Home Blog Page 8

Định cư Úc diện doanh nhân: Việt Nam hiện đứng thứ 2 về số lượng hồ sơ xin visa

Nhờ vào chính sách an sinh xã hội tốt và môi trường sống lành mạnh, nước Úc đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên Thế giới nộp hồ sơ định cư theo diện doanh nhân, trong đó có rất nhiều các Doanh Nhân đến từ Việt Nam. Đối với diện định cư Úc theo đầu tư là một lợi thế trong kinh doanh vì khi tìm kiếm cơ hội định cư và kinh doanh, nhà đầu tư vẫn có thể dễ dàng đi lại thường xuyên, để duy trì công việc kinh doanh của họ mà không có bất kỳ trở ngại nào. Với các công dân đã được định cư Úc sẽ được hưởng các ưu đãi về sức khỏe theo chương trình tại quốc gia này. Đương sự có thể giúp người thân định cư theo hình thức bảo lãnh hay bảo lãnh người thân khi đủ thời gian sinh sống. Con của các thường trú nhân ở Úc sẽ được coi là công dân Úc. Đây là một lợi thế lớn bởi vì khi họ sẽ được hưởng những lợi ích trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Công dân Úc có quyền đi lại xuất nhập cảnh đến các nước khác không cần visa. Định cư Úc bạn sẽ được hưởng nhiều các chính sách về bất động sản như giảm thuế trức bạ khi mua các sản phẩm bất động sản có giá trị dưới 650.000 AUD và không bị hạn chế về quyền mua nhà ở các khu dân cư. Đặc biệt, bạn sẽ được nhập quốc tịch Úc khi có đủ thời gian sinh sống và bạn được duy trì 2 quốc tịch ở cả Úc và Việt Nam.

Theo thống kê từ Bộ Nội Vụ Úc, tính trong năm tài chính 2017 – 2018, Việt Nam chiếm khoảng 9% trong tổng số lượng hồ sơ Visa diện Doanh Nhân và Nhà Đầu Tư nộp vào Bộ Nội Vụ Úc và đang giữ vị trí thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Theo dự đoán, số lượng hồ sơ xin visa định cư Úc diện Doanh Nhân và Nhà Đầu Tư cũng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. 

Những nước có lượng nộp hồ sơ visa doanh nhân đến Úc

Theo phân tích từ số liệu của Bộ Nội Vụ Úc công bố, trong tất cả các visa diện Doanh Nhân và Nhà Đầu Tư nộp vào, visa 188A vẫn đang thu hút rất nhiều hồ sơ bởi mức độ phù hợp cao về yêu cầu của bộ Nội Vụ Úc. Với visa tạm trú 188A (mức đầu tư từ 200,000 AUD tùy theo từng tiểu bang), các Doanh Nhân sẽ có khoảng thời gian 4 năm 3 tháng để đáp ứng được điều kiện lên visa thường trú 888A, trong đó cần tối thiểu 2 năm kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp tại Úc.

Hãy xem thêm thông tin về Visa doanh nhânVisa kết hôn Úc.

Nguồn: Tổng hợp 

NHỮNG VISA ĐỊNH CƯ ÚC THEO DIỆN KẾT HÔN

Úc là một trong những đất nước có nền giáo dục phát triển, điều kiện sống thuộc hàng nhất nhì thế giới. Người Úc thân thiện, cuộc sống, môi trường sống thanh bình. Đó chính là lý do khiến cho nhiều người mong muốn được di dân đến Úc để học tập và sinh sống. Việc được định cư Úc cũng là niềm mơ ước của mọi người. Trong số đó, định cư Úc theo diện kết hôn hiện ngày càng trở nên phổ biến. Việc định cư ở Úc theo diện kết hôn cho phép vợ/chồng (chính thức hoặc sống chung không có hôn thú) của công dân, công dân New Zealand, thường trú nhân Úc được bảo lãnh đến Úc sinh sống cùng.

Hiện nay có 3 loại định cư Úc theo diện kết hôn là Visa 300, Visa 309/100 dành cho diện kết hôn ngoài nước Úc và Visa 820/801 dành cho diện kết hôn trong nước Úc.

