Home Blog Page 11

20 mức lương tốt nhất và 20 mức lương thấp tại Úc

0

Tiến tới năm 2020, nhìn lại 20 mức lương tốt nhất và 20 mức lương tệ nhất, nhà phân tích xu hướng việc làm cao cấp của CatchK, Leigh Broderick đã chia sẻ những hiểu biết của mình về mức lương của Úc sẽ tiến tới đâu trong thập kỷ tới.

Ba xu hướng thúc đẩy những người lao động vươn lên vị trí số 1

Huy chương vàng thuộc về các công việc trong ngành công nghiệp hưu trí:có mức tăng lương cao nhất được ghi nhận là 46%. Ngành công nghiệp đã trải qua sự mở rộng nhanh chóng – theo Hiệp hội Quỹ hưu bổng Úc, tài sản hưu bổng ở Úc đã tăng lên 2,8 nghìn tỷ đô la vào cuối quý 3 năm 2019.

Lĩnh vực y tế và giáo dục đang thu hút nhiều người quan tâm hơn. 

Những người này bao gồm giáo viên, những người chăm sóc mọi lứa tuổi từ mẫu giáo đến trung học, những người làm việc trong ngành chăm sóc người già, hỗ trợ người khuyết tật, phúc lợi trẻ em, các dịch vụ thanh thiếu niên và gia đình. Những ngành này vốn dĩ nằm ở mức dưới của xã hội thì giờ sẽ được công nhận và quan tâm. Khi dân số tăng lên và nhiều lứa tuổi và các sáng kiến ​​như Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia (NDIS) được giới thiệu, nhu cầu về các chuyên gia lành nghề trong Chăm sóc Sức khỏe và Giáo dục đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng bền vững theo từng năm ở Úc. Theo Chính phủ Liên bang, chi tiêu cho sức khoẻ  tăng khoảng 50% theo giá trị thực lên đến 16 tỷ đô la trong thập kỷ 2015-16 và, ngày nay, chăm sóc sức khỏe và giáo dục kết hợp lại là những nguồn tuyển dụng lao động lớn nhất ở Úc.

20 mức tăng lương hàng đầu của Úc

RANK
INDUSTRYROLE TYPE2018-2019%
1Insurance & SuperannuationSuperannuation$98,79646%
2Science & TechnologyMathematics, Statistics & Information Sciences$118,93744%
3Education & TrainingTeaching Aides & Special Needs$66,90743%
4Design & ArchitectureWeb & Interaction Design$103,32138%
5Education & TrainingTeaching – Primary$84,52136%
6Science & TechnologyBiotechnology & Genetics$92,46635%
7Community Services & DevelopmentAged & Disability Support$71,54532%
8Farming, Animals & ConservationHorticulture$68,52230%
9Trades & ServicesCarpentry & Cabinet Making$68,07629%
10Education & TrainingTeaching – Secondary$87,93429%
11Community Services & DevelopmentVolunteer Coordination & Support$71,64429%
12Hospitality & TourismGaming$65,48529%
13Design & ArchitectureLandscape Architecture$90,17228%
14Community Services & DevelopmentChild Welfare, Youth & Family Services$77,70228%
15Trades & ServicesHair & Beauty Services$52,10228%
16Manufacturing, Transport & LogisticsPublic Transport & Taxi Services$74,25326%
17Real Estate & PropertyValuation$98,66226%
18Healthcare & MedicalNursing – High Acuity$82,75426%
19Information & Communication TechnologyEngineering – Software$116,54726%
20Education & TrainingChildcare & Outside School Hours Care$61,27326%

Source: SEEK Salary Review, annual full-time salary averages by role type, 2011/12-2018/19, SEEK.

Trong số hơn 350 loại vai trò trên XEMK, các Chuyên gia Pháp lý là Tổng Giám đốc trong Công ty Luật đã chịu sự giảm lương mạnh nhất. Paul Rawlinson, Chủ tịch toàn cầu của công ty luật Baker McKenzie, đã nói rằng, trong khi 30 năm trước, những khách hàng có thể trả hàng triệu đô la để có hàng ngàn tài liệu được xem xét thủ công, ngày nay phần lớn loại lao động này đã được chuyển giao cho máy móc. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là luật sư là dư thừa với các yêu cầu – nhiều khả năng rằng việc dành ít thời gian hơn cho các công việc thủ công tẻ nhạt sẽ giải phóng họ giúp họ trở nên năng suất, sáng tạo và hiệu quả hơn. Nó cũng có thể giải thích cách Tổng luật sư cho thấy sự sụt giảm lớn nhất trong tiền lương, là 21%. Thay vì ít giá trị hơn, họ cũng có thể làm những công việc chuyên môn hơn.

Australia’s 20 biggest salary falls

RANKINDUSTRYROLE TYPE2018-2019%
1LegalGeneralists- Law Firm$82,044-21%
2ConstructionPlanning & Scheduling$100,052-18%
3EngineeringMaterials Handling Engineering$103,453-17%
4Engineering Mechanical Engineering$97,633-16%
5Mining, Resources & EnergyOil & Gas – Drilling$107,045-16%
6EngineeringProcess Engineering$109,532-14%
7Mining, Resources & EnergyMining – Exploration & Geoscience$120,461-13%
8Accounting Insolvency & Corporate recovery$78,093-13%
9Mining, Resources & EnergyOil & Gas – Exploration & Geoscience$120,961-12%
10ConstructionQuality Assurance & Control$102,594-11%
11Real Estate & PropertyResidential Sales$69,658-9%
12Consulting & StrategyEnvironmental & Sustainability$96,251-9%
13Mining, Resources & EnergyMining – Operations$123,688-9%
14Mining, Resources & EnergyOil & Gas – Production & Refinement $115,677-9%
15Mining, Resources & EnergyMining – Engineering & Maintenance$129,094-8%
16Science & TechnologyEnvironmental, Earth & Geosciences$97,142-8%
17Mining, Resources & EnergyMining – Processing$119,888-8%
18Mining, Resources & EnergySurveying$122,229-7%
19Mining, Resources & EnergyOil & Gas – Operations$113,314-7%
20ConstructionHealth, Safety & Environment$113,308-7%

Source: SEEK Salary Review, annual full-time salary averages by role type, 2011/12-2018/19, SEEK.

HỌC NGÀNH STEM TẠI ÚC

0

Với xu hướng phát triển công nghệ như hiện nay, ngành học STEM đang là nhóm ngành rất hot, dẫn đầu xu thế toàn cầu.Chính vì thế, nhóm ngành STEM đang là sự lựa chọn của 20% du họcsinh taịÚc. Sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành STEM ở Úc dễ kiếm việc hơn và có lương khởi điểm cao hơn so với mức trung bình – theo công bố của The Good Careers Guide, 55% sinh viên STEM sau khi tốt nghiệp đang là những chuyên gia với 26% nhân sự có mức lương bổng trên 104.000 AUD/năm.

STEM là tên viết tắt của 4 ngành nghề lần lượt là Khoa học (S – Science), Công nghệ (T – Technology), Kỹ thuật (E – Engineering) và Toán học (M – Mathemmatics). Đây là nhóm ngành có quy mô phát triển lớn, đa dạng trong mọi lĩnh vực với triển vọng 75% nghề nghiệp sẽ cần đế kỹ năng STEM trong thập kỉ tiếp theo. Tại Úc, nhóm ngành STEM Australia đóng góp 330 tỉ AUD, tức là khoảng 14% cho nền kinh tế nước Úc. Ngoài ra, đây cũng là nhóm ngành đang thiếu nhân lực tại đất nước này, tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế cơ hội làm việc và định cư cao. 

Sinh viên quốc tế theo học nhóm ngành STEM Australia có thể làm việc trong các ngành nghề sau: quản lý kỹ thuật, quản lý dự án xây dựng, kỹ sư hóa học, kỹ sư dân dụng, kỹ sư vận tải, kỹ sư điện tử, bác sĩ thú y, nhà khoa học, lập trình viên… 

Là nhóm ngành đang thiếu nhân lực tại Úc, sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành STEM có các lợi thế: Dễ tìm việc làm; Có thu nhập ổn ngay khi mới ra trường; Được ưu tiên ở lại làm việc lâu dài; Cơ hội định cư cao.

Sinh viên theo học khối ngành STEM không chỉ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học mà còn cả những kĩ năng tư duy, sáng tạo, vận dụng, thực hành… 

Khoa học: Sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức và kỹ năng thực tiễn nhất về các cơ sở lý thuyết của khoa học, qua đó có khả năng liên kết ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Các ngành học chủ yếu gồm: Khoa học tự nhiên, Nghiên cứu môi trường, Thiên văn, Khoa học Trái Đất, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học vật liệu, Khoa học nông nghiệp. Theo thống kê trên Payscale.com (số liệu đến năm 2018) tại Úc, mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Khoa học sẽ từ AUD 44,000 – 115,000/năm (717 triệu – 1,87 tỷ VNĐ/năm).

Công nghệ: Sinh viên được đào tạo các kỹ thuật sử dụng phương pháp khoa học, toán học, công nghệ để thiết kế và thực hiện các sản phẩm, hệ thống và thông tin đáp ứng nhu cầu của con người, xã hội. Các ngành học chủ yếu gồm: Công nghệ thông tin, Hệ thống mạng máy tính và viễn thông, Khoa học máy tính, An ninh mạng, Đa phương tiện và Thiết kế tài nguyên thông tin, Quản lý cơ sở dữ liệu, Phân tích hệ thống máy tính. Mức lương khởi điểm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ từ AUD 48,000/năm (782 triệu VNĐ/năm) và cao nhất có thế đạt là hơn AUD 107,000/năm (1,74 tỷ VNĐ/năm), theo Payscale.com đến năm 2018.

Kỹ thuật: Sinh viên được trang bị kỹ năng sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và hiểu rõ quy trình làm ra nó, đồng thời trau dồi khả năng nhìn nhận nhu cầu, phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật tại Úc có lương khởi điểm từ AUD 60,000/năm (978 triệu VNĐ/năm), theo Graduate Careers, Australia.

Toán học: Giúp sinh viên tìm hiểu các kỹ năng và kiến thức cần thiết về logic, mô hình toán học, thiết kế thử nghiệm và phân tích dữ liệu. Sinh viên tốt nghiệp sẽ đạt được các kỹ năng sử dụng mô hình toán học, kỹ năng phân tích thông kê cấp cao để hỗ trợ các quyết định đầu tư, lập kế hoạch tài chính, phân tích rủi ro kinh doanh và phát triển sản phẩm. Tại Úc, mức lương trung bình của ngành này là AUD 76,000 đô Úc/năm (1,24 tỷ VNĐ/năm). Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Toán học làm việc tập trung vào các ngành Giáo dục và Đào tạo, Dịch vụ Khoa học – Kỹ thuật, Tài chính và Bảo hiểm.

Đại học Deakin 

Được QS Ranking 2018 xếp trong Top 2% thế giới về chất lượng giảng dạy. Trong suốt 6 năm liền, Deakin đứng đầu toàn bang Victoria về mức độ hài lòng của sinh viên. Sinh viên của Deakin hiện đang sở hữu mức lương khởi điểm đứng đầu cả nước, tiêu biểu là Cử nhân phân khoa học với thu nhập 100.000 AUD/năm.Theo xếp hạng mới nhất của QS và ARWU, Đại học Deakin hiện đang dẫn đầu thế giới về nhóm ngành phân khoa của trường học Thể thao và khoa học Máy tính. 

