dụng 1000 66 934
2512 Medical Imaging Professionals Chuyên gia y tế hình ảnh 1014 83 931
2241 Actuaries, Mathematicians and Statisticians Chuyên viên thống kê và Nhà toán học 1000 72 928
2347 Veterinarians Bác sĩ thú y 1000 85 915
2524 Occupational Therapists Chuyên gia liệu pháp 1000 89 911
2341 Agricultural and Forestry Scientists Nhà khoa học nông nghiệp và lâm nghiệp 1000 124 876
2336 Mining Engineers Kỹ sư khai thác mỏ 1000 125 875
2523 Dental Practitioners Nha sĩ 1000 223 777
2331 Chemical and Materials Engineers Kỹ sư hóa và vật liệu 1000 331 669
2633 Telecommunications Engineering Professionals Kỹ thuật Viễn thông Chuyên gia 1000 419 581
2631 Computer Network Professionals Kỹ sư mạng máy tính 1788 1274 514
2334 Electronics Engineers Kỹ sư Điện tử 1000 486 514
2335 Industrial, Mechanical and Production Engineers Kỹ sư công nghiệp, cơ khí và sản xuất 1680 1172 508
2212 Auditors, Company Secretaries and Corporate Treasurers Kiểm toán viên, Thư ký và Thủ quỹ 1188 700 488
2539 Other Medical Practitioners Chuyên viên y tế khác 1000 525 475
2339 Other Engineering Professionals Kỹ sư chuyên ngành 1000 738 262
2613 Software and Applications Programmers Lập trình viên 5005 4957 48
2211 Accountants Kế toán 5478 5432 46
2611 ICT Business and Systems Analysts Phân tích hệ thống và kinh doanh ICT 1620 1620 0

 

Ban quản trị MelLink – 22 November 2016

Định cư Úc theo diện định cư tay nghề

0

Để xin được PR (thường trú Úc) là việc rất khó. Nếu được chấp nhận, bạn đã hoàn toàn yên tâm để sống và làm việc tại Úc. Người có PR (Permanent Residence) do Úc cấp sẽ được sống, làm việc, học tập, kinh doanh ở Úc vô thời hạn. Khi đó bạn được những phúc lợi xã hội như người công dân Úc (y tế/giáo dục miễn phí, có trợ cấp thất nghiệp/tai nạn/nuôi con v.v…) và được phép ra vào nước Úc bất kỳ lúc nào. Sau 4 năm thường xuyên sống ở Úc và có tối thiểu 1 năm là thường trú nhân Úc thì lúc đó bạn sẽ được nhập quốc tịch.

Để có được PR Úc có nhiều cách khác nhau như kết hôn, đầu tư, working visa v.v… Trong đó bài viết này sẽ giới thiệu với bạn diện PR định cư tay nghề (skilled immigration) .

1. Việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu xem nghề của mình có trong SOL theo đường link (https://www.border.gov.au/Trav/Work/Work/Skills-assessment-and-assessing-uthorities/skilled-occupations-lists/SOL) hoặc CSOL không (https://www.border.gov.au/Trav/Work/Work/Skills-assessment-and-assessing-authorities/skilled-occupations-lists/CSOL). Bạn có thể tham khảo trên web chính thức của Bộ Di Trú Úc và các trang web của các bang ở Úc để theo dõi thường xuyên và biết thông tin chính xác. Danh sách này thay đổi theo năm vì vậy bạn nhớ cập nhật khi mình quan tâm. Bạn cũng có thể tham khảo web này: https://www.anzscosearch.com/ để search real time status nghề mình quan tâm.

SOL khác CSOL ở chổ nếu nghề có trong SOL thì xin visa 189 (Independence) được. Nghề không có trong SOL nhưng có trong CSOL thì phải xin các bang bên Úc bảo lãnh và phải đi theo visa 190 hoặc 489. Có 3 loại visa để đi theo skilled immigration. Mỗi loại có những yêu cầu, quyền lợi khác nhau. Nên đọc để đánh giá khả năng mình có thể xin visa nào cho thích hợp.

Visa 189: https://www.border.gov.au/Trav/Visa-1/189-

Visa 190: https://www.border.gov.au/Trav/Visa-1/190-

Visa 489: https://www.border.gov.au/Trav/Visa-1/489-

Visa 189 là khó nhất nhưng nếu đạt được thì sướng nhất vì bạn sẽ có PR ngay và sống ở bang nào ở Úc cũng được. Visa 190 có PR ngay nhưng phải sống 2 năm ở vùng bang bảo lãnh. Còn 489 thì dễ nhất trong 3 loại visa nhưng bạn không được cấp PR ngay, bạn phải sống 2 năm trong vùng bang bảo lãnh ở Úc và phải kiếm được việc làm Full Time ít nhất 1 năm.

