NHỮNG LƯU Ý MUA NHÀ Ở ÚC CHO DU HỌC SINH

Phần lớn du học sinh – những bạn gia đình chỉ có điều kiện lo cho việc ăn học và phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình trang trải chi phí sinh hoạt thì việc mua nhà là điều không tưởng.  Tuy nhiên cũng không hiếm những trường hợp có điều kiện và có nhu cầu thật sự đối với việc mua nhà. Nhiều gia đình có hai hoặc thậm chí ba anh chị em cùng sang Úc du học, hoặc những gia đình có kế hoạch cho con du học ở Úc từ bậc phổ thông, lên đến hết đại học và sau đại học thì  việc mua nhà cũng là một phương án tối ưu đối với họ. Ngoài ra, đối với du học sinh được thường trú hoặc sắp được thường trú sẽ định cư lâu dài ở đất nước này thì việc mua nhà có lẽ cũng nằm trong kế hoạch.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Gần đây chính phủ Úc không còn những quy định khắt khe về việc mua nhà mà đã nới lỏng những chính sách về việc cho phép người nước ngoài đầu tư bất động sản tại Úc.  Những thay đổi mới đã mang lại rất nhiều điểm thuận lợi cho việc mua nhà ở của du học sinh Úc. Theo đó, nếu visa của họ còn giá trị trong 12 tháng thì họ được mua nhà mà không cần phải xin phép Ban quản lý Đầu tư nước ngoài của chính phủ Úc – FIRB. Không những vậy, du học sinh còn được mua đất nhưng họ phải chờ đợi thời gian xin giấy phép kéo dài cả năm. Du học sinh không còn bị giới hạn về giá trị bất động sản và họ có thể thoải mái mua nhà mới hay nhà cũ tùy theo tình hình tài chính và sở thích của mình.

Một điểm đặc biệt trong sự thay đổi chính sách này là việc các ngân hàng cho phép du học sinh vay tiền mua nhà và các khoản vay có giá trị tối đa từ 75% – 80% giá trị căn nhà. Để được vay tiền mua nhà, họ không cần có công việc làm ổn định mà chỉ cần được bố mẹ đứng ra bảo lãnh đảm bảo đủ điều kiện trả nợ hàng tháng.

Ngoài giá cả và diện tích khi mua nhà thì du học sinh cần cân nhắc đến vị trí của căn nhà và tình trạng của căn nhà bạn muốn mua có thuận tiện cho việc đi lại học hành và có tiềm năng để sinh lời trong tương lai hay không. Ngoài ra, du học sinh cần cân nhắc cách thức thanh toán tiền nhà cũng như những chi phí phát sinh như tiền strata nếu mua chung cư, thuế con niêm stamp duty… Đồng thời, du học sinh cần cân nhắc tìm cho mình một luật sư giỏi để giúp đỡ mình về mặt pháp lý khi mua nhà vì luật lệ Úc rất gắt gao và không it trường hợp người mua vô tình phải chịu phạt vì không làm đúng luật khi mua nhà đất tại Úc.

Theo luật mua nhà ở Úc, người bán sẽ thông qua 1 agent để thông báo bán nhà. Thông báo này sẽ được quảng cáo trên realestate, domain… và đặt trước nhà cái bảng “For sale”. Ngày Open day là ngày chủ nhà mở cửa cho khách tới coi nhà. Khi coi nhà xong ai thấy muốn mua thì nói với agent là tui muốn place an offer. Agent sẽ đưa 1 cái form, trong đó sẽ ghi bạn offer giá bạn trả là bao nhiêu, trong đó vay ngân hàng là bao nhiêu, các điều kiện khác của cá nhân bạn. Có thể sẽ có nhiều người offer cùng lúc với bạn và lúc này chủ nhà sẽ chọn 1 cái offer chủ nhà cảm thấy tốt và khả thi. Sau khi chủ nhà chấp nhận offer của bạn thì cái bảng “For sale” sẽ được gắn chữ “Under offer” và chủ nhà sẽ không được tiếp nhận offer nào khác. Sau đó chủ nhà cho bạn 28 ngày (hoặc nhiều hơn tùy bạn thương lượng) để đàm phán với ngân hàng, đặt tất cả các dịch vụ kiểm tra nhà. Sau 28 ngày đó sẽ ký contract và bạn sẽ chính thức thành chủ nhân căn nhà đó.