1) Visa 300

 Người bảo lãnh phải là công dân Úc, công dân vĩnh viễn của Úc hoặc là công dân New Zealand có đủ điều kiện. Tuy nhiên, người được bảo lãnh sẽ không tự động có quyền cư trú mãi mãi tại Úc khi xin visa này bởi đây là visa tạm trú, bạn sẽ cần phải xin một loại visa khác nếu mối quan hệ của bạn với bạn đời còn duy trì sau khoảng 3 năm sống tại Úc. Cả hai bên cần phải kết hôn trong vòng 9 tháng kể từ khi được cấp visa 300 và có thể không phải cưới người bảo lãnh nếu thấy không hợp. Người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải gặp mặt nhau trực tiếp từ khi đủ 18 tuổi và bản thân phải biết hôn phu hay hôn thê của mình kể cả nếu cuộc hôn nhân là sắp đặt. Trường hợp quen nhau trên mạng thì việc trao đổi ảnh không được xem là bằng chứng đã gặp nhau trực tiếp. Người được bảo lãnh phải ở ngoài Úc khi xin thị thực và ngay cả khi được cấp thị thực. Người bảo lãnh phải đảm bảo trách nhiệm của mình là chuẩn bị đầy đủ việc nộp đơn cũng như bảo trợ cho thành viên bất kỳ phụ thuộc có trong đơn và di trú cùng người nộp đơn. Người được bảo lãnh cũng phải hoàn tất các mẫu đơn liên quan và đóng phí nộp đơn. Việc kết hôn này có thể diễn ra trong hoặc ngoài nước Úc nhưng phải đảm bảo là sau khi được cấp thị thực thì người nộp đơn đã vào Úc ít nhất một lần trước khi kết hôn. Sau khi kết hôn và trước khi thị thực hết hiệu lực thì cần xin visa khác cho phối ngẫu để có thể ở lại Úc.

Chi phí xinvisa là $7,715cho đương đơn chính, chi phí cho người phụ thuộc trên 18 tuổi là $3,86, chi phí cho người phụ thuộc dưới 18 tuổi là $1,935. Thông thường, visa bảo lãnh diện đính hôn có thời gian chờ dao động từ 10-14 tháng. Hoặc có thể lâu hơn, tùy vào lượng hồ sơ và Bộ Di Trú Úc áp dụng thời gian xét duyệt tại thời điểm đó.

2) Visa 309

Visa này cho phép bạn đến Úc sống với tư cách là vợ chồng với  người bạn đời của mình. Để xin được visa, bạn cần có bằng chứng để chứng minh mối quan hệ hôn thú của bạn với người bảo lãnh là thật và tiếp diễn. Những bằng chứng mà lãnh sự quán Úc sẽ xem xét để đánh giá về mối quan hệ của bạn nằm trong 4 tiêu chí sau: Khía cạnh tài chính, khía cạnh xã hội, khía cạnh chia sẻ trách nhiệm nhà cửa và sự cam kết của hai bạn đối với nhau.Bạn và vợ/chồng của bạn phải sống chung với nhau, hoặc nếu có chia cách thì chỉ là chia cách tạm thời.  Bạn cần phải vuợt qua những yêu cầu về việc kiểm tra sức khỏe và pháp lý mà luật di trú Úc đưa ra.

Theo quy định về luật định cư thì visa định cư Úc 309 gồm có 2 giai đoạn là tạm thời và vĩnh viễn. Visa 309 là một visa tạm trú cho phép bạn ở tại Úc trong lúc chờ quyết định visa 100 – visa thường trú. Trong đó thì người nộp đơn chỉ cần nộp mẫu đơn theo đúng quy định và đóng lệ phí một lần duy nhất. Sau khoảng thời gian 2 năm mà nếu đương đơn vẫn còn sinh sống với người bảo lãnh thì sẽ được cấp visa định cư vĩnh viễn và lúc này đương đơn sẽ có cơ hội để trở thành thường trú nhân tại Úc. Với Visa này, bạn được sinh sống, học tập và làm việc tại Úc nhưng không được hưởng trợ cấp của chính phủ Úc. Bạn được tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ. Sau khi visa định cư Úc 309 kết thúc thì đương đơn có thể rời khỏi hoặc quay lại Úc bao nhiêu lần tùy ý.