Đại học Macquarie 

Tọa lạc tại “trái tim” của vùng công nghệ cao lớn nhất của Úc, Đại học Macquarie là một trong những ngôi trường danh giá nhất Xứ sở Kangaroo. Ngoài việc đạt tiêu chuẩn 5 sao về giảng dạy, nghiên cứu, trang thiết bị và triển vọng sự nghiệp của Sinh viên, Đại học Macquarie còn sở hữu 10 môn học thuộc Top 100 của thế giới (theo QS World University Ranking by Subject 2018).

Khi du học Úc nhóm ngành STEM tại Đại học Macquarie, Học sinh có đa dạng chuyên ngành để lựa chọn như thiên văn, sinh học, hóa học, vi sinh học, vật lý, phân khoa học trái đất, cổ sinh học, toán học, thống kê học, quang tử, điện tử, nhóm ngành học máy tính, thiết kế – lập trình game, hệ thống thông tin, lập trình phần mềm, robotics… Với 100% hoạt động nghiên cứu đạt hoặc vượt trên tiêu chuẩn thế giới (theo Excellence in Research for Australia) và khoản đầu tư một tỉ AUD cho trang thiết bị trong những năm gần đây đã giúp Macquarie đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và giảng dạy. Bên cạnh đó, trường còn nằm ở khu vực công nghiệp sầm uất với hơn 300 côngty danh tiếng giúp sinh viên tích lũy hiểu biết, kinh nghiệm và tìm được công việc phù hợp.

Đại học Công nghệ  Swinburne

Liên tiếp 3 lần thuộc hàng đầu 100 Under 50 của QS Ranking, Đại học Công nghệ Swinburne là một trong những học viện đa ngành dẫn đầu Úc về đào tạo phân khoa học, công nghệ. Trường hiện thuộc hàng đầu 75 thế giới về giảng dạy Kĩ sư Dân dụng và Top 200 học viện phân khoa học dẫn đầu toàn cầu (theo ARWU 2016).

Không chỉ sở hữu vị thế ấn tượng về xếp hạng giáo dục, Đại học Swinburne còn thường chú trọng đến triển vọng sự nghiệp của Học sinh. Trường xây dựng thành công Trung tâm Phát triển Việc Làm ở tất cả khu học xá với nhiệm vụ hỗ trợ HSSV tìm được công việc phù hợp. Ngoài việc lên kế hoạch rèn luyện, tìm kiếm công việc và luyện phỏng vấn, Cty còn có những huấn luyện viên 1 kèm một đồng hành cùng Học sinh rèn luyện kĩ năng nhất là chuẩn bị hồ sơ xin việc. Mạng lưới doanh nghiệp, tổ chức đối tác của trường không ngừng mang đến cho các em góc nhìn chân thực và nhiều vị trí công việc hấp dẫn. Đặc biệt, trường hiện đang triển khai phương pháp Work Integrated Learning – gồm thực tập, trải nghiệm quốc tế, dự án nghiên cứu… Để trau dồi sự tự tin, kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh cho Học sinh.

Đại học Curtin – Top 1% thế giới về chất lượng đào tạo

Là học viện lớn nhất Tây Úc, nổi tiếng về môi trường học tập đa văn hóa nhờ số lượng du học sinh đông Top 3 toàn Xứ Chuột túi. Trường là “gương mặt” quen thuộc của các bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu như hàng đầu 1% đại học tốt nhất thế giới của ARWU 2017, hàng đầu 50 đại học dưới 50 tuổi toàn cầu của QS Ranking 2018 hay Top các đại học quốc tế nhất thế giới của THE 2016. Trường có thế mạnh đặc biệt về đào tạo nhóm ngành STEM, nổi bật là Kĩ sư Khai thác Mỏ (#2), nhóm ngành học Trái đất – Hải dương (Top 100), Kĩ sư Cơ khí (hàng đầu 150), Kĩ sư Điện – Điện tử (hàng đầu 200), phân khoa học Máy tính (Top 250) – xếp hạng toàn thế giới của QS 2017.

Trường sở hữu những khu học xá hiện đại, tiện nghi với hơn 70 Cty, phòng thí nghiệm nghiên cứu như Viện Thiên văn Curtin, Cty Sáng tạo Perth, Đại diện tuyển sinh Quản lý Cây trồng & Mầm bệnh. Bên cạnh đó, trường còn có mạng lưới hơn 90 học viện đối tác toàn cầu, mang đến góc nhìn thực tiễn và quốc tế cho Sinh viên.

Đại học Công nghệ Sydney – TOP 1% toàn cầu về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Chiếm lĩnh vị trí thứ 8 trong Top 50 Under 50 của QS 2017, Công nghệ Sydney đạt tiêu chuẩn 5 sao từ QS Stars và là trường đại học trẻ tuổi tốt nhất của Úc. Với giáo trình kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm giảng dạy cùng thực tiễn ngành nghề, Đại học Công nghệ Sydney mang đến cho du học sinh đầy đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết. Vì vậy, Học sinh của trường hiện đang thuộc Top 1% thế giới về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Là một trong những trường công nghệ dẫn đầu Xứ sở Kangaroo, UTS được xem là điểm đến chất lượng cho HSSV muốn theo đuổi khối ngành STEM. Nhờ vào việc là thành viên của Australian Technology Network (nhóm 5 trường đại học danh tiếng gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức Chính phủ) và 95% chương trình nghiên cứu đạt hoặc vượt trên tiêu chuẩn thế giới, Đại học Công nghệ Sydney là tấm vé thông hành đưa HSSV đến với nhiều cơ hội việc làm rộng mở. 76% cựu HSSV của trường có được việc làm thích hợp trong vòng 3 tháng sau tốt nghiệp (theo Australian Graduate Survey).

32 Ngành nghề được bổ sung vào danh sách Ngành nghề được cấp Visa tay nghề tại Úc

0

Úc vừa đưa vào Danh sách Ngành nghề được cấp Visa tay nghề thêm 32 ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các công việc chuyên môn đang thiếu hụt nghiêm trọng tại nước này. 

Theo đó, chính phủ Úc đang triển khai các chương trình nhằm tìm kiếm thêm nhiều hơn nữa số lượng người định cư lâu dài có thể làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn. Bên cạnh đó, học sinh quốc tế cũng được chào đón để xây dựng thế hệ tương lai cho các ngành này, theo Y Axis.

Các công việc mới được bổ sung vào danh sách được cấp visa như nhà thực vật học, giảng viên đại học, chuyên gia luyện kim cho thấy một thực tế rằng Úc đang có nhu cầu rất lớn đối với các ngành đòi hỏi đã qua đào tạo bài bản. Dẫn lời Bộ trưởng Di trú David Coleman, SBS News cho biết chính phủ Úc đang tập trung rút ngắn khoảng cách tay nghề tại Úc.

Những ngành nghề được bổ sung vào danh sách bao gồm: Huấn luyện viên ngựa, Lập trình viên ứng dụng phần mềm, Chuyên gia truyền thông đa phương tiện, Giảng viên đại học, Chuyên gia Khoa học Vật lý và Tự nhiên, Nhà khí tượng học, Chuyên gia luyện kim, Chuyên viên bảo quản, Nhà khoa học về Sự sống, Nhà động vật học, Nhà vi sinh học, Nhà sinh học Biển, Nhà thực vật học, Nhà công nghệ sinh học, Nhà hóa sinh học, Nhà khoa học về Sự sống (tổng quát), Nhà thủy văn học, Nhà địa vật lý, Nhà khoa học Môi trường, Nhà khoa học Ngiên cứu Môi trường, Cố vấn Môi trường, Nhà công nghệ thực phẩm, Nhà hóa học, Chuyên gia Kĩ thuật, Kĩ sư Dầu khí, Kĩ sư Mỏ (ngoại trừ Dầu khí), Nhà kinh tế học, Nhà thống kê học, Quản lý Môi trường, Nhạc sĩ (có thể chơi nhạc cụ).

Hai ngành nghề được bổ sung vào danh sách ngành nghề vùng hẻo lánh được cấp Visa tay nghề bao gồm :Người chăn nuôi Dê và Người chăn nuôi Nai.

Theo: Viet Times

Con đường từ một cô bé Việt mồ côi với giấc mơ trở thành bác sỹ đến lọt vào chung kết cuộc thi hoa hậu Thế giới Úc 2019

0

Mẹ mất từ năm 10 tuổi, Lily quyết tâm sang Úc du học. Nhờ sự nỗ lực cô đã lấy được quốc tịch Úc và trở thành bác sĩ tại Melbourne. Mới đây, cô gái Việt còn lọt vào chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới Úc.

Vũ Nguyễn Lan Chi (1992, tên thường gọi là Lily Vũ) mới đây xuất hiện trên Đài SBS Australia với câu chuyện truyền cảm hứng về một người trẻ quốc tế bằng sự nỗ lực đã đạt được ước mơ nơi xứ người.

Năm Lily lên 10 tuổi, mẹ cô mắc phải một căn bệnh nặng nên đã qua đời. 5 năm sau, nhờ sự động viên của gia đình, cô quyết tâm đến Melbourne du học. Lily lựa chọn ngành y với mong muốn giúp đỡ những bệnh nhân khác giống như mẹ mình và giúp cộng đồng có thêm nhận thức về y tế dự phòng.

Tuy nhiên, để chạm tới ước mơ trở thành bác sĩ, Lily phải đối mặt với khoản học phí khổng lồ lên tới 300.000$. Vào thời điểm ấy, số tiền này với gia đình cô là quá sức.

Nhưng khó khăn không làm cô gái trẻ chùn bước. Lily quyết định lựa chọn một hướng đi khác để không trở thành gánh nặng cho gia đình mà vẫn có thể theo đuổi ước mơ.

“Mình biết rằng bản thân sẽ không bao giờ được làm bác sĩ ở Úc nếu không phải là thường trú nhân. Vì thế, mình đã cố gắng lấy được định cư Úc trước khi học ngành Y. Nếu là học sinh bản địa, chính phủ Úc sẽ hỗ trợ tiền học và tiền sinh hoạt cho mình”, Lily kể.

Vì thế, cô đã quyết định đăng ký khóa học giảng dạy tại Đại học RMIT. Nhờ thi IELTS đạt 8.0, cô gái Việt được nhận thường trú nhân của Úc theo nghề giáo viên mà không cần phải đi dạy. Cánh cửa chạm đến giấc mơ học ngành y đã đến gần hơn với cô gái Việt.

Cùng lúc đó, Lily dốc sức ôn luyện vào Đại học Melbourne. May mắn một lần nữa lại mỉm cười khi cô chính thức thi đỗ vào ngành Bác sĩ y khoa. Lily đã trở thành công dân Úc hai năm sau đó, khi cô còn đang theo học năm thứ 3 đại học.

Đi qua một chặng dài không mệt mỏi với nghị lực mạnh mẽ, ngay sau khi tốt nghiệp, cô gái xinh đẹp đã hoàn thành một phần giấc mơ của mình khi trở thành bác sĩ y khoa tại Bệnh viện Box Hill ở Melbourne.