Visa 190 hoặc 489 cần phải có bang bảo lãnh và mỗi bang sẽ có điều kiện bảo lãnh khác nhau. Vì vậy để xin theo hai loại visa này bạn nên vào web từng bang để kiểm tra thông tin vì điều kiện đã thay đổi thường xuyên. Lưu ý là 8 bang ở Úc thì bang New South Wales và Victoria rất khó vì các ứng viên xin vào rất đông và bạn phải cạnh tranh với rất nhiều cá nhân tiềm năng khác.

Với trường hợp xin PR theo visa 190 kinh nghiệm như sau:

  • Bước 1: Làm giấy xác nhận nghề nghiệp. Xem cột Assessing Authority trong SOL hoặc CSOL và tìm hiểu nghề của mình phải được xác nhận bởi Assessing Authority nào. Xong vào trang web của Assessing Authority đó để tìm hiểu nó yêu cầu giấy tờ gì để nộp.
  • Bước 2: Thi IELTS đạt yêu cầu ghi trong SOL/CSOL hoặc bang mình có thể xin bảo lãnh. Bước 2 có thể làm song song với bước 1. Trong lúc chuẩn bị giấy tờ hoặc chờ đủ năm kinh nghiệm thì tranh thủ ôn luyện thi IELTS.
  • Bước 3: Bước này bạn làm càng nhanh càng tốt. Có giấy xác nhận nghề và IELTS rồi thì bắt đầu xin thư mời EOI( bước này nhằm giúp bạn được nộp hồ sơ xin PR) thông qua SkillSelect system của Bộ Di Trú Úc và nộp đơn xin bang bảo lãnh. Thông qua cách này Úc sẽ kiểm soát số lượng người nộp xin PR/visa mỗi năm tránh quá tải.
  • Bước 4: Sau khi được bang bảo lãnh và có vé để nộp hồ sơ visa rồi thì xem như 80% công đoạn hoàn thành. Bước cuối này là gom toàn bộ giấy tờ và nộp tiền cho Bộ Di Trú Úc để xét hồ sơ visa. Có rất nhiều loại giấy tờ nên nếu chuẩn bị càng kỹ và nộp càng đầy đủ thì thời gian xử lý hồ sơ và được cấp PR/visa càng nhanh.

2. Các giấy tờ thông thường gồm có:

– Giấy tờ cá nhân: Passport, CMND, giấy khai sinh, Form 80

– Giấy lý lịch tư pháp VN + police check (Criminal record) nếu có thời gian ở Úc hoặc các nước khác từ 1 năm trở lên.

– Giấy khám sức khỏe

– Education Docs: toàn bộ giấy tờ học vấn liên quan đến nghề chỉ định (nominated occupation): bằng ĐH/thạc sỹ, bảng điểm, giấy chứng nhận hoàn tất chương trình học v.v…

– Employment Docs: toàn bộ giấy tờ chứng minh quá trình làm việc liên quan đến nghề chỉ định: Reference Letter (giấy xác nhận của công ty về thời gian, chức vụ và tính chất công việc), Hợp Đồng Lao Động, Bảng Lương (toàn bộ thời gian đi làm nếu có), Bank Statement (Bản Kê Giao Dịch ngân hàng c/m có nhận lương), Sổ BHXH, Thông Báo Tăng Lương, chứng chỉ kỹ năng tay nghề v.v…

– Relationship Docs: Giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, một vài hình đám cưới (nếu hồ sơ xin PR/visa bao gồm vợ, chồng, con cái…)

Bạn cần chuẩn bị khoảng 100 – 200 triệu VNĐ hoặc nhiều hơn nếu làm hồ sơ cho cả gia đình: vợ, chồng, con cái v.v… Nên trả online bằng Credit Card. Tiền sẽ không được hoàn lại nếu hồ sơ xin visa bị từ chối. Do đó các giấy tờ nộp trong bước này phải trung thực, hợp lệ và khớp với thông tin đã khai trong EOI thì mới được thông qua. Thời gian hoàn tất bước 1 đến bước 4 (nếu apply offshore – nộp đơn từ VN) sẽ mất ít nhất 1 năm (nếu mọi việc thuận lợi) hoặc mất 2 năm hoặc hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:  Ngành nghề của mình có bị cạnh tranh nhiều hay không; Khả năng Anh Văn; Thời điểm xin bang bảo lãnh và nộp EOI; Các giấy tờ ở VN khi xin đóng dấu, xác nhận, dịch thuật, công chứng sẽ phải qua nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian cho nên cần tranh thủ chuẩn bị giấy tờ sớm để không bị động.

