NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ TẠI ÚC

Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng thuê nhà, bạn cần phải tìm hiểu  thật kỹ để tránh tình trạng “bút sa, gà chết”. Những vấn đề dưới đây là đặc biệt quan trọng, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất phù hợp với điều kiện bản thân.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
  1. Vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê nhà

Khi đến Úc du học, hầu hết các du học sinh đều mắc phải những hợp đồng thuê nhà ngắn hạn trong 12 tháng. Điều này sẽ khiến nhiều du học sinh gặp rắc rối sau khi kết thúc hợp đồng thuê nhà. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến 02 loại hợp đồng thuê nhà mà chủ nhà sẽ đưa ra cho bạn như:

  • Hợp đồng thuê nhà chung (joint tenancy agreement). Với hợp đồng này thì tất cả những người thuê nhà phải cam kết chịu trách nhiệm đối với tài sản và tiền thuê nhà. Nên nhớ là bạn không thể kiểm soát được những người sống trong nhà với mình.
  • Hợp đồng cá nhân (individual contract) giữa người thuê nhà và chủ nhà. Bạn nên yêu cầu hợp đồng này. Theo điều khoản có trong loại này, nếu một người trong nhóm ở chung phòng rời đi với bất kì lý do gì hay trả tiền thuê nhà chậm thì những người còn lại sẽ không phải chịu trách nhiệm.

Trước khi kí hợp đồng, bạn phải đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng để biết được những quyền lợi khi thuê nhà hay những rắc rối có thể sẽ gặp phải nếu vi phạm hợp đồng. Rà soát lại những thông tin quan trọng như họ tên chủ nhà, tên những thành viên thuê nhà chung (nếu có), thời hạn thuê nhà, thời gian đóng tiền mỗi tháng, số tiền phải đóng, các điều khoản, tiền đặt cọc, những người có trách nhiệm phải trả tiền thuê nhà… Chú ý đến những nghĩa vụ của mình một cách chi tiết, tên người bảo lãnh (trong trường hợp bạn không thể trả tiền nhà đúng hạn), hay việc hợp đồng có cho phép hao mòn hay không, thậm chí những thứ cho phép sửa chữa không. Liệt kê ra những điều khoản bạn muốn làm khi thuê nhà như có được phép nuôi thú cưng hay không, chủ nhà có cần bạn mua bảo hiểm nhà ở không, những dụng cụ nào thuộc về chủ nhà (bao nhiêu chén, bao nhiêu ghế…). Bản hợp đồng thuê nhà càng chi tiết sẽ thuận tiện hơn cho các du học sinh khi bạn trả phòng và rời đi.

  1. Đừng chọn nhà quá sớm

Sinh viên thường rất nóng vội vào những tuần lễ đầu tiên nhập học khi chưa tìm được nhà ưng ý. Tuy nhiên, dù cho “tất cả mọi người khuyên mình nên lấy căn này” thì cũng không nên vì thế mà ký vào hợp đồng, nếu bạn vẫn còn điều gì đó lấn cấn. Trong trường hợp chủ nhà nhắn nhủ rằng bạn nên nộp tiền đặt cọc ngay vì “có 5 người thuê khác cũng đang ngăm nghe căn này”, thì nhiều khả năng là chẳng có người thuê nào cả và ông ta nói vậy chỉ để “cột chân” bạn. Tóm lại là đừng áp lực với chuyện kí hợp đồng khi ngôi nhà đó còn điều gì khuất tất.

  1. Chi phí

 Chi phí cho thuê của bạn sẽ tùy thuộc vào loại hình nhà ở, địa điểm (tùy vào thành phố, tiểu bang, thậm chí là cả đường phố) và cả những tiện nghi kèm theo. Có nơi cho thuê với giá đã gồm cả điện, nước, Internet, chi phí cống/rác và những đồ đạc sẵn có trong nhà, nhưng có nơi chỉ giao cho bạn mỗi một căn nhà trống! Giữa một căn hộ một phòng ngủ không có tiện nghi với giá 400 đô la Úc và một căn hộ tương đương 525 đô la Úc đã gồm điện, internet, và nước / cống / rác cũng đã có sự khác biệt rất lớn. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng, bạn cần chắc chắn rằng đây là một mức cho thuê hợp lý với điều kiện tài chính cá nhân. Điều đó khiến bạn có thể “trụ” được tại đây trong một thời gian như dự định. Một số trang web cho thuê nhà cũng đưa lời khuyên về thỏa thuận giữ nhà vào kỳ nghỉ. Hãy thử hỏi xem họ có đồng ý giảm giá (có chủ nhà tốt bụng đã giảm đến ½ tiền thuê nhà cho kỳ nghỉ hè) khi bạn đi du lịch dài ngày không.