Lily chia sẻ, trong quá trình sinh sống tại Úc, cô nhận ra nhiều người di cư và sinh viên quốc tế ở Úc đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Do vậy cô hy vọng, bản thân mình có thể làm được thì nhiều người trẻ khác cũng sẽ cảm thấy có động lực hơn để tiếp tục làm việc chăm chỉ và theo đuổi ước mơ.

Cuối năm ngoái, Lily mở một kênh Youtube để chia sẻ các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cũng như kinh nghiệm du học ở Úc. Kênh Youtube của Lily có các video bằng tiếng Việt và tiếng Anh chia sẻ về các dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh như trầm cảm, ung thư ruột và đột quỵ.

“Mình đã nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ cộng đồng người Việt. Mình mong rằng càng nhiều người biết về các dấu hiệu trầm cảm hoặc đột quỵ càng tốt”, Lily chia sẻ.

Lily cũng cho biết, cô đang tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới Úc 2019. Mới đây, cô gái gốc Việt đã nhận được kết quả bất ngờ khi vượt qua nhiều thí sinh để có mặt trong vòng chung kết.

Từ thực tế và kinh nghiệm bản thân, Lily cho rằng, chìa khóa quan trọng để thành công ở xứ người là tự tin vào bản thân, sống hết mình và luôn kiên trì.

“Sự tự tin đã giúp mình làm được những điều mà nhiều người xung quanh nghĩ mình không thể làm được. Mình cũng luôn nhắc bản thân đời người chỉ có một lần nên phải làm hết khả năng. Khi đã làm hết khả năng, cơ hội sẽ đến với bạn”.

Trong tương lai, cô gái gốc Việt hi vọng sẽ tiếp tục làm một bác sĩ thật tốt, muốn đóng góp cho tổ chức y tế thế giới WHO và giúp đỡ được nhiều bệnh nhân nghèo ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Lily còn ấp ủ kế hoạch để đưa bố và gia đình sang Úc đoàn tụ.

“Bố và ông bà của mình mặc dù không thực sự hiểu những gì mình đang làm nhưng họ luôn giúp đỡ mình hết sức. Việc mình tham gia Hoa hậu thế giới Úc cũng là thông tin khá bất ngờ với họ. Tuy nhiên họ luôn ủng hộ mình miễn điều đó khiến mình cảm thấy hạnh phúc. Mình cảm thấy rất may mắn khi được đến Úc và mình hy vọng rằng, bản thân có thể đại diện cho Úc như một đất nước đa văn hóa và là một vùng đất của những cơ hội”.

(Theo Kenh 14)

Bí quyết giành kết quả tốt khi du học Australia

Chị Trương Nguyễn Thoại Giang, từng học cử nhân Kế toán và thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Đại học Victoria University (Melbourne, Australia), hiện làm việc cho chính phủ Australia, chia sẻ kinh nghiệm học tập để đạt được kết quả tốt tại nơi này. 

Từ nhỏ, tôi đã ước ao được du học, nhưng vì gia đình không có điều kiện nên phải mãi đến sau này khi đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP HCM ngành Hóa học, rồi đi làm 4 năm, tôi mới dành dụm được chút ít làm hành trang khăn gói lên đường tầm sư học đạo. Khi đến Australia, tôi xác định để có một chỗ đứng trong xã hội, phải có thành tích học tập vượt trội để bù lại cái xuất thân từ một nước chậm phát triển và nói tiếng Anh ngọng nghịu.

Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong những năm học ở Đại học Victoria University, hy vọng có ích cho các bạn đang hoặc muốn du học Australia.

Tác giả (bìa trái) cùng nhóm sinh viên sau buổi thuyết trình tại Đại học Victoria University.

Trong 13 tuần của học kỳ, quan trọng nhất là tuần cuối khi giảng viên ôn bài và dặn dò sinh viên những điều cần nắm bắt trước khi thi.​

Một năm học ở đại học Asutralia có hai học kỳ, mỗi học kỳ chỉ 13 tuần, nghỉ giữa học kỳ một tuần. Vì thế mỗi học kỳ thật sự là một cuộc đua nước rút ngay từ vạch xuất phát. Thêm vào đó sinh viên quốc tế bắt buộc phải học toàn thời gian tức là phải lấy ít nhất 4 môn (subject) trong một học kỳ.

Quá trình đánh giá kết quả học tập gồm có ba phần. Bài kiểm tra trong lớp ở tuần thứ 5 chiếm khoảng 20% tổng số điểm, bài tập lớn (assignment) về nhà 30% nộp vào tuần thứ 9 và thi cuối học kỳ 50%. Trong buổi lên lớp đầu tiên, giảng viên sẽ thông báo cho sinh viên chương trình học trong toàn học kỳ thông qua bảng hướng dẫn chung (study guide).

Giảng viên cho biết giáo trình (text book) sinh viên bắt buộc phải có, những cuốn sách tham khảo, những bài báo chuyên ngành (journal) cần thiết khi làm bài tập lớn, yêu cầu của môn học, chương trình học và hành mỗi tuần, nội dung bài kiểm tra, đề tài bài tập lớn cho cá nhân hay nhóm (khoảng 4 sinh viên), tỷ lệ đậu rớt, bao nhiêu phần trăm sinh viên trong quá khứ đạt loại xuất sắc, giỏi. Giáo trình là quyển sách gối đầu giường sinh viên nên mua, còn những quyển sách tham khảo khác không sử dụng nhiều có thể mượn ở thư viện trường.

Chương trình học trong một tuần

Lịch học của một môn trong tuần là hai giờ lên giảng đường nghe giảng bài (với hàng trăm sinh viên) và một giờ thực hành ôn bài, làm bài tập (tutorial) với khoảng 20 sinh viên dưới sự hướng dẫn của thầy/cô trợ giảng (thường là sinh viên mới ra trường). Thời gian tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên chỉ có ba giờ. Sinh viên được yêu cầu phải dành ra thêm ít nhất 9 giờ mỗi tuần tự học.

Trước khi tới giảng đường, sinh viên được yêu cầu phải đọc 1-2 chương giáo trình và bài giảng (lecture note). Có như vậy sinh viên mới có thể kịp thời nắm bắt thông tin khi lên lớp vì lượng kiến thức giảng viên truyền đạt trong hai giờ nhiều như thác đổ! Sinh viên nước ngoài với khả năng nghe hiểu giới hạn nên phải cố gắng gấp bội phần sinh viên bản xứ.

Không có cảnh tượng thầy đọc, trò chép như ở đại học Việt Nam. Bạn chỉ cần in bài giảng để tiện theo dõi và ghi chú thêm. Nên chọn ngồi hàng ghế đầu để dễ tiếp cận với giảng viên. Xen kẽ trong bài học, giảng viên đôi khi đề cập đến những vấn đề sẽ xuất hiện trong đề thi nên bạn cần tập trung nghe để không bỏ sót thông tin quan trọng. Nếu vì lý do nào đó mà bạn bỗng nhiên lơ đãng không theo kịp thì vẫn có thể nghe lại sau buổi học, vì các bài giảng đều có thu âm.

Bạn nên đến lớp trước vài phút để không cập rập và làm phiền giảng viên hay các sinh viên khác. Trước khi đến lớp thực hành, sinh viên được yêu cầu phải chuẩn bị hoặc giải trước bài tập. Thầy/cô trợ giảng không đưa ra đáp án mà chỉ giải đáp gút mắc và hỗ trợ sinh viên tự tìm ra lời giải.

Ngoài giờ lên lớp, giảng viên cũng bố trí khoảng hai giờ mỗi tuần để hỗ trợ (consulting) sinh viên theo lịch hẹn. Bạn nên tranh thủ đến gặp giảng viên để được giải thích cặn kẽ những điều chưa thông suốt. Tuy nhiên, nếu bạn có điều gì chưa rõ thì cũng có thể đặt câu hỏi ngắn với giảng viên ngay trong lớp học hoặc cuối giờ. Giảng viên thường sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho sinh viên vào bất cứ dịp nào nếu thuận tiện.

Bài kiểm tra

Bài kiểm tra trong lớp thường chỉ gồm kiến thức trong bốn tuần đầu, lúc này số lượng bài vở ít và đơn giản cho nên bạn hãy cố gắng lấy được điểm tối đa. Vì càng vào sau, bạn sẽ nhận thấy lượng kiến thức phải thu nhập càng nhiều và phức tạp.

Bài tập lớn thường gặp là bài luận (essay) dài 3.000 chữ. Để được điểm cao, bạn bắt buộc phải dẫn chứng vài quyển sách và ít nhất 6 bài báo chuyên ngành. Một nửa những sách và bài báo này nên lấy từ danh sách tham khảo của giảng viên, còn một nửa bạn cũng nên tự tìm tòi để chứng tỏ cho giảng viên thấy là bạn có khả năng tự nghiên cứu.

Trước tiên, bạn phải phân tích kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu, sau đó nên tham khảo sách, báo, viết ra dàn bài gồm những ý chính rồi gặp riêng giảng viên hay trợ giảng để xem bạn đi đúng hướng chưa trước khi bắt đầu viết. Điều này rất quan trọng vì nhiều bạn chưa quen viết luận văn có khuynh hướng lạc đề hay xoáy sâu vào vấn đề mình hiểu hơn là đặt trọng tâm vào trả lời câu hỏi chính.

Khi viết bạn không cần nắn nót từng câu từng chữ mà hãy viết tất cả những gì bạn có thể nghĩ ra nhanh nhất, thêm vào nội dung những ý tứ lượm lặt trong sách tham khảo hay các bài báo chuyên ngành. Bạn nhớ là không bê nguyên xi các đoạn văn mà phải hiểu ý của tác giả và viết lại bằng lời văn của chính bạn và bắt buộc phải có nguồn trích dẫn (reference). Sau đó bạn có thể sắp xếp và gọt giũa lại. Khi hoàn tất, bạn nên nhờ ai đó đọc và sửa tiếng Anh, rồi gửi cho giảng viên hay trợ giảng nhờ góp ý và sửa chữa lần cuối trước khi chính thức nộp bài.

Chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ

Bạn tuyệt đối không nên bỏ buổi học nào dù là bài giảng hay bài tập. Quan trọng nhất là tuần thứ 13 khi giảng viên ôn bài và dặn dò sinh viên những điều cần nắm bắt trước khi đi thi. Buổi ôn bài này thường không được ghi âm. Tuy nhiên, bạn không nên đợi tới phút thứ 89 mà nên chuẩn bị cho kỳ thi cuối môn học từ tuần đầu tiên bằng cách tải những bài thi của những năm trước để “gặm nhấm” dần. Những đề thi này có kèm theo giải đáp là một tài liệu hữu ích trong suốt học kỳ.

Bạn có 2 tuần để ôn thi. Thời gian này nếu còn điều gì chưa rõ bạn vẫn có thể email hỏi hoặc hẹn gặp giảng viên.

Học nhóm

Đừng e ngại giao lưu với sinh viên cùng lớp để trao đổi khi có thắc mắc liên quan đến trường lớp. Học thầy không bằng học bạn, nhưng hãy chọn bạn mà chơi bằng cách “nhìn mặt mà bắt hình dong”, chọn sinh viên cần cù, thông minh, giỏi tiếng Anh để kết bạn. Khi cần làm việc nhóm hãy mạnh dạn thành lập nhóm gồm những sinh viên bạn đã “chấm” để có khởi đầu thuận lợi.