Với visa này bạn được quyền lợi sau:

  • Được phép bảo lãnh người thân để trở thành thường trú nhân tại Úc.
  • Được phép tự do ra vào lãnh thổ Úc trong thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp visa.
  • Trong một số trường hợp thì đương đơn có thể được hưởng trợ cấp an sinh xã hội.
  • Sau khi hết hạn visa tạm thời và có quyết định xác nhận visa vĩnh viễn thì đương đơn được phép sinh sống, học tập và làm việc lâu dài tại Úc và đây cũng chính là cơ hội để đương đơn nhập quốc tịch Úc.

Phí xin visa định cư Úc 309 gồm:

  • Lệ phí visa: 7.160 AUD
  • Phí nộp hồ sơ cho người đi cùng từ 18 tuổi trở lên: 3.585 AUD.
  • Phí nộp hồ sơ cho người đi cùng dưới 18 tuổi: 1.795 AUD.
  • Thời gian xét duyệt hồ sơ visa 309/100 dao động từ 10-12 tháng. Đối với hồ sơ 820/801 nộp trong nước thì thời gian có thể lên đến 25 tháng.

Những trường hợp bị từ chối visa 309 

  • Người bảo lãnh đã từng bảo lãnh quá 2 lần theo diện vợ chồng hoặc hôn thê
  • Trong 5 năm qua, người bảo lãnh đã từng bảo lãnh diện vợ chồng hoặc hôn thê
  • Trong 5 năm qua, người bảo lãnh được bảo lãnh sang Úc dưới diện vợ/chồng hoặc hôn thê, ngoại trừ: Vợ/chồng trước của người bảo lãnh đã chết hoặc bỏ người bảo lãnh, để rơi những đứa con cho người bảo lãnh; Người bảo lãnh và đương đơn có con chung; Bạn chứng minh được quan hệ vợ/chồng và người bảo lãnh đã rải qua hơn 2 năm.

3) Visa 820/801

Visa 801/820 là visa dạng định cư cho vợ/ chồng/ bạn đời chưa kết hôn của người đã có thường trú (permanent resident), quốc tịch (citizenship) ở Úc hay là công dân của New Zealand và nộp trong nước Úc. Bạn phải có bằng chứng chứng minh mối quan hệ của hai bạn là thật dựa trên các tiêu chí về tài chính, xã hội, trách nhiệm, cam kết với nhau, am hiểu rõ thông tin đời sống cá nhân của nhau. Nếu hai bạn không vượt qua được câu hỏi của bộ di trú thì hồ sơ xin visa 801/820 sẽ hoàn toàn bị từ chối.

Để có được visa thường trú nhân, bạn phải trải qua hai bước. Trước hết bạn phải được cấp visa tạm trú (visa 820). Bạn sẽ làm hồ sơ nộp xin cả hai loại visa (820 + 801) cùng một lúc và trả một loại phí chung. Khi được cấp visa tạm trú 820, bạn sẽ đủ điều kiện để được xem xét cho visa 801 hai năm kể từ ngày nộp hồ sơ visa. Bạn sẽ phải tiếp tục mối quan hệ với người bảo lãnh và cung cấp thêm giấy tờ thông tin.

Nếu như bạn đang trong một mối quan hệ lâu dài từ trước khi bạn nộp hồ sơ visa, visa thường trú nhân 801 sẽ được cấp cùng lúc với visa 820.

Điều kiện để nộp visa 820 là gì?

  • Tuổi: Bạn phải trên 18 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • Mối quan hệ: Bạn phải là vợ/chồng hoặc đang trong quan hệ với một công dân hoặc thường trú nhân Úc, hoặc một công dân New Zealand đủ điều kiện.
  • Người bảo lãnh: Bạn phải được vợ/chồng của mình đứng ra bảo lãnh và người bảo lãnh phải trên 18 tuổi
  • Sức khoẻ và nhân cách: Bạn phải đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ và nhân cách
  • Nợ chính phủ: Bạn phải hoàn tất hoặc có kế hoạch trả hết nợ với chính phủ Úc nếu có
  • Visa: Bạn không được có bất cứ visa nào bị từ chối hay bị huỷ khi đang trên nước Úc.

Điều kiện để nộp visa 801 là gì?

  • Bạn phải có visa 820 tạm trú
  • Bạn phải tiếp tục mối quan hệ với người bảo lãnh trừ khi mối quan hệ kết thúc vì trường hợp đặc biệt
  • Bạn phải tuân thủ luật pháp Úc trong thời gian sở hữu visa 820 tạm trú

Chi phí cho visa 820/ 801 là bao nhiêu?