  1. Địa điểm

 Chỗ trọ cách trường học bao nhiêu cây số? Nếu nó xa đến mức không thể đi bộ hay đạp xe, bạn sẽ phải cộng thêm các khoản chi hàng tháng và mất nhiều thời gian cho vấn đề đi lại. Lưu ý là nếu thuê nhà ở nơi quá xa thì bạn càng gặp trở ngại trong chuyện làm thêm. Kinh nghiệm là thuê nhà càng gần trường học và khu trung tâm, cũng như các địa điểm như trạm xe bus, cửa hàng bách hóa, chợ, phòng khám bác sĩ… thì càng có lợi.

  1. Mặc cả giá nhà ở

Khi thuê nhà, các du học sinh du học tại Úc cũng nên mặc cả với chủ nhà về chi phí nhà ở. Ngoài ra, bạn cũng cần biết trước mức phí trung gian phải trả cho người môi giới với căn nhà bạn quyết định  thuê. Mức phí bạn phải trả sẽ rơi vào khoảng £20-£150/người. Trong trường hợp có bất kì phí nào khác thì bạn không nên đăng ký tìm nhà với những cơ quan trung gian đó.

  1.  Đồ đạc

 Đối với sinh viên quốc tế thì đây là điều cần cân nhắc kỹ. Bạn phải biết mình đang muốn một chỗ thuê có đồ đạc hay là không. Tuy giá thuê những căn trống thường rẻ hơn, nhưng liệu bạn đã nghĩ đến khoản chi dành cho những món đồ mình phải mua để “đắp” vào chưa? Liệu những khoản này có xứng đáng không, khi mà bạn chỉ học ở đây có một năm, và sau khi rời đi thì bạn định sẽ “xử lý” chúng thế nào. Bạn cũng cần lường trước trường hợp hỏng hóc đồ đạc. Có những chủ nhà tốt bụng chịu lãnh trách nhiệm sửa sang đồ đạc hay chi trả cho vấn đề sữa chữa (máy móc, thiết bị, điện, nước…) nhưng cũng có người “bỏ lơ” vấn đề này. Cách tốt nhất là ghi rõ trách nhiệm của hai bên khi có hỏng hóc đồ dùng để dễ bề phân xử.

  1. Chú ý Tiền đặt cọc

Tiền đặt cọc khi thuê nhà thường là một tháng tiền thuê nhà và nộp trước khi người thuê bắt đầu thuê. Theo luật, tất cả các khoản đặt cọc được đưa cho chủ nhà phải được đăng kí với cơ quan có thẩm quyền trong vòng 14 ngày. Bạn nên kiểm tra chắc chắn rằng chủ nhà là thành viên của scheme và họ đã đưa tiền đặt cọc cho cơ quan có thẩm quyền. Sẽ có ba loại scheme được chấp nhận là dịch vụ bảo vệ tiền đặt cọc (DPS), Tiền đặt cọc và scheme tiền đặt cọc thuê nhà (TDS). Nên kiểm tra lại xem ngôi nhà định thuê có nằm trong một trong những scheme trên hay không. Nếu không, chủ nhà đã vi phạm pháp luật .

  1. Lưu ý về những người bạn chia nhà chung

 Một vấn đề chung mà không hiếm du học sinh tại Úc gặp phải đó là việc bị sống trong một căn hộ/căn nhà nhồi nhét. Lí do là vì họ đã không hỏi rõ chủ nhà khi ký hợp đồng về số người mà họ sẽ sống cùng. Thậm chí, có người đã vào ở rồi mới biết mình không chỉ chia nhà mà còn phải chia phòng ngủ với một người khác và chia tiện ích (bếp, toilettes, phòng tắm, máy giặt, tủ lạnh) với… gần chục người khác! Quan trọng là không dễ gì khi phải sống chung với những người bạn mà bạn không hề quen biết trước nên có thể sẽ xảy ra những chung động do khác biệt văn hóa.