Học nhóm, trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp bạn tự tin và đạt được kết quả tốt hơn so với tự học. Trường đại học Australia có những chương trình hỗ trợ sinh viên về học thuật, ví dụ hướng dẫn cách làm bài tập lớn hay viết bài luận phù hợp với yêu cầu của trường và các chuyên ngành khác nhau như kinh doanh, luật hay khoa học. Các trường cũng chỉ dẫn (1) cách phân tích đề bài để không bị lạc đề, (2) cách viết mở bài và kết luận hiệu quả, (3) cách ghi trích dẫn và viết lại (paraphrase) để tránh mắc lỗi đạo văn, (4) cách viết câu rõ ràng và các từ ngữ dùng trong văn viết và (5) cách đọc hiệu quả.

Khi có quá nhiều tài liệu cần xử lý bạn nên đọc lướt qua để nắm ý chính, sau đó nếu có thời gian hãy đọc lại, phần nào quan trọng nên đọc kỹ và đánh dấu. Bạn cũng nên đến gặp thủ thư và nhờ họ tư vấn các trang mạng (website), công cụ tra cứu giúp bạn tìm kiếm nguồn tư liệu đáng tin cậy cho bài làm của mình.

Ngoài ra, bạn nên tham gia các buổi hội thảo về phong cách học hành của những sinh viên đạt kết quả cao, cách quản lý thời gian dành cho sinh viên bận rộn hay kỹ năng thuyết trình trước lớp. Bạn cũng nên tìm hiểu về các câu lạc bộ thể thao hoặc sở thích ở trường để có cơ hội gặp gỡ, kết bạn, chơi thể thao, và thực hành tiếng Anh. Sau này cho dù bạn có làm bất cứ công việc gì thì khả năng đọc nhanh, tra cứu thông tin, phân tích vấn đề, viết, thuyết trình đều rất cần thiết.

Kết luận

Vì có sự khác biệt lớn trong cách học ở đại học so với phổ thông, hoặc đại học Australia so với Việt Nam, bạn phải nỗ lực ngay từ đầu. Các tân sinh viên được khuyên là hãy luôn chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc học tập của mình. Đừng bao giờ nghĩ đến việc “mua” bài luận hay nhờ người khác thi dùm. Làm như vậy là bạn sẽ đánh mất cơ hội thực hành để chuẩn bị cho những cuộc tỉ thí quan trọng hơn trong tương lai như phỏng vấn xin việc làm. Nhưng hậu quả trước mắt của gian dối trong học tập và thi cử là bạn có thể bị đuổi học, bị hủy visa, thậm chí bị thu hồi học vị nếu bị phát hiện mua bài sau này.

Tóm lại học hành vất vả kết quả ngọt bùi. Ở đâu cũng vậy không riêng gì đại học Australia, siêng năng dùi mài kinh sử và có phương pháp học hiệu quả thì cá chép hóa rồng mấy hồi.

Thoại Giang
Melbourne mùa thu 2019

Theo: VnExpress

TẤT TẬT VỀ DU HỌC ÚC: TỔNG QUAN, CHI PHÍ, HỌC BỔNG, VIỆC LÀM THÊM, ĐỊNH CƯ

Khác với nhiều nước, Úc coi giáo dục là ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận chỉ sau mỗi du lịch, chính vì vậy thông tin về các trường đại học của Úc luôn được cập nhật, thường xuyên. Để các phụ huynh không bị bối rối khi chọn trường cho con mình. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn tổng thể trước khi đưa ra quyết định. 

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ÚC

Australia hay còn gọi là Úc là một quốc gia có chủ quyền bao gồm lục địa Úc, đảo Tasmania và nhiều hòn đảo nhỏ hơn . Đây là quốc gia lớn nhất ở Châu Đại Dương và là quốc gia lớn thứ sáu trên thế giới tính theo tổng diện tích . Các nước láng giềng là Papua New Guinea , Indonesia và Đông Timor ở phía Bắc, các quần đảo Solomon và Vanuatu về phía Đông; và New Zealand về phía Đông Nam.

Úc có một lãnh thổ rộng lớn và giàu tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên dân số khá ít nên mật độ dân số rất thấp. Úc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên Thế giới, với nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Năm 2012, Úc có GDP bình quân đầu người cao thứ năm trên thế giới.  Úc có chỉ số phát triển con người cao, duy trì trong top 10 toàn cầu, xếp thứ hạng cao trong nhiều lĩnh vực như chất lượng sinh hoạt, y tế. Đặc biệt là  giáo dục

Dân số: 25 triệu người 

Thủ đô: Canberra

Tiền tệ : Dollar Úc – AUD

GDP : 49,927 USD / người

Thành phố lớn nhất của Úc là Sydney. Úc có 6 tiểu bang: New South Wales, Victoria, Queensland, South  Australia, Western Australia, Tasmania.

GIỚI THIỆU VỀ NỀN GIÁO DỤC ÚC

Chính quyền liên bang Úc được thành lập bao gồm 6 tiểu bang riêng biệt: Western Australia (Tây Úc), South Australia (Nam Úc), Victoria, New South Wales, Northern Territory và Tasmania. Tiểu bang thứ 7 được thành lập vào năm 1913 và cũng là nơi đặt thủ đô của nước Úc: Australian Capital Territory. Mỗi tiểu Bang được điều hành bởi mỗi chính quyền riêng của từng tiểu Bang. Do vậy, hệ thống giáo dục của mỗi Bang cũng nằm trong tầm quản lý của chính quyền Bang đó. xây dựng và phát triển một chương trình đào tạo riêng. Tuy nhiên, tất cả các Bang và tiểu Bang đều phải tuân theo một chương trình quy chuẩn, dựa trên mô hình chương trình đào tạo của Anh. Hệ thống này duy trì mãi cho đến vài năm trở lại đây, khi Chính phủ Liên bang Úc đã quyết định sẽ áp dụng chương trình đào tạo chung của Quốc gia (The Australian National Curriculum) cho toàn lãnh thổ. Đến nay, năm 2016, tất cả các trường học trên khắp nước Úc sẽ áp dụng chương trình khung này. Chỉ duy nhất có một vài Bang vẫn lựa chọn giữ lại tên gọi của chương trình đào tạo của Bang mình, nhưng vẫn tuân theo khung chương trình chung của Liên bang, “Chương trình giáo dục Bang Tây Úc” là một ví dụ.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Đối với sinh viên Quốc tế: Sinh viên quốc tế muốn theo học tại các trường Đại học Úc phải trả học phí dành cho sinh viên quốc tế. Ví dụ để theo học chương trình Cử nhân Thương mại, học phí cho sinh viên quốc tế khoảng 25,000 AUD/ năm. Trong khi sinh viên Úc chỉ trả khoảng 8,000 AUD/năm. Sinh viên quốc tế cũng không được hưởng chính sách vay vốn của chính phủ.

Độ tuổi du học Úc

Để được cấp visa du học, độ tuổi du học Úc tối thiểu là 6 tuổi. Du học sinh nào chưa đủ 18 tuổi cần phải được sắp xếp về phúc lợi tại chỗ khi ở Úc (Welfare arrangements for students under 18). Học sinh dưới 18 tuổi sẽ không được phép du học Úc trừ trường hợp có cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đi cùng. Khi được chấp nhận du học. Trường của con bạn sẽ cung cấp giấy chứng nhận chỗ ở, cam kết hỗ trợ và sắp xếp thích hợp các vấn đề phúc lợi tổng quát. Du học sinh không được phép đến Úc trước khi thoả thuận về sắp xếp phúc lợi có hiệu lực. Đây là điều khoản trong visa du học Úc. Nếu bạn không tuân thủ, visa của bạn hoàn toàn có khả năng bị huỷ.

DU HỌC BẬC THPT.

  1. Hệ thống giáo dục

Chương trình học lớp 11 và lớp 12 (senior secondary/senior high school) được gọi là chương trình tiền đại học, nhằm chuẩn bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng học tập cần thiết cho bậc học đại học. Học sinh được lựa chọn môn học phù hợp với sở trường và định hướng nghề nghiệp của mình. 

Mỗi bang của Úc có một chương trình lớp 11 & 12 có tên gọi khác nhau: Bang New South Wales gọi là bằng PTTH (HSC). Bang Victoria gọi là Chứng chỉ giáo dục bang Victoria (VCE) Bang Queensland gọi là bằng PTTH. Sau khi hoàn thành lớp 11 tại Úc, học sinh có thể lựa chọn học tiếp lớp 12 để thi lấy bằng Tú tài quốc tế rồi vào học đại học tại bất kỳ trường nào ở các nước: Úc, Anh, Mỹ….

Học dự bị đại học rồi vào thẳng đại học hoặc học nghề rồi học đại học. Học sinh hoàn thành lớp 12 và đạt các yêu cầu xét tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp PTTH (certificate of education) và có điểm xếp hạng vào đại học Úc (ATAR: Australian Tertiary Admissions Rank) là cơ sở để xét tuyển đầu vào cũng như cấp học bổng. Tuy nhiên, một số trường đại học thường yêu cầu sinh viên quốc tế phải hoàn thành chương trình dự bị thay cho chương trình phổ thông.

2. Điều kiện

Học sinh phải hoàn thành lớp 7, 8, 9 ở Việt Nam. Nếu con bạn chưa có chứng chỉ IELTS 5.0, con bạn có thể đăng kí khóa tiếng Anh 10 – 40 tuần ở Úc. Sau đó kiểm tra lại 1 lần nữa, nếu đạt yêu cầu thì có thể vào học chương trình trung học tại Úc.  Vì con bạn chưa đủ 18 tuổi khi du học, theo luật của Liên Bang, con bạn cần có người giám hộ trong suốt quá trình du học.  

Có 2 sự lựa chọn, dịch vụ giám hộ của trường, hoặc người thân ở Việt Nam sẽ trực tiếp đi cùng sang Úc bảo trợ cho học sinh đến lúc đủ 18 tuổi.

Điều kiện tiếng Anh: Du học sinh cần phải cung cấp chứng chỉ IELTS là chứng chỉ tiếng Anh được sử dụng thông dụng nhất. Nhiều người thắc mắc về điểm IELTS du học Úc là bao nhiêu, nhưng yêu cầu cho chứng chỉ này lại phụ thuộc vào từng trường và chương trình học. Nếu chưa đạt đủ điểm IELTS, con bạn sẽ đăng ký học thêm các khoá Anh văn cấp tốc (English Language Intensive Course – ELICOS) 

Để đạt điều kiện du học Úc. Thông thường, điểm IELTS du học Úc tối thiểu là 4.5, nhưng để học các chương trình cao đẳng hay đại học và sau đại học thì du học sinh cần có IELTS từ  5.5 – 7.0+ Tuy nhiên, điểm IELTS để du học Úc không phải là tất cả. Giáo dục Úc cũng công nhận một số chứng chỉ tiếng Anh khác như TOELF, Pearson Test of English Academic (PTE), Cambridge English: Advanced (CAE).

3. Về yêu cầu học tập: Trên lý thuyết du học sinh có thể du học Úc theo các chương trình đa dạng, từ bậc phổ thông cho tới học nghề, đại học và sau đại học. Mỗi trường học ở các bang lại có yêu cầu khác nhau, đòi hỏi con bạn phải xác định rõ chương trình mình muốn học, qua đó tham khảo yêu cầu đầu vào trên website nhà trường mình có ý định nộp đơn xin học.  Các điều kiện nhập học cơ bản nhất thường như sau:

Kiểm tra trình độ tiếng Anh: Hầu hết các trường sẽ yêu cầu con bạn làm bài kiểm tra trình độ đầu vào.