Các bước nộp đơn, giấy tờ đều online hết nên rất thuận tiện. Toàn bộ liên lạc thông qua email. Đa số trường hợp không cần phỏng vấn, không cần tới Đại Sứ Quán lần nào. Bộ Di Trú cấp thẳng PR và visa qua email. – Nên thường xuyên theo dõi và theo đuổi mới đạt mục tiêu.

Chúc các bạn may mắn !

Ban quản trị MelLink – 22 November 2016

3 cách để được định cư tại Úc

0

Đối với du học sinh, việc được định cư tại đất nước mình du học là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên làm thế nào để được định cư là vấn đề không đơn giản. Bài viết sau sẽ phần nào làm cho bạn hình dung ra các con đường nhập cư và phấn đấu để đạt được mục tiêu theo con đường mình đã chọn.

3 cách để định cư tại Úc theo con đường tự túc không có thân nhân bảo lãnh.

Cách 1: Skilled Migration:

Diện này còn gọi là Skilled Independent Visa (subclass 189). Đây là cách phổ biến nhất dành cho các bạn có trình độ và bằng cấp đủ tiêu chuẩn. Úc có hệ thống tính điểm nhập cư gọi là Points Test, trong đó có nhiều tiêu chí để tính điểm như tuổi, trình độ tiếng Anh, số năm kinh nghiệm, số năm đã ở Úc, bằng cấp… Theo đó những ai đạt được tổng cộng từ 60 điểm trở lên sẽ đủ tiêu chuẩn được viết đơn Expression of Interest (EOI) để vào danh sách xét duyệt gọi là pool. Mỗi năm Chính phủ Úc sẽ có những chỉ tiêu về số lượng người được phép nhập cư cho từng ngành (quota), họ sẽ xét trong danh sách này theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Ngành nào có nhiều người nộp đơn và số lượng quota được cấp ít thì điểm sẽ càng cao. Ví dụ năm 2015 ngành kế toán quá nhiều người nộp đơn trong khi Chính phủ lại giảm quota nhập cư cho ngành này nên điểm nhập cư đã tăng lên 70, việc chênh lệnh 10 điểm cũng là vấn đề lớn.

Có 2 yếu tố quan trọng khi apply trong diện này:

  • Bạn phải là “người có kỹ năng” (theo tiêu chuẩn của Úc) và kỹ năng của bạn phải thuộc nhóm Chính phủ Úc cần (những ngành mà họ đang thiếu người). Chính phủ Úc có 1 danh sách gọi là SOL (Skilled Occupations List). Trong danh sách này ghi cụ thể tên những ngành, vị trí và mô tả chi tiết công việc của từng chuyên ngành mà Úc đang cần. Bạn có thể xem qua danh sách này để kiểm tra xem chuyên môn của mình có thuộc ngành mà họ cần không. Danh sách SOL này không cố định, mỗi năm chính phủ Úc sẽ họp và quyết định thêm ngành nào bỏ ngành nào tùy theo tình hình kinh tế đất nước họ. Sau khi xác định kỹ năng của bạn đã thuộc danh sách SOL, họ sẽ xét xem bạn có đủ trình độ chuyên môn mà họ cần hay không.
  • Để xác minh được tiêu chí này thì phải qua một bước gọi là Migration Skills Assessment. Bộ Di Trú ủy quyền việc này cho một loạt tổ chức chuyên môn chứng nhận, ví dụ ngành IT thì do ACS (Australian Computer Society) chứng nhận, tương tự với các ngành khác thì sẽ có tổ chức khác chứng nhận. Để có được Skill Assessment thì ACS cơ bản dựa trên 2 yếu tố: Bằng cấp và kinh nghiệm làm việc.

Với những ai có bằng cấp thì cần lưu ý bằng cấp càng cao càng được nhiều điểm (Tiến sĩ > Thạc sĩ > Cử nhân). Bằng cấp do các trường đại học Úc cấp thì được ưu tiên hơn. Yêu cầu thêm 1-2 năm làm việc trong vị trí đúng chuyên ngành. Sau khi có hết những hồ sơ chứng minh thì nộp đơn cho đơn vị chuyên môn để họ xét duyệt.

Với những ai không có bằng cấp  thì sẽ phải xét kinh nghiệm làm việc. Đối với một số ngành, họ cho phép quy đổi số năm kinh nghiệm làm việc ra tương đương bằng đại học. Với IT họ đòi trên 8 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương cộng thêm 2 bản giải trình kỹ thuật cho 2 dự án gần nhất (trong vòng 3 năm) mô tả rằng bạn đã thực sự đảm nhiệm những công việc tương ứng với các kỹ năng họ yêu cầu. Khi làm các bản giải trình này thì phải làm càng kỹ càng tốt. Kinh nghiệm làm việc phải có xác nhận của công ty. Khi xét duyệt người của ACS hoặc Bộ Di Trú sẽ tiến hành xác minh, nếu không đúng sự thật thì sẽ bị xem như gian dối và vào “danh sách đen”, tương đương với việc gần như không bao giờ được cấp Visa vào Úc nữa.