Sau khi chọn được một ngôi nhà thích hợp với nhu cầu và điều kiện của bạn như phong thủy, nội thất nhà, thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Đồ điện và các thiết bị điện: Bạn cần chắc chắn tất cả mọi đồ điện, gia dụnggắnvới nhà như tất cả bóng đèn, nhà vệ sinh, cửa garage, cầu dao, các loại máy móc chủ nhà cam kết để lại cho bạn đều vẫn phải hoạt động được, không bị hỏng. Và cũng nên đếm số bóng đèn có trong nhà để tránh tình trạng có chủ nhà tháo bóng mang đi, như vậy bạn lại phải mua bóng lắp vào vừa mất tiền vừa mất công.
  2. Báo động chống cháy: Nhà nào cũng phải có hệ thống báo cháy, nhất là đã thành luật ở bang Tây Úc. Vì vậy nên yêu cầu chủ nhà lắp nếu nhà chưa có hệ thống này.
  3. Bản vẽ nhà: Nhiều lúc mình không hài lòng thiết kế nhà phải sửa. Lúc này bạn cần có bản vẽ nhà vì vậy nhớ yêu cầu chủ nhà giao bản vẽ cho bạn tránh mất tiền oan khi muốn sửa chữa.
  4. Access vào các utilities equipments nếu nó đi qua đất hàng xóm của bạn. Các đường nước, cống, rãnh… nếu phải qua nhà hàng xóm (khu vực private) rồi mới tới nhà bạn thì bạn phải hỏi chủ nhà có cái agreement với hàng xóm cho mình vào trong điều kiện nó bị hư để sửa chữa. Nếu không bỗng ngày nào đó hàng xóm đi du lịch 6 tháng và đường ống nước bị hỏng thì bạn sẽ rất phiền toái đấy.
  5. Thương lượng với ngân hàng: Ngoài việc lãi suất phải càng thấp càng tốt, bạn cũng cần thương lượng để ngân hàng chịu các chi phí như phí thẩm định, làm các giấy tờ liên quan nếu đã ký hợp đồng rồi thì không thể đàm phán chuyện này được và bạn sẽ mất thêm nhiều chi phí.
  6. Settlement: Bạn nên có 1 người am hiểu cùng bạn đến ngày bàn giao chìa khóa nhà để kiểm tra mọi thứ theo hợp đồng, vì sau ngày này bạn sẽ không bao giờ tìm ra chủ nhà và agent bán nhà đâu. Họ đã phủi tay sau khi nhận tiền của bạn rồi.
  7. Các dịch vụ kiểm tra nhà: Bây giờ đã có 1 số luật bảo vệ người mua nhà như nhà phải không có bị mối mọt, kiến trúc an toàn… Nhưng bạn cũng cần kiếm những dịch vụ tốt cho việc này.

    8. Settlement agent: Bạn có thể hỏi ngân hàng hoặc người thân chọn 1 settlement agent phù hợp với kinh phí của mình. Nhà càng đắt thì phí agent sẽ càng cao. Quan trọng là bạn cần 1 agent có thể bảo vệ bạn nếu chủ nhà trở mặt với hợp đồng.

Như vậy là bạn đã sở hữu được ngôi  nhà mơ ước rồi, nhớ đóng thuế phí theo luật định nhé.

Explore more

spot_img

NHỮNG LƯU Ý VỀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VISA DU HỌC...

Không giống như du học Pháp, hay du học Thụy Sĩ, tất cả mọi du học sinh, ai cũng dứt khoát phải đích thân...

10 trường “đại học xanh” nhất tại Úc

Nhắc đến đất nước Úc không thể không nhắc đến sự đa dạng về thiên nhiên cũng như những sinh vật sống độc đáo...
du lịch nước úc tươi đẹp

Đón tết Nguyên đán 2020 lớn nhất từ trước đến nay...

Được tổ chức hàng năm, nhưng năm nay thành phố Sydney - Australia hứa hẹn sẽ đem đến một lễ hội đón Tết Nguyên đán...

Du học Úc: Cụ thể cần chứng minh tài chính như...

Hiện nay chính sách chứng minh tài chính đã được Chính phủ Úc nới lỏng hơn trước. Tuy nhiên, việc bạn chứng minh được...
tư vấn định cư úc

Chương trình mời gọi nhân tài đến định cư Úc –...

Chương trình tìm kiếm tài năng toàn cầu Global Talent - Independent Program (GTIP) mới được Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di...
mellink - tư vấn du học úc

Năm 2020: Những ngành nghề có nguy cơ bị loại khỏi...

Tại Úc, những ngành nghề thuộc diện định cư tay nghề được thay đổi  hàng năm, tùy thuộc vào Bộ Việc làm, Kỹ năng, Doanh nghiệp...
tư vấn du học và di trú Úc - MelLink

Vietnam Airlines khuyến mại vé các chuyến bay giữa Việt Nam...

Vietnam Airlines đang có chương trình giảm giá vé máy bay cho các chặng bay giữa Việt Nam và Úc. Hiện có 02 chương...
học bổng du học úc

50 suất học bổng Thạc sỹ 2020 đã được Chính Phủ...

50 suất học bổng Australia Awards đã được Chính phủ Australia trao cho các lãnh đạo tiềm năng của Việt Nam vào ngày 22/11...