Bạn chỉ trả một phí bao gồm phí cho cả visa thường trú và tạm trú. Bạn sẽ trả phí này khi bạn nộp đơn. Trong đa số các trường hợp, phí nộp đơn visa không được hoàn trả, thậm chí khi bạn rút đơn, hoặc khi visa bị từ chối.

  • Từ 7,160 đô Úc 
  • Nếu bạn có Visa Hôn Nhân Tương Lai (300) – từ 1,195 đô Úc
  • Người phụ thuộc dưới 18 tuổi – từ 1,795 đô Úc
  • Người phụ thuộc trên 18 tuổi – từ 3,585 đô Úc
  • Phí kiểm tra sức khỏe và sinh trắc học của người nộp đơn từ 150 đô Úc
  • Phí Kiểm tra của Cảnh sát (police check) dành cho người bảo trợ – từ 50 đô Úc

Top 10 đại học hàng đầu Australia năm 2020

Dựa trên những tiêu chí về danh tiếng học thuật, danh tiếng người sử dụng lao động, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, số trích dẫn khoa học trên mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tếcủa các trường, hàng năm, QS World University Rankingsđưa ra bảng xếp hạng các trường Đại học trên Thế giới. Theo đó, 10 trường đại học đứng đầu Australia năm 2020 gồm có: Đại học Quốc gia Australia (ANU), Đại học Melbourne, Đại học Sydney, Đại học New SouthWales (UNSW), Đại học Queensland (UQ), Đại học Monash, Đại học Tây Úc (UWA), Đại học Adelaide, Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Đại học Newcastle, Australia (UON). 

1. Đại học Quốc gia Australia (ANU)

Được thành lập năm 1946, Đại học Quốc gia Australia giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng đại học hàng đầu Australia. Trường thuộc nhóm G8 (liên minh các trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Australia); là thành viên của nhiều hội đại học ưu tú trong vùng châu Á – Thái Bình Dương.

Trường xếp hạng thứ 24 thế giới năm 2019 theo bảng xếp hạng của QS. Ở trong nước, Đại học Quốc gia Australia đứng đầu về chất lượng đào tạo. Với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm thu nhập cao.

Với nhiều ngành nghề đào tạo phong phú và đa dạng, khi du học Đại học Quốc gia Úc bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một ngành học ưa thích tại trường như: Kinh doanh, Kinh tế, Luật, Công nghệ thông tin, Khoa học, Nghiên Cứu Châu Á & Thái Bình Dương, Khoa Học Máy Tính & Cơ Khí, Nghệ Thuật & Khoa Học Xã Hội….

Trường hiện có khoảng 15.000 sinh viên, 1/3 đến từ các nước. Các nhân viên và cựu sinh viên đã giành 6 giải Nobel.

Học viện chính của trường nằm tại thủ đô Canberra với diện tích 145 héc-ta bao gồm ký túc xá, phòng thí nghiệm, giảng đường… Ngoài ra, trường sở hữu 4 campus khác là: Mt Stromlo Observatory (ACT), Siding Spring Observatory (NSW), North Australia Research Unit (Northern Territory) và Kioloa Coastal Campus (NSW).

Học xá chính như một thị trấn thu nhỏ, cung cấp cho các bạn trẻ rất nhiều dịch vụ như: y tế, phòng tập thể dục, quán café, nhà hàng, phòng trưng bày thể thao, hiệu sách,…

2. Đại học Melbourne

Được thành lập vào năm 1853, Melbourne là cơ sở giáo dục đại học lâu đời thứ hai tại Australia và lâu đời nhất tại tiểu bang Victoria. Trường là thành viên của nhóm G8; nhóm Universitas21 (tổ chức liên minh toàn cầu, cho phép sinh viên tham dự các sự kiện và trao đổi học tập trên toàn thế giới|); Hiệp hội mạng lưới viện đại học vùng vành đai Thái Bình Dương.