Sau khi đã được cấp Skill Accessement rồi thì quay lại tiếp tục với các thủ tục khác cho bên di trú. Bộ Di Trú sẽ yêu cầu các tiêu chí khác như trình độ tiếng Anh, sức khỏe, hồ sơ tư pháp/police check… Sau khi đủ hết tất cả các yêu cầu (đủ số điểm) thì bạn sẽ được nộp đơn và được vào danh sách hàng chờ. Họ sẽ kiểm tra xem tiêu chí nào của bạn được công nhận và tiêu chí nào không, từ đó ra tổng số điểm. Sau đó sẽ ưu tiên xét từ cao xuống thấp.

Cách 2: Diện công ty bảo lãnh

Bạn du học Úc và sau khi tốt nghiệp bạn được nhận vào làm tại một công ty ở Úc. Hoặc bạn đang ở Việt Nam và apply vào 1 công ty nào đó ở Úc rồi trúng tuyển, lúc này nếu công ty muốn đưa bạn vào làm việc thì phải làm thủ tục bảo lãnh cho bạn. Nếu đi theo diện này thì bạn sẽ không phải làm gì nhiều, bạn không phải quan tâm đến thang điểm như diện 189 cũng như không lệ thuộc vào danh sách SOL (nhưng vẫn phải thỏa mãn danh sách CSOL – là danh sách có nhiều ngành hơn SOL). Tuy nhiên, công ty bảo lãnh bạn sẽ cực hơn rất nhiều. Cụ thể công ty phải trải qua 3 bước:

  • Bước 1: Công ty nộp đơn xin bảo lãnh:

Ở bước này công ty phải giải trình với Bộ Di Trú Úc đại loại rằng công ty đang cần tuyển dụng lao động nhưng tuyển mãi ở Úc không được, vì thế công ty mong Bộ Di Trú đồng ý để công ty bảo lãnh bạn được làm việc tại Úc. Để giải trình thì công ty phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

– Điều kiện 1: Tránh trường hợp lập công ty ma để bảo lãnh, Bộ Di Trú yêu cầu công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn như: Số năm hoạt động của công ty đã đủ lâu chưa, doanh thu hàng năm của công ty có đủ lớn không, số lượng người trong công ty có đủ đông không…

– Điều kiện 2: Công ty phải chứng minh được rằng đã làm mọi cách để tuyển người bản địa (người Úc) nhưng không tìm ra: Đã cố gắng đầu tư cho hoạt động đào tạo (tối thiểu 1% tổng doanh thu của công ty và phải làm liên tục trong 3 năm). Rất nhiều công ty rớt ở điểm này vì 1% tổng doanh thu thường rất nhiều, đặc biệt là với những công ty có doanh thu lớn. Đã cố đăng tuyển dụng trong thời gian dài mà không được. Và còn rất nhiều thủ tục khác mà công ty phải chứng minh. Những thủ tục này thường khá rườm rà và hầu hết các công ty thường phải nhờ đến các luật sư di trú để giúp chuẩn bị hồ sơ. Sau khi chuẩn bị đủ hết các yêu cầu thì công ty được quyền nộp hồ sơ và chờ Bộ Di Trú xét duyệt. Nếu công ty được đồng ý thì sẽ chuyển sang bước 2.

  • Bước 2: Công ty tiến cử bạn:

Sau khi vượt qua bước 1, công ty sẽ tiến cử bạn với Bộ Di Trú Úc bảo lãnh cho bạn được làm việc tại Úc. Bước này sẽ thêm khá nhiều thủ tục cần chứng minh. Trong đó có yêu cầu mức lương trả cho bạn đó phải bằng hoặc cao hơn mức lương thị trường ở Úc (để tránh trường hợp thuê lao động nước ngoài vì giá rẻ). Sau khi Bộ Di Trú đồng ý cho phép công ty tiến cử bạn thì chuyển đến bước 3.

  • Bước 3: Bạn nộp đơn xin bảo lãnh

Ở bước này bạn sẽ chứng minh với Bộ Di Trú Úc rằng bạn là người đủ khả năng cho vị trí công việc sẽ đảm nhận tại Úc. Việc chứng minh bao gồm:

Chứng minh kỹ năng: Việc chứng minh này cũng tương tự như bước Migration Skills Assessment bên trên, và cũng do ACS xét nếu là ngành IT. Nếu mức lương mà công ty dự định trả cho bạn cao hơn 180.000 USD/năm thì không phải qua bước chứng minh này.