  1. Vấn đề an ninh

 Vì bạn sẽ phải đi học, đi làm thêm liên tục và có thể phải trở về nhà muộn nên cũng cần thận trọng với khâu an ninh Trước khi dọn vào, hãy lên mạng tìm kiếm thông tin trị an của khu vực đó, liên hệ bạn bè Úc hay nhà trường để có được lời khuyên của dân bản xứ và hay nhất là lân la hỏi thăm những ai sống trong khu vực này. Vấn đề an ninh còn liên quan đến các yếu tố an toàn tư trang (nhà có khóa riêng cho từng thành viên không, hệ thống cửa có chắc chắn không) hay vấn đề phòng cháy chữa cháy (có lối thoát hiểm không, có hệ thống điện an toàn không).

  1. 10. Giữ lại tất cả các bằng chứng bằng chữ viết

Một khi đã ở trong nhà rồi, bạn cần giữ các tin nhắn viết tay (email) nội dung xoay quanh các yêu cầu, câu hỏi và trả lời giữa bạn và chủ nhà. Nếu họ hứa sẽ làm gì đó (sửa chữa đồ đạc chẳng hạn), hãy yêu cầu họ viết email để giữ lại bằng chứng.

  1. Cuối cùng, hội đồng và trường Đại học là bạn tốt của bạn!

Cuối cùng, trong trường hợp bạn có vấn đề, hãy tìm tới trường đại học hay hội đồng địa phương để xin tư vấn. Các trường Đại học thường có một ban tư vấn riêng về vấn đề nhà ở cho sinh viên nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng tư vấn nhé. Tương tự, hội đồng địa phương cũng là nơi sẽ hỗ trợ bạn trong trường hợp xấu nhất.

 

 

 

Explore more

spot_img

NHỮNG LƯU Ý VỀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VISA DU HỌC...

Không giống như du học Pháp, hay du học Thụy Sĩ, tất cả mọi du học sinh, ai cũng dứt khoát phải đích thân...

10 trường “đại học xanh” nhất tại Úc

Nhắc đến đất nước Úc không thể không nhắc đến sự đa dạng về thiên nhiên cũng như những sinh vật sống độc đáo...
du lịch nước úc tươi đẹp

Đón tết Nguyên đán 2020 lớn nhất từ trước đến nay...

Được tổ chức hàng năm, nhưng năm nay thành phố Sydney - Australia hứa hẹn sẽ đem đến một lễ hội đón Tết Nguyên đán...

Du học Úc: Cụ thể cần chứng minh tài chính như...

Hiện nay chính sách chứng minh tài chính đã được Chính phủ Úc nới lỏng hơn trước. Tuy nhiên, việc bạn chứng minh được...
tư vấn định cư úc

Chương trình mời gọi nhân tài đến định cư Úc –...

Chương trình tìm kiếm tài năng toàn cầu Global Talent - Independent Program (GTIP) mới được Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di...
mellink - tư vấn du học úc

Năm 2020: Những ngành nghề có nguy cơ bị loại khỏi...

Tại Úc, những ngành nghề thuộc diện định cư tay nghề được thay đổi  hàng năm, tùy thuộc vào Bộ Việc làm, Kỹ năng, Doanh nghiệp...
tư vấn du học và di trú Úc - MelLink

Vietnam Airlines khuyến mại vé các chuyến bay giữa Việt Nam...

Vietnam Airlines đang có chương trình giảm giá vé máy bay cho các chặng bay giữa Việt Nam và Úc. Hiện có 02 chương...
học bổng du học úc

50 suất học bổng Thạc sỹ 2020 đã được Chính Phủ...

50 suất học bổng Australia Awards đã được Chính phủ Australia trao cho các lãnh đạo tiềm năng của Việt Nam vào ngày 22/11...