Trong hơn 160 năm hoạt động, đại học Melbourne đã luôn đứng hàng đầu thế giới về chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, thu hút hàng trăm ngàn sinh viên từ hơn 150 quốc gia khác nhau tới học tập. Hiện có khoảng 42.000 sinh viên cùng đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 7.300 người. Trong đó 3.700 giảng viên và giáo sư đại học. Trong số cựu sinh viên của trường có đến 4 thủ tướng Australia và 5 toàn quyền Australia. Ngoài ra, sinh viên và giảng viên của trường từng giành được 7 giải Nobel.

Đại học Melbourne nổi tiếng về đào tạo các ngành: y dược, kinh doanh, kế toán, tài chính, kiểm toán, thương mại, doanh nghiệp, luật, quản lý, cơ khí, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Trường có cơ sở chính ở Parkville, Melbourne, Victoria.Nhiều sinh viên sống ngoài trường, nhưng có nhiều dịch vụ giao thông công cộng trong thành phố.Trường có một bãi đậu xe và dịch vụ hỗ trợ đi lại, đưa ra lời khuyên và sự trợ giúp trong việc di chuyển.Có một số cơ sở liên kết của trường tại các vùng nông thôn và khu vực có liên quan trên toàn tiểu bang Victoria.

Đại học Melbourne là nơi đặt trụ sở của hơn 100 trung tâm và viện nghiên cứu. Trường nằm trong khu vực tập trung nhiều nhất các viện nghiên cứu học, bệnh viện và ngành công nghiệp tri thức tư nhân của Úc.

3. Đại học Sydney

Được thành lập năm 1850, Đại học Sydney giữ vị trí thứ ba trong top 10 trường đại học tốt nhất Australia, được công nhận về công tác giảng dạy xuất sắc. 2/3 ngành, môn đào tạo của Đại học Sydney được xếp trong top 100 trường đào tạo tốt hàng đầu thế giới.

Trường cũng nằm trong nhóm G8 tại Australia. Hiện Đại học Sydney cung cấp 430 ngành học ở bậc đại học và sau đại học. Một số khoa chính của trường là nha khoa, kinh tế và thương mại, luật, y khoa, y tá và hộ sinh, giáo dục và công tác xã hội, dược, kỹ thuật ứng dụng và công nghệ thông tin, khoa học sức khỏe…

Danh sách cựu sinh viên nổi bật của trường gồm: cựu thủ tướng Australia John Howard; nhà khoa học đoạt giải Nobel John Cornforth; chủ tịch ngân hàng thế giới James Wolfensohn; nhà khoa học đoạt giải Nobel Kinh tế John Harsanyi; nhà du hành vũ trụ NASA Paul Scully Power…

Yêu cầu đầu vào và học phícủa trường như sau:

– Dự bị đại học: học lớp 11 hoặclớp 12 & IELTS 5.0

Hết lớp 11 hoặc 12, trình độ tiếng Anh IELTS 5.0 có cơ hội học tại Đại học Sydney  theo chương trình dự bị đại học. Đây là chương trình đặc biệt do chính ĐH Sydney kiểm định, cho phép học sinh hoàn tất chương trình này đuợc đảm bảo nhận vào chương trình đào tạo cử nhân của trường.

Chương trình Dự bị đại học Sydney được giảng dạy tại trường Taylors College Sydney. Taylors College là một trường danh tiếng, có bề dày hoạt động trên 87 năm, chuyên đào tạo học sinh quốc tế vào các trường Đại học hàng đầu nước Úc. Taylors College còn có các trụ sở đặt tại Melbourne và Perth .

– Đại học: Tốt nghiệp lớp 12 hoặc dự bị đại học& IELTS 6.0

Học phí ước tính: 38,000 – 47,000$AU / năm

– Thạc sĩ: Tốt nghiệp Đại Học và IELTS 6.5, 1 số ngành quản lý: IELTS 7.0

 Học phí: 33,500 – 43,000$AU/ năm

4. Đại học New South Wales (UNSW)

Thành lập năm 1949, Đại học New South Wales xếp thứ tư tại Australia, nằm trong top 100 đại học hàng đầu thế giới, thuộc nhóm G8 tại Australia, thành viên của nhóm Universitas21 danh tiếng.

Đại học New South Wales có rất nhiều chương trình học từ đại học, sau đại học đến dự bị đại học chất lượng cao. Các ngành nghề đào tạo chính gồm: khoa học vật lý, khoa học cuộc sống, thương mại, thiết kế phương tiện truyền thông, mỹ thuật, khoa học xã hội và nghiên cứu quốc tế.