– Chứng minh trình độ tiếng Anh đủ để làm việc.

– Chứng minh hồ sơ tư pháp / police check đủ tiêu chuẩn, trong quá khứ không vi phạm chính sách nhập cư (của bất kỳ nước nào chứ không phải chỉ riêng Úc), không bị các bệnh truyền nhiễm, có hồ sơ bảo hiểm…

Sau khi nộp hồ sơ thì lại chờ Bộ Di Trú xét duyệt và cấp Visa. Sẽ có 2 hướng: Một là bảo lãnh thẳng vô PR (gọi là Direct Entry Stream – subclass 186). Hai là Temporary Skilled Worker (subclass 457)Visa 457 có hiệu lực trong 4 năm, tuy nhiên chỉ cần cầm Visa 457 trong 2 năm thì sẽ được quyền apply vào PR.

Với cách 2 đi theo diện công ty bảo lãnh nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thật ra khá khó. Vì hầu hết các công ty ở Úc đòi phải có quyền làm việc ở Úc rồi mới tính tới chuyện phỏng vấn, nếu không có Visa làm việc thì họ loại ngay từ đầu. Thủ tục quá phức tạp nên thường họ rất ngại tài trợ cho nhân viên.

Do đó để đi được theo cách 2 này chúng ta cần phải chứng minh rằng mình phải thật sự xứng đáng để công ty làm đủ thứ thủ tục kể trên. Bạn lưu ý rằng có một số nơi người ta lập các “công ty ma” để bảo lãnh người nhập cư theo dạng này. Bạn không nên chọn các dịch vụ này vì đây là phạm luật và bạn sẽ đặt mình vào vị trí rủi ro bị lừa đảo, mất thời gian, mất tiền bạc và trường hợp xấu nhất là sẽ bị đưa vào danh sách đen, dẫn đến việc bị cấm cửa nhập cảnh Úc mãi mãi.

Cách 3: Du học Úc và xin định cư

Đây thực ra chỉ là một sự chuẩn bị cho 1 trong 2 cách trên. Cụ thể chọn học ngành phù hợp với nhu cầu nhập cư của Úc và sau đó đi theo dạng Skilled Migration hoặc sau khi học xong thì tìm công ty làm việc để đi theo dạng công ty bảo lãnh.

Ngoài ra có một lưu ý nhỏ là mọi người cẩn thận lừa đảo khi chọn luật sư và các dịch vụ di trú, bất kỳ nơi nào quảng cáo rằng có “tay trong” làm trong Bộ Di Trú, có thể linh động này nọ… tất cả đều là lừa đảo. Với cách mà Chính phủ Úc hoạt động thì một người không thể có khả năng chi phối quyết định, chưa kể Úc là một trong những nước có tỉ lệ tham nhũng rất thấp.

Chúc các bạn may mắn trong việc lựa chọn con đường định cư tại Úc

 

Ban quản trị MelLink – 22 November 2016

Một số lưu ý khi làm thêm tại Úc

Việc làm thêm là một nhu cầu tất yếu của bất kỳ một du học sinh nào. Làm thêm không những mang lại nguồn thu nhập mà còn khiến cho bạn tìm hiểu thêm về văn hóa, đất nước, con người nơi bạn đang sinh sống. Tuy nhiên không phải ai cũng khi đi du học cũng có đủ kinh nghiệm cho việc này, vì vậy việc tìm hiểu những thông tin về làm thêm, những lưu ý khi đi làm thêm tại Úc là rất cần thiết.

Phân biệt casual job và part-time job
Cũng như ở nhiều nước khác, công việc phổ biến nhất của các du học sinh Việt Nam là chạy bàn, phụ bếp cho các nhà hàng châu Á. Tuy nhiên, những nơi này tuyển nhân viên theo dạng làm chui, trả bằng tiền mặt và thường không trả đúng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Khi làm những công việc dạng này bạn cũng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động hay lương hưu mà chỉ được trả theo giờ. Đây là dạng công việc điển hình của hình thức làm thêm có tên gọi casual-job.
Trong khi đó, những công việc làm thêm đích thực (part-time job) thì sẽ cho phép người làm nhận được các quyền lợi như tích quỹ lương hưu, có bảo hiểm lao động và được trả lương tối thiểu đúng quy định (khoảng 12,75 AUD).
Vì vậy bạn cần cân nhắc với các công việc của mình trước khi quyết định chọn việc làm thêm nào.