Hệ THPT: Con bạn phải cung cấp điểm GPA và chứng chỉ tiếng Anh (điểm số tuỳ thuộc vào từng trường và yêu cầu của bang du học sinh theo học)

Hệ Đại học: Con bạn phải có bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Anh (yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào từng đại học)

Hệ sau đại học: Bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tiếng Anh (yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào từng đại học)

Nếu chưa đủ điều kiện nhập học đại học và sau đại học, con bạn có thể học các khoá dự bị kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm. Phụ huynh nên tham khảo thêm thông tin .

Những lưu ý khi muốn du học Úc bậc THPT:

Một năm học ở Úc chia làm 4 kỳ học, mỗi kỳ khoảng 10 tuần học và 2 tuần nghỉ giữa hai kỳ. Kỳ nhập học khai giảng của các trường là cuối tháng 1 hàng năm (kỳ bắt đầu năm học); học sinh cũng có thể nhập học vào các kỳ tháng 4, tháng 7 và tháng 10.

Thời gian xử lý hồ sơ xin học tùy thuộc từng bang, từng trường, thông thường từ 1 – 4 tuần. Thời gian xử lý hồ sơ xin visa học sinh Úc thường từ 4-8 tuần, yêu cầu nộp hồ sơ tối thiểu trước 4 tuần so với ngày nhập học.

DU HỌC ÚC BẬC ĐẠI HỌC

  1. Hệ thống các trường Đại học tại Úc

Theo bảng xếp đại học thế giới của tạp chí Times năm 2019 được công bố tại London vào ngày 26 tháng 9 năm 2018 thì thành tích xuất sắc của Australia là duy trì sự ổn định. Với tổng cộng 35 trường trong danh sách 2019, 2 đại học trong top 50 và 6 trường trong top 100, Australia xếp thứ 5 trên thế giới về số lượng đại diện của từng quốc gia trong top 100. 

Đại học Melbourne tiếp tục giữ vững vị trí ngôi trường được xếp hạng cao nhất của Australia với xếp hạng 32 toàn cầu. Những trường đại học khác trong top 100 của Australia là Đại học Quốc gia Australia (49), Đại học Sydney (59), Đại học Queensland (69), Đại học Monash (84) và Đại học New South Wales (96).

Hiện nay Úc có số du học sinh cao thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Anh và Mỹ. Giáo dục Úc có 7 trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Với hơn 22.000 khóa học trên 1.100 tổ chức, giáo dục của Úc luôn đứng ở vị trí cao so với các nước phát triển như Đức, Hà Lan hay Nhật Bản. Việt Nam có khoảng 30.000 sinh viên và NCS đang học tập tại Úc 

  • TOP 10 trường đại học hàng đầu của Úc
  • Australian National University (ANU):

Trường nằm ở thủ đô của Úc, Canberra, và là trường đại học duy nhất được thành lập bởi Quốc Hội Úc. Hiện tại trường có khoảng 22.500 sinh viên trong nước và quốc tế theo học. Trong đó cứ 10 sinh viên là có 4 sinh viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên theo học hệ sau đại học (Postgraduate) lên tới 45%. Trường được đặc biệt đánh giá cao về: computer science information systems, Electrical & Electronic Engineering.

  • Melbourne University:

Các ngành thế mạnh: Computer science information systems; Chemical Engineering, Civil & Structural Engineering, Electrical & Electronic Engineering, …

  • New South Wales University:

Nằm ở Sydney, UNSW được xếp hạng thứ 45  thế giới. Các ngành thế mạnh của UNSW là: Mineral & MiningEngineering, Civil & Structural Engineering, computer science information systems, Chemical Engineering, Electrical & Electronic Engineering.

Accounting & Finance. Architecture / Built Environment.

  • Queensland University:

Trường có trụ sở chủ yếu ở Brisbane và là trường đại học lâu đời nhất ở Queensland. Các môn là thế mạnh của trường: Mineral & MiningEngineering; Chemical Engineering.

  • Sydney University:

Xếp thứ 50 trên thế giới cùng với đại học New York University của Us và thứ 3 tại Úc, đại Học Sydney là trường đại học đầu tiên của Úc (được thành lập vào 1850), thế mạnh về các ngành: computer science information systems.

  • Monash University:

Xếp thứ 60  thế giới, đại học Monash ở Victoria được đặt theo tên của vị tướng Úc nổi tiếng Sir John Monash. Các ngành thế mạnh: Chemical Engineering, Computer science information systems, Civil & Structural Engineering

  • Western Australia University:

Xếp hạng 93 thế giới, là một trường đại học nghiên cứu chuyên sâu. Trường được biết đến với đời sống xã hội, văn hóa và thể thao. Các ngành thế mạnh gồm: Mineral & Mining Engineering, Civil & Structural Engineering.

  • Adelaide University:

Trường giữ vị trí 109  thế giới. Đại học Adelaide là trường đại học lâu đời thứ ba ở Úc. Các ngành thế mạnh của trường: Mineral & Mining Engineering

  • The University of Sydney Technology:

Xếp thứ 176 thế giới, trường thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Với tổng số hơn 37.000 sinh viên, đây là một trong những trường đại học lớn nhất ở Úc. Các ngành thế mạnh của trường: Civil & Structural Engineering

CHI PHÍ DU HỌC ÚC:

Đây là điều mà các phụ huynh có con chuẩn bị sang Úc du học quan tâm nhất. Để sinh hoạt và học tập tại Úc, phụ huynh cần phải nắm rõ du học Úc cần bao nhiêu tiền ? Thông thường có 2 khoản chi chủ yếu, đó là chi phí học tập và chi phí sinh hoạt. Chi phí học tập được tính bằng AUD. Úc quy định tất cả du học sinh đều phải đóng học phí vào đầu học kỳ và một số lệ phí phụ

Bảng dưới đây cung cấp cho bạn chỉ dẫn một dãy các chi phí khóa học của các loại văn bằng khác nhau.

  • Trường phổ thông – $7,800 – $30,000
  • Các khóa học tiếng Anh – Khoảng $300 một tuần tùy theo thời lượng khóa học
  • Giáo Dục và Đào Tạo Nghề (Các chứng chỉ I – IV, Văn Bằng và Văn Bằng Nâng Cao) – $4,000 – $22,000
  • Bằng Tiến Sỹ – $14,000 – $37,000 *
  • Bằng Thạc Sỹ Sau Đại Học – $20,000 – $37,000 *
  • Bằng Cử Nhân Đại Học – $15,000 – $33,000 *

* Lưu ý: mức học phí này không áp dụng cho các ngành học chuyên môn cao như thú y hay y khoa.

Chi phí sinh hoạt : Mức chi phí sinh hoạt sẽ tùy vào vùng mà con bạn chọn để sinh sống và học tập. Mức sống tại Melbourne hay Sydney sẽ cao hơn những vùng khác như Brisbane, Adelaide, Canberra. Có nhiều khoản chi mà phụ huynh cần nắm rõ để có thể chuẩn bị về tài chính cho con mình khi sang Úc du học. Sinh hoạt phí khoảng 20.290/ năm

Chi phí chỗ ở

  • Ký túc xá và nhà khách – $90 – $150 / một tuần
  • Thuê nhà ở chung – $85 – $215 / một tuần
  • Trong khuôn viên trường – $90 – $280 / một tuần
  • Ở cùng gia đình bản địa – $235 – $325/ một tuần
  • Thuê nhà – $165 – $440 / một tuần
  • Trường nội trú – $11,000 – $22,000 / một năm

Các chi phí sinh hoạt khác

  • Cửa hàng tạp hóa và tiệm ăn ở ngoài – $80 – $280/một tuần
  • Gas, điện – $35 – $140/một tuần
  • Điện thoại và Internet – $20 – $55/một tuần
  • Phương tiện công cộng – $15 – $55/ một tuần
  • Ô tô (sau khi mua) – $150 – $260 per week/ 150$ – 260$ một tuần
  • Giải trí – $80 – $150/một tuần

Bảo hiểm sinh viên trong 12 tháng hết khoảng 450 AUD. Tại các thành phố lớn của Úc đều trang bị các phương tiện đi lại công cộng. Thường thì tại Melbourne có áp dụng hình thức quẹt thẻ cho sinh viên với các mức giá trị khác nhau từ 250 AUD (loại nửa năm) đến 500 AUD (loại 1 năm). 

(Nguồn: studyinaustralia.gov.au)

CHÍNH SÁCH VISA DU HỌC

Phí xin visa Úc khi con bạn nộp đơn xin đi du học tại Việt Nam hết 9.977.000VND, phí khám sức khỏe 1.500.000 VND – 2.000.000VND tùy phòng khám.

  1. Điều kiện tài chính:

Đây là một trong những điều kiện du học Úc vô cùng quan trọng với du học sinh nước ngoài. Du học sinh phải chứng minh có đủ tiền trang trải học phí, chi phí đi lại và các sinh hoạt thường ngày. Bằng chứng tài chính phải được trình cùng với đơn xin visa. Nếu con bạn thuộc diện không phải cung cấp bằng chứng chứng minh tài chính cùng đơn xin visa, cơ quan xét duyệt hồ sơ có quyền hỏi về điều kiện tài chính của con bạn trong quá trình xử lý visa.

Du học sinh phải chứng minh tài chính qua một trong các yếu tố như: Bằng chứng chi trả chi phí tới Úc cũng như sinh hoạt phí, học phí trong 1 năm đầu cho du học sinh và thành viên gia đình đi kèm.

  • Thay đổi mới về Visa tích cực hơn:

Từ ngày 1/7/2016 chính sách visa mới có tên là SSVF ( Simplified Student Visa Framework ) được hiểu là cơ cấu đơn giản hóa quy trình xét duyệt visa sinh viên. Chính sách này có những thay đổi mới về yêu cầu chứng minh tài chính. Các thay đổi cơ bản của chính sách SSVF: Chỉ còn 2 loại thị thực visa, thay vì trước đây có tới 8 loại visa thì chỉ còn 2 loại visa. 2 loại thị thực mới trong chính sách visa SSVF là Subclass 500 là thị thực du học và Subclass 590 là thị thực giám hộ du học. 

Cách thức áp dụng chính sách SSVF đối với sinh viên Việt Nam: Phụ thuộc vào mức độ rủi ro về di trú của quốc gia của học sinh và trường tại Úc. Nếu du học sinh xin theo học tại trường có mức đánh giá ưu tiên thì không cần nộp hồ sơ tài chính và chứng chỉ tiếng Anh. Còn nếu như xin theo học tại trường có mức đánh giá thông thường sẽ phải nộp hồ sơ tài chính và chứng chỉ tiếng Anh.

Ưu điểm của chương trình visa du học Úc SSVF: SSVF áp dụng cho tất cả các bậc học từ tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Rút gọn quy trình xin visa chỉ còn 2-4 tuần. Xét duyệt nhanh hơn hẳn vì hồ sơ xét duyệt mức ưu tiên sẽ không cần chứng chỉ tiếng chỉ và chứng minh tài chính. SSVF không giới hạn thời gian học tiếng Anh.