Hơn 52.000 sinh viên đang theo học tại trường. Trong đó hơn 14.000 đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong top 50 CEO tại Australia, rất nhiều người đã tốt nghiệp từ ngôi trường này.

5. Đại học Queensland (UQ)

Được thành lập năm 1909, Queensland là đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học đa ngành hàng đầu tại Australia. Trường hiện nằm trong top 50 đại học hàng đầu thế giới, xếp thứ năm trong số 10 trường đại học tốt nhất Australia. Queensland cũng nằm trong nhóm G8, là thành viên sáng lập nên nhóm này. Ngoài ra, trường còn là thành viên của Universitas21.

Đại học University of Queensland cung cấp nhiều lựa chọn về địa điểm học tập cho sinh viên tại các cơ sở học xá toạ lạc tại những địa điểm đẹp và quyến rũ nhất nước Úc. Trường QUT hiện có các cơ sở chính nằm ở quận St Lucia tại Brisbane. Trường sở hữu thư viện hiện đại và tốt nhất ở Úc với 1.25 triệu đầu sách online, hơn 832,000 đầu sách in, 140,000 tạp chí chuyên ngành online và 31,000 tạp chí giấy. Với hơn 650 chương trình đào tạo đại học và sau đại học khác nhau, các khóa học của QUT có thể đáp ứng từng nhu cầu giáo dục cụ thể. Đại học Queensland Úc có trên 130 trung tâm nghiên cứu, trên 2,330 chương trình nghiên cứu, phối hợp với trên 50 quốc gia.

Hiện Đại học Queensland đào tạo hơn 50.000 sinh viên với 22% là sinh viên quốc tế. Trường cung cấp hơn 370 chương trình học cấp bằng cử nhân và sau đọc trên các lĩnh vực: nông nghiệp, môi trường, khoa học, kinh doanh, kinh tế, luật, cơ khí, kiến trúc và quy hoạch, công nghệ thông tin, sức khỏe, nhân văn, giáo dục, tâm lý và âm nhạc.

Nhiều cựu sinh viên của trường đã giành giải Nobel, giải Oscar… GS Ian Frazer, người đoạt giải dược quốc tế cho văcxin ngừa ung thư cổ tử cung cũng thuộc Đại học Queensland.

6. Đại học Monash

Được thành lập năm 1958, Đại học Monash từ lâu được công nhận về danh tiếng học thuật cũng như danh tiếng với các nhà tuyển dụng. Khoa Kinh tế và Kinh doanh của Monash còn được công nhận bởi ba tổ chức đánh giá chất lượng nổi tiếng thế giới là AACSB, EQUIS và AMBA.

Hiện Đại học Monash đào tạo khoảng 70.000 sinh viên. Với các khóa học trải dài trên nhiều cấp bậc từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ. Các khoa của trường bao gồm: Nghệ thuật, Thiết kế và Kiến trúc, Khoa học nhân văn và xã hội, Kinh tế học và Kinh doanh, Giáo dục, Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Luật, Y tế, Khoa học sức khỏe và điều dưỡng, Dược, Khoa học.

Đặc biệt, trường còn hiện diện trên 5 châu lục thông qua 6 khu học xá tại Úc, 1 tại Malaysia, 1 ở Nam Phi (Monash South Africa), 1 trung tâm học thuật ở Ý (Monash University Prato Centre), ở Ấn Độ (The IITB-Monash Research Academy)và Trung Quốc (The Southeast University-Monash University Joint Graduate School). Hơn nữa, ĐH Monash còn sở hữu một mạng lưới đối tác rất rộng, cùng hơn 115 học viện, 19 trung tâm nghiên cứu phối hợp và hơn 110 trường đại học nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Có 3 nhómhọc bổng chính củaĐại học Monash mà sinh viên có thể nhận được, bao gồm nhóm  Học bổng Monash dành cho SV xuất sắc bậc ĐH, SV Thạc sĩ nghiên cứu, Tiến sĩ; nhóm Học bổng cho sinh viên Đại học và Thạc sĩ của các khoa hay cho học sinh theo học MUFY (chươnng trình dự bị đại học) và nhóm Học bổng của AusAID và các tổ chức chính phủ khác.