Những địa chỉ làm thêm thông thường
Bên cạnh các quán ăn châu Á, du học sinh có thể tìm tới những tiệm bán hồng trà, tiệm thức ăn nhanh (Mc Donalds), tiệm Starbucks xin làm phục vụ. Thậm chí bạn cũng có thể tìm đến các câu lạc bộ đêm hay quán bar, café xin làm bartender (pha chế).

Một số bạn không thạo tiếng hoặc chưa đủ tự tin làm việc với người nước ngoài cũng chọn khuân vác ở các cửa hàng, chợ Việt Nam để kiếm thêm.

Những công việc làm thêm mơ ước
Dù ở bất cứ đâu, những việc làm thêm trong khu học xá cũng được liệt vào hàng những việc làm mơ ước vì khi đó bạn sẽ đảm bảo không bị “bóc lột” mà còn được tạo điều kiện học hỏi trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như việc trợ giảng (university tutor) hay làm quản thư trong thư viện trường (university librarian).

Nên xin giấy phép làm việc hợp pháp
Sinh viên nước ngoài chỉ được đi làm 20 giờ trở xuống trong thời gian đi học (và toàn thời gian trong kỳ nghỉ). Muốn đi làm, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (working permit) tại cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number). Đối với những ai ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Lưu ý là các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ đang chờ đánh giá luận án thì có thể đi làm không giới hạn thời gian như sinh viên còn đang đi học.

Kỹ năng tiếng Anh đặc biệt quan trọng
Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên. Nói tốt tiếng Anh, bạn có thể thử xin việc khảo sát thị trường qua điện thoại hay khảo sát ngoài trời. Chưa kể thù lao của công việc này khá cao so với mặt bằng hiện tại (20 AUD/giờ).

Đi làm thêm là chỉ để kiếm thêm!
Việc kiếm một công việc làm thêm để kiếm tiền nuôi sống bản thân nơi xa xứ đã là chuyện khó, vì vậy đừng nghĩ bạn sẽ có thể kiếm đủ tiền để gửi về nước. Một phép tính đơn giản nhé: với 20 tiếng đồng hồ cho phép làm thêm mỗi tuần và mức tiền lương trung bình cho sinh viên là 15AUD, như vậy bạn sẽ kiếm được khoảng 300 AUD/tuần. Mức nhà rẻ nhất đã vào khoảng 200 AUD/tuần, như vậy sau khi trả tiền nhà bạn chỉ còn 100 đô để ăn uống, mua sắm, trả tiền đi lại, giải trí… vậy thì bạn nghĩ sẽ “dôi” đâu ra một khoảng để gửi về nhà? Đừng tham kiếm tiền quá, bạn còn cả cuộc đời sau tốt nghiệp để làm giàu cơ mà.

Cơ hội việc làm tại một số thành phố lớn ở Úc

Việc làm thêm là vấn đề rất được quan tâm đối với các bạn du học sinh. Tìm được việc làm thêm khó hay dễ tùy thuộc vào cách tiếp cận của từng người. Tại các thành phố lớn như Sydney,  Perth, Melbourne và Brisbane nơi có nhiều hoạt động, nhiều ngành nghề nhất thì việc tìm kiếm việc làm thêm sẽ dễ dàng hơn.  Bài viết sau đây sẽ là một tham khảo hữu ích dành cho các bạn.

 

Cơ hội việc làm ở Sydney

Là thành phố lớn nhất và đông dân nhất của Úc (4 triệu), Sydney là thủ phủ của tiểu bang New South Wales và là thủ đô kinh tế của Australia.  Tháp Sydney với chiều cao 305 m ngự trị tại thành phố. Vịnh Port Jackson là vịnh biển kì diệu nhất thế giới, vẻ đẹp của nó khiến người dân Châu Âu sững sờ. Sydney là nơi mà hầu hết các công ty lớn đặt trụ sở. Đây là nơi lý tưởng để bạn tìm việc làm trong lĩnh vực tin học, tài chính đặc biệt là ngành kiểm toán. Sydney là nơi tập trung rất nhiều công ty tin học nước ngoài (NEC, Computer Associates, Salesforce…), các ngân hàng lớn của Úc và của quốc tế (ANZ, Commonwealth Australia, JP Morgan, Deutsche Bank…) và các công ty kiểm toán tầm cỡ quốc tế (Robert Half, Ernst & Young,Deloitte…). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là để xin được việc làm bạn phải cạnh tranh rất dữ dội với rất nhiều ứng cử viên đáng gờm.