Danh sách các trường thuộc hệ Visa ưu tiên. Ngoài việc xem xét quốc gia nơi bạn nhập tịch để xét duyệt khung rủi ro, còn cần yếu tố xác định trường đó có thuộc hệ ưu tiên hay không. Phụ huynh nên tìm hiểu các trường thuộc hệ Visa ưu tiên du học tại Úc.

Việt Nam được nâng hạng xét duyệt visa du học từ Level 3 sang Level 2. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả học sinh khi chọn học tại các trường không cần chứng minh tiếng Anh và tài chính đều cầm chắc Visa tới nước Úc. Bộ Di trú và ĐSQ Úc có quyền chọn ra một số hồ sơ để kiểm tra và yêu cầu chứng minh tài chính nếu thấy cần thiết.

Nếu chọn trường thuộc level 1 và level 2: Hồ sơ xin Visa du học không cần chứng minh tài chính trừ trường hợp Bộ Di trú hoặc ĐSQ yêu cầu bổ sung. Nếu con bạn chọn trường thuộc level 3: bắt buộc phải chứng minh tài chính ngay từ khi nộp Visa.

  • Xếp hạng Level các trường:

Nếu bạn không rõ thì Bộ Di trú Úc phân loại các trường theo thứ tự: Level 1, Level 2 và Level 3. Level 1 là mức ưu tiên nhất, thường là các trường nổi tiếng với yêu cầu rất cao như Australian National University hay University of Melbourne, nhưng Level 2 lại tập trung nhiều trường nhất, là lựa chọn của hầu hết các du học sinh quốc tế đến Úc. 

Trong khi bảng xếp hạng các trường đại học từ level 1 đến 3 được công bố rộng rãi, thì bảng xếp hạng các quốc gia lại hoàn toàn ngược lại. Định kỳ 6 tháng đến 1 năm, Bộ Di trú sẽ dựa trên các số liệu Visa của học sinh ở giai đoạn trước để xét duyệt Level của một quốc gia ở giai đoạn tiếp theo.

  • Điều kiện hồ sơ làm Visa du học Úc:

Du học sinh cần nộp bản sao hộ chiếu, bản sao giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe đã được công chứng.  Ngoài ra con bạn cần cung cấp Giấy xác nhận ghi danh hoặc thư mời cho tất cả các khoá học được xin học khi đang ở trong lãnh thổ Úc. Sắp xếp phúc lợi cho du học sinh dưới 18 tuổi. Bằng chứng về nơi ở và các phúc lợi tại Úc cho du học sinh dưới 18 tuổi. Nếu phụ huynh có con dưới 18 tuổi đang xin Visa du học Úc mà không thể sang Úc giám hộ con thì cả bố và mẹ cần điền và kí tên vào mẫu đơn 1229 để đồng ý cấp Visa Úc cho trẻ em dưới 18 tuổi. Tóm lại, nếu đang có ý định đi du học Úc, phụ huynh cần chuẩn bị kĩ lưỡng về hồ sơ, học lực và trình độ ngoại ngữ. Đáp ứng điều kiện du học Úc không những khiến việc xin Visa dễ dàng hơn mà còn giúp con bạn nhanh chóng nhập học các chương trình, rút ngắn thời gian chờ đợi và giảm bớt các gánh nặng tài chính.

HỌC BỔNG

Úc là nước có nhiều hình thức học bổng dành cho Việt Nam và học bổng chính phủ  Úc được coi là nguồn tài trợ vô cùng danh giá.

Học bổng chính phủ Úc Australia Awards Scholarships: Chính phủ Úc dành tặng học bổng toàn phần cho công dân Việt Nam theo học bậc sau đại học tại các đại học uy tín của Úc dưới hình thức ngắn hạn và dài hạn. Học bổng Chính phủ Úc được Chương trình Phát triển Nhân lực Việt Nam – Úc thay mặt Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) Úc quản lý. Bộ GD-ĐT Việt Nam là tổ chức đối tác đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong chương trình Học bổng Chính phủ Úc. 

Những nhóm ngành được ưu tiên xét duyệt học bổng chính phủ Úc là: Quản trị và phát triển kinh tế, chính sách công, quản lý tài chính công, tài chính doanh nghiệp, luật hòa nhập kinh tế, quản lý và tài chính dự án, kỹ thuật giao thông vận tải, biện pháp bảo vệ xã hội và môi trường, quy hoạch giao thông đô thị, quy hoạch giao thông tổng thể, hợp tác công tư, kinh tế giao thông, an toàn và kiểm toán đường bộ. Ứng viên nhận bổng chính phủ Úc được tuyển chọn bởi đại diện ĐSQ Úc và Bộ GD-ĐT Việt Nam. 

Học bổng Endeavour: Là một phần của chương trình học bổng chính phủ Úc, có tính cạnh tranh toàn cầu dành cho công dân các nước được chọn trong đó có Việt Nam và trao cơ hội học tập, nghiên cứu và phát triển tại Úc. Học bổng Endeavour dành cho các nhà quản lý nhằm phát triển chuyên môn tại Úc trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp, giáo dục và chính phủ. Học bổng Endeavour dành cho người 18 tuổi trở lên, thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực. Bạn phải nộp hồ sơ trực tuyến và có cán bộ phụ trách hỗ trợ trong suốt thời gian học tại Úc.

Học bổng chính phủ du học Úc do Việt Nam cấp: Chính phủ Việt Nam từng cấp học bổng du học Úc qua các chương trình đề án 599 và 911.

Đề án 599 được cung cấp nhằm đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013 – 2020 dành cho  hai bậc học là cử nhân đại học và thạc sĩ. Đối tượng của đề án các giảng viên hữu cơ (dưới 35 tuổi) tại các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên đoạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các cuộc thi quốc tế do Bộ GD-ĐT và Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch cử đi.

Ngoài ra để giảm nhẹ gánh nặng tài chính, phụ huynh cần tham khảo các chương trình học bổng riêng của từng trường. Hiện nay để khuyến khích du học sinh, rất nhiều trường đại học

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CƯ TẠI ÚC SAU DU HỌC.

Hiện nay, lượng người nhập cư vào Úc đang ngày càng tăng, với nền kinh tế phát triển , Úc là nơi mà con bạn đã đặt chân tới là sẽ không muốn rời đi. Tuy vậy, để trở thành công dân của Úc là chuyện khá phức tạp. Các phụ huynh hãy cùng tìm hiểu về chính sách định cư của Úc để biết rõ lộ trình.

Permanent Resident Card hay còn gọi là thẻ thường trú nhân chính là mục đích cuối cùng của quá trình hoàn tất thủ tục nhập cư Úc. Khi đã cầm được trong tay tấm thẻ này thì gần như chắc chắn con bạn đã hoàn thành việc di trú trừ quyền bầu cử, con bạn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi khác như công dân Úc,  từ chính sách chăm sóc sức khỏe miễn phí của chính phủ, đến việc mua nhà nhận các ưu đã về giáo dục..vv Theo chính sách định cư đang hiện hành tại Úc, đối với các cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện.

Có Permanent Resident Card 1 năm. Sinh sống hợp pháp tại Úc liên tục 4 năm gần nhất. Con bạn sẽ có quyền đăng ký nhập tịch để chính thức trở thành công dân Úc. 

Chính sách định cư ở Úc hiện nay đang ngày càng đơn giản hóa nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài. Chính phủ Úc tạo điều kiện thuận lợi hơn để con bạn đến học tập và làm việc. Tuy nhiên quá trình để trở thành công dân Úc cũng phải mất từ 3-5 năm sau khi hội tụ đủ các điều kiện trên.

LÀM THÊM KHI DU HỌC

Một số công việc được các bạn sinh viên đến từ Việt Nam lựa chọn như. 

Công việc thu hoạch nông sản:

Đây là công việc được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu (thời điểm thu hoạch nông sản tại Úc). Công việc khá đơn giản, chủ yếu chỉ là hái trái cây: anh đào, nho, táo, lê, mận,… mức lương giao động từ 12-15AUD/giờ.

Công việc phục vụ bếp và chạy bàn tại các nhà hàng:

Hầu hết du học sinh mong muốn tìm được công việc này, bởi ngoài khoản lương kha khá, thì công việc này còn rèn luyện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và sự nhanh nhẹn, tự tin. Mức lương sẽ khoảng 12-15AUD/giờ. 

Bán hàng và thu ngân:

Nếu so với chạy bàn hay phụ bếp, thì bán hàng, thu ngân có lẽ là những công việc có phần nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên chỉ thật sự thích hợp với những du học sinh nhanh nhẹn, cẩn thận. Ngoài xin việc ở các siêu thị, cửa hàng, du học sinh Việt ở Úc thường đến các chợ của người Việt xin làm thêm, mức lương bán hàng của du học sinh thường là 10 AUS/giờ và thu ngân là 8 – 9 AUS/giờ. 

Việc học tập ở Úc thực sự rất khác biệt so với Việt Nam, lối giảng dạy cũng như lượng kiến thức mới, khổng lồ khiến nhiều du học sinh gặp khó khăn. Nếu con bạn đi làm thêm, nhiều thì phải chạy đua với thời gian từng giờ, từng phút để có thể kịp giờ lên lớp, giờ đi làm. 

Kỹ năng tiếng Anh đặc biệt quan trọng vì nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp con bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. 

Các bạn có thể tham khảo tại các nguồn sau:

Nhắc lại: học bổng 50% của trường Đại học La Trobe 2019 – hạn cuối cùng nộp hồ sơ: 2/6/19

MelLink xin nhắc lại về học bổng của trường Đại học La Trobe cho kỳ nhập học tháng 7/2019. Theo đó học bổng 50% của La Trobe sẽ được trao cho những sinh viên có điều kiện sau:

Điều kiện để xét học bổng:

  • Người nộp đơn phải là công dân và thường trú tại Việt Nam.
  • Sinh viên phải đủ điều kiện nhập học trực tiếp (không có ELICOS ) bắt đầu học tại La Trobe từ bậc đại học hoặc sau đại học sẽ được đủ điều kiện để xét học bổng xuất sắc của Trường La Trobe.
  • Sinh viên phải bắt đầu học tại Đại học La Trobe vào học kỳ 2 năm 2019.
  • Sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu đầu vào tiếng Anh của trường đại học trước ngày xét học bổng.

Chỉ tiêu học bổng:

  • 5 xuất học bổng , 50% cho sinh viên bắt đầu chương trình Đại học.
  • 5 xuất học bổng , 50% cho sinh viên bắt đầu chương trình sau Đại học
  • Hạn cuối nộp hồ sơ: 2 tháng 6 năm 2019.
  • Điều kiện tiếng Anh phải được đáp ứng và tất cả các tài liệu cần thiết phải được nộp trước ngày 12 tháng 6 năm 2019
  • Xếp hạng học bổng: 17 tháng 6 năm 2019.

Cách nộp hồ sơ:

  • Viết CV chi tiết với không quá 250 từ tóm tắt nội dung: Tại sao tôi nghĩ tôi xuất sắc
  • Sinh viên đã gửi đơn đăng ký cho học kỳ 2 năm 2019 sẽ được xem xét nếu họ đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện và gửi cho trường bản tóm tắt CV trước ngày 12 tháng 6 năm 2019.

Nhanh chân đến VP MelLink để được hỗ trợ bạn nhé!

Du học ở Úc: CV khác gì với resume?