 

Cơ hội việc làm ở Melbourne

Melbourne là đối thủ cạnh tranh lớn của Sydney. Thành phố lớn thứ hai của Úc với dân số là 1,5 triệu người. Melbourne là thủ phủ của bang Victoria, bang có diện tích bé nhất của Úc. Melbourne là thành phố mang tính Châu Âu nhất của Úc về mặt văn hóa và kiến trúc. Melbourne là một thành phố quan trọng và có nhiều doanh nghiệp lớn có trụ sở ở đây hoặc là có đại diện ở đây : AXA (trụ sở), Michelin (văn phòng đại diện), Air Liquide (văn phòng đại diện), Danone (văn phòng đại diện), L’Oréal (cơ sở sản xuất), Moët (khai thác một khu trồng nho ở thung lũng Yarra), Alcatel, Infogrammes (trò chơi điện tử); Telstra (viễn thông), ANB (Australian and New Zealand Banking) hay BHP Hilton (khai thác mỏ)…. Cũng như Sydney, đây là thành phố nổi bật với các nghề liên quan đến tài chính, tin học, marketing…

 

Cơ hội việc làm ở Brisbane 

Brisbane là thành phố lớn thứ ba của Úc với dân số là 1,6 triệu người, thuộc bang Queensland, là bang của ánh nắng mặt trời. Brisbane nổi tiếng với các ngành công nghiệp (lọc dầu, làm giấy, kim loại) và vị thế dẫn đầu về các ngành công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học (biotechnology), hoạt động gắn liền với các phòng nghiên cứu của các trường đại học thuộc Queensland. Phân viện về vật lí/hóa học của Viện nghiên cứu nổi tiếng của Chính phủ về công nghiệp và khoa học nằm ở đây. Các công nghệ về tin học và dịch vụ tài chính nằm ở trung tâm và cả ở ngoại ô cũng mang lại các cơ hội về việc làm. Hơn nữa, Brisbane chỉ cách Gold Coast có 30 km, là trung tâm của các hoạt động du lịch, mang lại vô vàn các cơ hội việc làm thời vụ.

 

Cơ hội việc làm ở Darwin 

Darwin là thành phố lớn nhất (và gần như là duy nhất) thuộc miền lãnh thổ phía Bắc Úc, cùng với Tasmania, là vùng hoang dã nhất của Úc. Khu vực này có tỉ lệ người bản địa đông nhất của Úc (30 % dân số của bang, tức là có 207 700 người). Có hai lĩnh vực chủ yếu để tìm việc làm ở đây là liên quan đến mỏ (đặc biệt là khai thác vàng và bôxit, bên cạnh đó là có khí ga tự nhiên và uranium) và du lịch. Ở đây có rất nhiều trang trại vì vậy bạn cũng còn có thể xin làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (được gọi là stations).

 

Cơ hội việc làm ở Canberra

Canberra là thủ đô của Liên bang Úc. Dân số ở đây là 320 000 người, là một thành phố nằm giữa « bush » (là thuật ngữ để chỉ các vùng cách xa biển, thường là hoang dã và tập trung người bản địa da đỏ) và một tiểu bang (Vùng lãnh thổ thủ đô Úc). Là thành phố hành chính và chính trị của đất nước, Canberra nổi tiếng là một thành phố của các viên chức. Cơ hội việc làm chủ yếu là nằm trong lĩnh vực nghiên cứu ở nghiều ngành khác nhau : trung tâm nghiên cứu công nghiệp và khoa học của nhà nước có trụ sở chính ở đây (CSIRO : Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation) .

 

Cơ hội việc làm ở Adélaide

Adelaide nằm ở giữa « Outback » (nghĩa là phía đằng sau, người ta cũng còn gọi là vùng đất đỏ rộng lớn vì mầu đất của sa mạc), tập trung hơn 80% dân số của tiêu bang Nam Úc. Kinh tế của Adélaïde chủ yếu phát triển dựa trên các ngành công nghiệp liên quan đến quân sự (70% các doanh nghiệp về quân sự tập trung ở Adélaïde) và công nghiệp ô tô (một nửa số ô tô của Úc được sản xuất từ Adélaïde), và đặc biệt là hệ thống điện tử. Thu nhập tạo ra từ ngành điện tử tăng trưởng với tốc độ 15 %/năm kể từ năm 1990 và lĩnh vực này sử dụng tới trên 13 000 lao động. Trong số các doanh nghiệp lớn có thể thấy : Mitsubishi và General Motors, công ty khí đốt và dầu Santos (South Australia Northern Territory Oil Search), công ty nước uống Coopers hay công ty truyền thông News Corporation thuộc tập đoàn Rupert Murdoch. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các nhà băng quốc gia State Bank of South Australia công ty đầu tư Argo- Argo Investments Limited là những tập đoàn nổi tiếng nhất.

 

Cơ hội việc làm ở Perth 

Là thủ phủ của tiểu bang Tây Úc, Perth có số dân là 1,3 triệu người, diện tích chiếm 1/3 lãnh thổ của nước Úc. Đây cũng là thành phố có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất nước Úc. Vùng này nổi tiếng vì có nhiều mỏ và có nhu cầu nhân lực rất lớn (chuyên gia địa lí học, kĩ sư, thợ kĩ thuật, công nhân, nấu bếp phục vụ các công trường).

Cách viết CV và xin việc ở Úc

     Để tìm một công việc làm thêm tại Úc không quá khó, tuy nhiên để tìm được một công việc ưng ý thì bạn cần phải tìm hiểu về những yêu cầu tuyển dụng của Úc, cách viết CV, đơn xin việc, để mọi chuyện diễn ra đúng như mong muốn.

     Theo chuyên gia về nhân lực học – Benjamin Chaminade thì Úc được coi là là thị trường «đầy mâu thuẫn». « Australia có tỉ lệ thất nghiệp lúc nào cũng ở mức 5% và một cuộc điều tra gần đây cho thấy là 90% chủ doanh nghiệp Úc không thể tuyển được nhân công vì không có ứng cử viên. Sở di trú thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh lao động nước ngoài. Mâu thuẫn là, mặc dù có những thực tế như vậy nhưng ở đây không phải dễ dàng mà tìm thấy một việc làm với tư cách là người nhập cư nếu mà trước đó bạn chưa hề có kinh nghiệm ở Úc như đã thực tập ở Úc, học tập ở Úc hay làm bất kể công việc gì ở Úc. Một khi mà bạn đã ở Úc một hoặc hai năm thì bạn sẽ tìm việc làm dễ hơn nhiều so với tìm việc ở Pháp».

     Theo lời khuyên của chuyên gia Benjamin Chaminade, trừ phi bạn có một tấm bằng hay có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong một lĩnh vực rất cần người ở Úc, thì bạn nên đến tận nơi để gặp người tuyển dụng chứ không nên gửi CV và hồ sơ xin việc từ nhà mình, và đặc biệt là nên tìm đến các doanh nghiệp của Úc vì họ đang rất cần người. Các địa chỉ internet chung và chuyên ngành về tìm việc làm (như đường link bên tay phải trên website của Bridge Blue, các văn phòng tuyển dụng và các thông tin tuyển dụng đăng trên báo là ba con đường tìm kiếm việc làm chủ yếu mà bạn nên theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng kí vào Centrelink, là cơ quan về Việc làm của chính phủ Úc.

     Để tìm được công việc ưng ý, điều quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu và viết CV ‘theo chuẩn ÚC’ (résumé): Thông thường bạn phải viết CV từ 6 hay 8 trang (trừ trường hợp các công việc lặt vặt, thì chỉ cần một trang cũng được). Vì thế bạn phải viết thật chi tiết về bản thân, sở trường, sở thích và những kinh nghiệm làm việc. Sở thích và các mối quan tâm cá nhân là điểm cộng tốt cho bạn khi viết CV và xin việc. Hồ sơ phải phẳng, sạch sẽ, ngăn nắp, các nhà tuyển dụng Úc rất ghét giấy tờ bị gấp nếp không sạch sẽ.

     Các mục chính bạn nên điền chi tiết, cẩn thận : personal details (thông tin cá nhân và thông tin liên lạc), trình độ văn hóa (education), bằng cấp và đào tạo (qualifications/training) (tùy ý), kĩ năng (skills) (tùy ý), quá trình phát triển sự nghiệp (career history), quá trình làm việc (employment history).
     Phần được nhà tuyển dụng quan tâm là : vai trò và trách nhiệm của bạn trong các công việc cũ, kết quả đạt được, lí do bạn bỏ việc cũ, bạn mong muốn gì ở công việc mới ?

     Kèm theo nó là thư xin việc cover letter để nói lên động cơ bạn nộp hồ sơ xin việc. Thư xin việc không được vượt quá một trang và thông thường từ 3 đến 4 đoạn. Cố gắng nắm được tên của người quản lí việc tuyển dụng này, chính họ sẽ là người đọc thư để mà gửi đến.
     Một số thông tin cần có trong thư xin việc: thông tin liên lạc, ngày tháng, tên của người bạn liên lạc, giới thiệu một chút, các động cơ chủ yếu của bạn khi nộp hồ sơ, kinh nghiệm và các kết quả của bạn, xin một cuộc phỏng vấn, câu kết thể hiện kính trọng và lịch sự ; cuối cùng là chữ kí.

     Bạn có thể sẽ được nhà tuyển dụng gọi điện để hẹn cho một cuộc phỏng vấn. Hãy chuẩn bị kỹ, tìm hiểu trông tin về họ, ăn mặc chỉn chu phù hợp, và nhớ chủ động trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hạn chế các câu trả lời mang Yes/No.

21 September 2016 – Mellink Melbourne – Australia