Bạn có biết CV và resume khác nhau?  Đây là thuật ngữ quen thuộc để chỉ bản tóm tắt về quá trình học tập và làm việc của cá nhân. Trên các mục đăng tuyển, trong khi một số công ty yêu cầu resume thì  một vài nơi khác lại yêu cầu CV. Điều này khiến không ít các bạn cảm thấy lúng túng liệu resume và CV khác nhau hay là một? CV và resume là hai thuật ngữ khác nhau.

Khi xin việc, nhà tuyển dụng thường yêu cầu chúng ta nộp CV hoặc resume. Đây là thuật ngữ quen thuộc để chỉ bản tóm tắt về quá trình học tập và làm việc của cá nhân. 

CV là gì?

CV (viết tắt của từ tiếng La tin ‘curriculum vitae’ là sơ yếu lý lịch, ‘hoặc còn gọi là ‘course of life’) chia sẻ chi tiết không chỉ lịch sử nghề nghiệp của bạn mà còn cả lịch sử học tập, danh hiệu, giải thưởng, các học bổng bạn được tài trợ,  các dự án nghiên cứu hoặc học thuật, và những ấn phẩm nếu bạn có.

Một bản CV đầy đủ cũng có thể bao gồm tài liệu tham khảo chuyên môn, những khóa học, nghiên cứu thực tế, mô tả các dự án nghiên cứu hoặc luận văn, những thú vui, sở thích cá nhân thể hiện tính cách và những kỹ năng nổi trội của bạn. Tóm lại, CV là một bản liệt kê hoàn chỉnh theo trình tự thời gian bắt đầu bằng kinh nghiệm học tập của bạn.

Resume là gì?

Còn resume bắt nguồn từ tiếng Pháp ‘résumé’, dịch ra có nghĩa là bản tóm tắt lý lịch trích ngang. Resume thường dùng để tóm tắt lịch sử công việc. Trong bản resume, bạn có thể ’khoe’  các công việc tình nguyện hoặc tham gia vào các tổ chức chuyên nghiệp khác có liên quan đến kỹ năng mình có.

Ngoài ra, bạn còn chia sẻ mục tiêu công việc mình mong muốn. Chẳng hạn với những bạn tìm việc ngoài giờ học, các bạn có thể ghi là “ Mục tiêu: Tìm kiếm công việc bán thời/ công nhật ngành bán lẻ để phát huy và tăng cường các kỹ năng về bán hàng và giao tiếp.” Hay ví dụ bạn đang muốn làm công việc marketing và đang gửi ứng tuyển việc toàn thời gian, bạn có thể ghi là “ Mục tiêu: Tìm kiếm vị trí nhân viên marketing toàn thời gian để lên chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm.” Tuy nhiên, đây chỉ là một số ví dụ tham khảo cho các bạn. Vì mục tiêu nghề nghiệp cho mỗi resume sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí bạn muốn ứng tuyển cũng như kỹ năng nổi trội mà bạn có ứng với yêu cầu công việc.

Điểm khác biệt cơ bản giữa CV và resume là gì?

Độ chi tiết của nội dung

CV thường liệt kê kinh nghiệm và lịch sử cá nhân một cách chi tiết hơn resume. Vì thế, nếu công ty bạn ứng tuyển yêu cầu resume, thì các bạn cần tóm tắt càng súc tích càng tốt từ một đến tối đa là hai trang A4 . Còn nếu bạn gửi một resume quá dài dòng lê thê, bạn đã trượt ngay tiêu chuẩn đầu tiên về hồ sơ. Khả năng nhà tuyển dụng sẽ loại bạn là rất cao trước khi đọc nội dung resume của bạn. 

Với nhiều bạn có nhiều giải thưởng và bề dày kinh nghiệm để chia sẻ hơn một hay hai trang A4. Bạn thắc mắc làm sao mình cân bằng được chuyện vừa cho nhà tuyển dụng biết được toàn bộ những thành quả mình có mà không viết quá dài?  

Nếu bạn muốn liệt kê nhiều giải thưởng và bề dày kinh nghiệm của mình, chúng ta có thể đợi khi được gọi vào vòng phỏng vấn. Còn nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bản CV thì bạn có thể yên tâm gửi những thông tin dài hơn và chi tiết hơn.  

Kinh nghiệm hoặc nghề nghiệp bạn ứng tuyển.

Thông thường, CV sẽ dành cho những ai làm trong vị trí học thuật và thường chỉ trong một ngành nghề duy nhất. Chẳng hạn bạn cần làm CV khi vừa tốt nghiệp chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ, và muốn ứng tuyển vào vị trí giảng dạy hay nghiên cứu vào trường đại học hoặc cơ sở giáo dục.

Resume, mặt khác, có tính chất đa dạng hơn. Với một resume, bạn có thể chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp nhất và loại đi những yếu tố không liên quan đến lãnh vực ứng tuyển và cùng lúc có thể ‘thử sức’ ở những ngành nghề khác nhau, ví dụ như resume vừa gửi cho vị trí bán hàng và dạy kèm chẳng hạn.

Khả năng tuỳ chỉnh

Nói nôm na rằng CV là một bản sơ yếu lý lịch cố định rất ít thay đổi. Nếu sự nghiệp của bạn có những thay đổi quan trọng như nghiên cứu của bạn được đăng trên một tạp chí học thuật hay bạn đạt một thành tựu nghiên cứu mới, bạn có thể cập nhật vào CV nhưng những thông tin sẽ được bổ sung theo thứ tự thời gian và chỉ thêm vào chứ không ít đi.

Ngược lại, với resume,  bạn sẽ được điều chỉnh những kỹ năng nổi bật và kinh nghiệm cụ thể để phù hợp cho từng vị trí hoặc ngành mà bạn muốn đăng tuyển vào. Ví dụ, khi bạn nộp CV làm trợ giảng cho trường đại học, bạn sẽ gửi một CV bao gồm thông tin về những dự án bạn đã hoàn thành cũng như cập nhật các dự án mới bạn tham gia và gửi cho trường. Trong khi đó, nếu bạn gửi resume cho các vị trí như bán hàng, hay biên soạn nội dung cho công ty quảng cáo, thì ở mỗi vị trí đó, bạn cần dựa theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng để lọc ra những kinh nghiệm và kỹ năng mình có liên quan nhất . Bán hàng thì bạn cần thể hiện mình có kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng hiểu tâm lý khách hàng và chốt sales. Còn biên soạn nội dung thì bạn phải thể hiện được khả năng viết tốt, óc sáng tạo, sự linh động, vv.

Bạn muốn resume của mình bám sát theo những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những yêu cầu này thường được liệt kê trong phần nội dung mô tả công việc đăng tuyển dụng. Hoặc nếu không chắc chắn , bạn có thể liên lạc trực tiếp với công ty để hỏi cặn kẽ và từ đó tuỳ chỉnh resume của mình sao cho phù hợp.

Sự sáng tạo

Ở một số ngành nghề như lãnh vực sáng tạo, ngoài thông tin cơ bản về bản thân bạn, nhà tuyển dụng còn ‘chấm điểm’ ứng viên dựa vào khả năng độc đáo của hồ sơ ứng tuyển. Khi đó, bạn có thể ‘tự do sáng tạo’ với resume.

CV được xem là mang tính học thuật trang trọng và đơn giản, chỉ cần thông tin chi tiết. Còn resume ngắn gọn hơn CV rất nhiều thể hiện cá tính của bạn, tính cách và kinh nghiệm nổi bật nhất của bạn cũng như thông tin liên lạc. Resume cũng không cần phải sắp xếp theo thứ tự thời gian như CV . Với resume, bạn được khuyến khích lược bỏ càng nhiều thông tin không liên quan đến công việc ứng tuyển càng tốt.

Văn hoá

Ở các khu vực khác nhau trên thế giới, chẳng hạn như Anh, New Zealand và các khu vực của Châu Âu, các nhà tuyển dụng thường gọi chung CV cho các loại sơ yếu lý lịch xin việc , kể cả cho resume. Còn ở Nam Phi, Úc và Ấn Độ, CV và resume thường được sử dụng xen kẽ và mọi người cũng ít phân biệt giữa CV và resume. Nhưng, ở Hoa Kỳ, resume và CV lại được xem là hai loại tài liệu khác nhau và phục vụ mục đích riêng.

Khi nào thì biết nên sử dụng CV hay Resume?

Nếu các bạn muốn đi theo hướng giảng dạy hay nghiên cứu và làm việc trong môi trường giáo dục học thuật, CV luôn là ưu tiên hàng đầu để các bạn cập nhật những danh hiệu, kết quả hay các nghiên cứu mình có. Một số cơ sở giáo dục khi đăng tuyển còn có cả hướng dẫn chi tiết về yêu cầu nội dung trong CV dành cho ứng viên.

Nếu bạn chưa chắc khi nào mình cần CV hay resume thì chúng ta nên chuẩn bị sẵn cả hai.

CV nhìn chung chỉ là bản liệt kê chi tiết của resume và ngược lại, resume cũng là bản tóm lược súc tích thông tin từ CV. Nếu bạn đã có sẵn trong tay bản resume hoặc CV thì sẽ không mất quá nhiều thời gian để chúng ta  phát triển và hoàn thành thêm bản còn lại.

Với những bạn nộp resume trực tuyến, một số nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội gửi thêm hồ sơ kèm theo. Các bạn có thể nộp kèm cover letter và cả CV để nhà tuyển dụng vẫn có thể lựa chọn tham khảo khi cần tìm hiểu thêm thông tin về bạn.

Những cách để có resume nổi bật

Nếu CV chỉ có một khuôn mẫu thì resume lại có muôn hình vạn trạng, từ nội dung đến thiết kế. Tuỳ vào tính chất và yêu cầu vị trí muốn ứng tuyển, bạn nên chuẩn bị cho mình một resume thể hiện được cá tính nhưng luôn phải có đầy đủ những thông tin chính yếu. Một resume có thiết kế bắt mắt, ấn tượng nhưng thiếu đi những thông tin quan trọng, sẽ khiến bạn ‘oan uổng’ mất đi cơ hội được mời phỏng vấn.

1.Trung thực

Một nghiên cứu tiến hành bởi các nhà quản lý Hiệp Hội Quản Lý Nguồn Nhân Lực tại Hoa Kỳ tìm thấy hơn một nửa số người thường ‘thiếu trung thực’ trong resume của mình. 

Năm 2006, giám đốc điều hạnh tập đoàn bán lẻ lớn RadioShack đã bị sa thải vì công ty phát hiện ông không có chứng chỉ đại học như viết trong resume. 

Một số người nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để kiểm tra trình độ hay các kinh nghiệm rất lâu trước đó của họ. Tuy nhiên, rất nhiều công ty vẫn rất kỹ lưỡng khâu kiểm tra lý lịch ứng viên trước khi chính thức nhận họ vào làm.

2. K.I.S.S

Trong tiếng Anh có cụm từ K.I.S.S, viết tắt cho “keep it short and simple” nghĩa là đơn giản súc tích. Theo các chuyên gia hướng nghiệp và tư vấn cách viết resume ấn tượng, bạn cần diễn đạt rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của mình và tránh sử dụng những sáo ngữ hay từ lóng trong resume.

Dù resume của bạn mang tính sáng tạo độc đáo về thiết kế, ngôn ngữ bạn dùng vẫn phải mang ý nghĩa trang trọng, rõ ràng, chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn trình bày những thành quả mình đạt được trong các vị trí trước, hãy viết một cách súc tích theo cấu trúc có các con số như: bạn giúp công ty tăng bao nhiêu doanh thu, tiết kiệm bao nhiêu chi phí, cải thiện hiệu quả hay giúp công ty đạt được mục tiêu dài hạn như thế nào.

3. Sử dụng động từ mạnh

Động từ được xem là ‘điểm mấu chốt’ cho một resume ấn tượng. Tìm hiểu và sử dụng những động từ có ý nghĩa mạnh mẽ và gây ấn tượng. Ngoài ra, cách viết resume được khuyến khích đó là sử dụng ngôn ngữ chủ động thay vì bị động.

4. Thời gian làm việc

Các bạn cần ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc các vị trí công việc trước. Thời gian có thể ghi chú theo năm, hoặc tháng nếu cần thiết. Tuy nhiên, đừng ghi ngày chi tiết.

5. Lịch sử công ty làm việc

Nếu bạn không giỏi về thiết kế, cũng đừng lo lắng vì nếu resume của bạn trình bày rõ ràng, rành mạch thì vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Tên các công ty và vị trí trước đó làm việc cần tô đậm nhất quán và không mô tả quá dài dòng về công ty đó làm gì ở đâu. Nên nhớ nhà tuyển dụng đang muốn biết bạn là ai, đã có kinh nghiệm , kỹ năng gì chứ không phải về công ty cũ của bạn.

Theo thời gian và quá trình làm việc của bản thân, Khánh Uyên tin chắc resume của các bạn sẽ được cập nhật và chỉnh sửa hoàn hảo hơn. Chúng ta chỉ cần luôn đặt mình ở vị trí nhà tuyển dụng để hiểu họ muốn gì, cần đọc thông tin gì về bạn và tìm kiếm kỹ năng gì cho vị trí công việc đó thì các bạn sẽ dễ dàng tạo được một hồ sơ ấn tượng để tăng cơ hội vào vòng phỏng vấn. Chúc các bạn thành công!

Theo SBS

CHỊ TIẾN NGUYỄN – GIÁM ĐỐC MELLINK CẢNH BÁO 5 DẠNG LỪA ĐẢO TẠI ÚC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Chị Tiến Nguyễn – Giám đốc MelLink, hiện là thành  viên tích cực của Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne, với nhiều kinh nghiệm sống và làm việc tại Melbourne, sau bài cảnh báo lừa đảo liên quan tới visa 188, chị Tiến Nguyễn và Hội sinh viên Việt Nam tại Melbourne đã nhận được nhiều đề nghị muốn có thêm nhiều bài tương tự để các thành viên nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng biết các tình huống lừa đảo và có biện pháp để tránh rơi vào tình trạng đó. Vì vậy chị Tiến Nguyễn đã tiếp tục chia sẻ thêm về những dạng lừa đảo khác như sau:

1. Lừa đảo hôn thê giả tại Úc: Như các bạn đã biết , các chính sách ngày càng thắt chặt thế nên việc kết hôn thật cũng đã phải đợi rất lâu và không dễ dàng chứ chưa nói đến kết hôn giả. Cái thời hơn 20 trước đây mọi thứ đều dễ hơn, giá tiền thấp hơn, thời gian xét duyệt nhanh hơn. Sau này một loạt luật mới được áp dụng như limit việc bảo lãnh người, phải chờ sau bao lâu mới được bảo lãnh lại, tư cách người bảo lãnh  (mời các MARA vào verify xem đã áp dụng chưa nhé), người có quốc tịch sẽ bị tội nặng nếu phát hiện làm rởm,  thời gian xét duyệt dài “kinh hãi” … Chưa kể đối tác được giới thiệu cũng trời ơi đất hỡi lắm. Các em hãy nhớ là những người good profile (có việc làm ổn định, có tài sản), hiếm khi họ chịu vì khả năng họ bị mất tài sản sẽ khiến họ không chịu rủi ro để làm mấy chuyện đấy. Hơn nữa họ đi làm đủ , thậm chí là thừa để sống sung sướng thì họ sẽ ko có nhu cầu kết hôn giả. Trừ khi hy hữu họ phải lòng “cô dâu,” , “ chú rể “ cần giúp. Còn đại đa số là các bố , mẹ đợn thân, ăn trợ cấp nhà nước , còn đáng sợ hơn là đường dây là “Tây” nghiên ngập, thâm chí “cầu bất cầu bơ”. Chưa kể một loạt các “myth” được đưa ra bao gồm: làm lễ tại nhà thờ sẽ có PR ngay vì bên này họ tín ngưỡng cao, kết hôn đồng giới sẽ được xét nhanh do họ “thương cảm” minh đồng giới…… Nhiều người mất tiền, mất thời gian vô cùng và phải về nước do hỏng việc. Do đó kể cả bạn cảm thấy sắp chết đuối cũng đừng cố theo cọc này, vì nó ko hẳn là cọc cho minh đâu. Một số các sinh viên còn được môi giới cho các “đối tác” nghiện bạc, suốt ngày còn bị đe dọa để mõi tiền nữa… Hãy kết hôn thật với người bản địa, có rất nhiều trang tìm bạn đời uy tín như RSVP, Ehamony vv 

2.  Lừa đảo VISA working holiday: cái này bắt đầu trở thành trào lưu lừa mới do luật thay đổi và người từ VN được xin VISA này để sang Úc làm. Luật labour hire 2018 đã yêu cầu các công ty cung cấp lao động phải có giấy phép, bắt đầu xin từ 29/04/2019-30/10/2019. Các host company ( nơi nhận người làm từ các cty labour hire) sẽ nhận chỉ từ những công ty có giấy phép.  Và yêu cầu cho đương đơn cũng ghi rất rõ về bằng cấp cần như thế nào,  giới hạn tuổi tác ra sao cũng như minimum 4.5 Ielts. Thế nhưng các đối tượng lừa đảo vẫn lợi dụng cơ hội nhắm vào những vùng miền nghèo của Việt Nam để lừa bịp. Rất nhiều người đã deposit cả chục ngàn đô la và vẫn chưa thấy thông tin gì cả, tiền mất còn ôm một cục nợ vào thân.

3. Lừa đảo góp vốn để được PR: Hình thức này hay xảy ra cho du học sinh đang sống tại Úc. Có nghĩa là một số bộ phận tiểu thương offer rót vốn vào doanh nghiệp của họ để được ở lại, theo visa nào chưa rõ luôn. Rất nhiều phụ huynh tin tưởng ( vì trường hợp người nhà lừa nhau rất nhiều) gửi hàng trăm nghìn sang mới hy vọng con học xong sẽ đạt tiêu chuẩn vào PR do đã làm chủ 1 doanh nghiệp tại Úc. Nhiều nạn nhân khi check ra thì hỡi ôi, còn ko có tên trong company luôn. Tiền đã trao mà cháo thì không được múc ….

4. Lừa đảo dưới dạng bảo trợ: dạng này rất phổ biến. Mình đã từng nghe những em học sinh ngây ngô trình bày như sau: họ bảo bình thường 200.000AUD , nhưng quen mẹ em nên chỉ lấy 150.000AUD, họ sẽ khai thuế cho em, sau vài năm em lên PR ( nghe có vẻ giống 457 cũ hoặc 482 mới). Thế nhưng khi hỏi thế nghề nghiệp của em là gì: ko biết (????). Nhiều gia đình ngây thơ đến mức tin là cứ có chủ đứng ra bảo lãnh, con minh sẽ ở lại được. Việc chủ muốn bảo lãnh cũng phải đạt được yêu cầu của Sở di trú chứ không phải chủ nào cũng bảo lãnh được. Sau đó còn chứng minh cái công việc này có thực sự có cần thiết phải được bảo lãnh nữa không, vì có nhiều trường hợp bị từ chối, họ ko tin công ty này cần đến cái job đấy. Ví dụ nhà hàng bé tẹo 2 nhân viên mà đòi bảo lãnh quản lý nhà hàng, hay shop tàu thực chât khai có 2 người part time nhưng cần project manager …… Tệ hại hơn nữa là có chủ hàng phở gạ gẫm bảo lãnh cho chef để lấy 80.000AUD. Các bạn chỉ cần gặp một MARA có tâm họ sẽ nói luôn là nghe kinh hãi như nào. Những trường hợp này toàn trong nội thành Melbourne chứ ko phải ngoại tỉnh để còn cãi thêm gì được cả.

5. Lừa đảo Visa tị nạn: Cái này ác nhất, đánh vào những người ở lậu, các học sinh nới hoai visa đi học không xong. Toàn deposit 10-30.000AUD để hy vọng được visa này. Mình có được nghe chưa thấy tiền lệ chưa ai được loại này gần đây, họ ở lại được vì sau lại lấy vợ , lấy chồng thật trong lúc chờ, cái này nhờ các chuyên gia vào đưa thêm thông tin để kiểm chứng cũng như cho các hội viên tham khảo. Lần trước có một nhóm gần 10 bạn cùng nhau kiện một bên nào đấy lừa đảo họ và cũng được một MARA hay tham gia trên hội vào giúp đơc họ và chưa kể vụ một linh mục rởm bị bêu rếu trên hội. Điều đấy cho thấy rất nhiều người bị lừa, còn những người visa đang không có “số má” nào cả thì thôi , chắc chẳng dám lên tiếng luôn.

Vậy làm thế nào để tránh hay giúp bạn bè người thân minh tránh những chuyện như này?

Thứ nhất: Hãy bỏ kiểu làm việc, tôi đưa một cục tiền , anh lo hết. Ở bên này luật pháp rõ ràng, các bạn phải hỏi rõ visa số hiệu nào, từ đấy lên trang mạng sở di trú , thậm chí gọi điện để kiểm chứng. Ví dụ họ bảo mua tiệm nail này đi, sau vài năm anh được ở lại theo visa 186 , hãy tra visa 186 yêu cầu gì, nghề nghiệp của minh tại sao lại liên quan đến cái tiệm nail này? Mình phải luôn chủ động trong việc trọng đại của minh.

Thứ hai: giờ thông tin rất nhiều, nếu bạn cảm thấy chưa thực sự hiểu thông tin , hãy chi tiền để được tư vấn. Đại đa số các MARA sẽ trừ tiền tư vấn nếu sau này bạn làm hồ sơ bên họ. Thế nên lúc đi tìm hiểu thông tin cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc để xác định MARA này có gioỉ vấn đề minh cần nhờ vả không.

Thứ ba: Không làm việc với những đối tác ko có MARA vì khả năng là cò mồi , lừa đảo cao. Rất nhiều trường hợp ở VN đi qua trung gian (ko có gì là xấu cá) nhưng không bao giờ được gặp trực tiếp MARA làm hồ sơ của minh để hỏi, kiểm chứng những điều minh chưa thực sự hiểu. Chưa kể là cò mồi còn hay “tam sao thất bản” lời của MARA.

Thứ tư: có thể lên hội hỏi qua để được nghe những thông tin bổ ích từ các MARA sinh hoạt trong hội. Hãy nghe những điều minh CẦN nghe chứ đừng nghe điều minh MUỐN nghe. Cái khổ của những người hay bị lừa là họ quá thích điều họ muốn nghe, họ say mê đến mức nghe phân tích cúng ko tin, cứ đặt niềm tin vào bên lừa đảo. 

Hy vọng các bạn có thêm thông tin để cảnh giác trước những  mánh lừa đảo trên!