Cụ thể hơn, sinh viên Việt Nam có thể nộp đơn vào một số học bổng sau:

  • Học bổng Monash toàn phần dành cho người xin quyền tị nạn ($3,000 cho khóa học toàn thời gian, 48 điểm tín chỉ).
  • Học bổng Lãnh đạo Quốc tế Monash (100% học phí,không bao gồm bảo hiểm y tế du học sinh, phí nhà ở và phí sinh hoạt)
  • Học bổng Tài năng Quốc tế Monash ($10,000 cho khóa học toàn thời gian, 48 điểm tín chỉ).
  • Học bổng danh giá kỷ niệm 50 năm Monash ($6000 cho khóa học toàn thời gian,48 điểm tín chỉ).
  • Học bổng Đội ngũ thể thao Monash ($100 đến $1000 trả một lần vào thẻ tập gym ở nhà thi đấu Monash, dựa vào môn thể thao, trình độ người chơi và quỹ có sẵn).
  • Học bổng quốc tế Pro Vice-Chancellor Berwick ($1000 trả một lần và trả trực tiếp tiền nhà ở tại Dịch vụ nhà ở Berwick của Monash sau khi hoàn thành 48 điểm tín chỉ).

7. Đại học Tây Úc (UWA)

Thành lập năm 1911, Đại học Tây Úc nằm trong top 100 đại học toàn cầu và đứng thứ bảy trong số trường xuất sắc tại Australia, thành viên nhóm G8.

Trường đào tạo các ngành chính: nghệ thuật, kinh doanh, luật, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và khoa học toán học, khoa học sức khỏe và y khoa với khoảng 24.000 sinh viên.

Một số cựu sinh viên nổi bật của trường là: thủ tướng Australia Bob Hawke; năm thẩm phán liên bang tối cao Australia; nhà toán học đoạt giải Fields Akshay Venkatesh; hai giáo sư đoạt giải Nobel y học là Barry Marshall và Robin Warren.

8. Đại học Adelaide

Đại học Adelaide được thành lập năm 1974, là một trong những đại học lâu đời và uy tín bậc nhất Australia.

Trường hiện đào tạo gần 20.000 sinh viên, trong đó 4.000 sinh viên quốc tế; hơn 2.400 cán bộ, giảng viên đang giảng dạy khoảng 400 chương trình cử nhân, sau đại học và bằng nghiên cứu.

Các thế mạnh đào tạo của trường gồm: công nghệ thực phẩm, khoa học y tế, khoa học sinh học, vật lý khoa học, công nghệ thông tin và viễn thông, khoa học môi trường và xã hội…

Đại học Adelaide là cái nôi đào tạo 3 trong số 8 nhà khoa học Australia đoạt giải Nobel và nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Australia.

9. Đại học Công nghệ Sydney (UTS)

Tọa lạc tại thành phố Sydney năng động, Đại học Công nghệ Sydney mới thành lập vào năm 1988 nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những trường hàng đầu tại Australia, nằm trong top 200 trường tốt nhất toàn cầu.

Đại học Sydney hiện cung cấp hơn 130 khóa học đại học và 180 chương trình cao học, với đầu vào 40.000 sinh viên. Các ngành học rất đa dạng, gồm: cơ khí và công nghệ, công nghệ thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản, khoa học xã hội và truyền thông, kiến trúc, xây dựng và quy hoạch, kinh doanh và quản lý, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, y tế và sức khỏe.

10. Đại học Newcastle, Australia (UON)

Đại học Newcastle ở Australia (khác với đại học Newcastle cùng tên ở Anh) được thành lập năm 1965. Có cơ sở chính ở vùng ngoại ô Callaghan của Newcastle, New South Wales. Trường cũng có các cơ sở tại Ourimbah, Port Macquarie, Sydney và cả ở Singapore.

Ngôi trường này thuộc top 200 trường đào tạo danh tiếng và chất lượng nhất thế giới. Các khoa chính: Kinh doanh và luật, Giáo dục và nghệ thuật, Y học, Khoa công nghệ thông tin và khoa học, Kỹ thuật và xây dựng môi trường.

Hơn 35.000 sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại đây. Trong đó có hơn 4.000 sinh viên quốc tế.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tư vấn du học và di trú Úc – hãy liên lạc với văn phòng tư vấn du học Úc – MelLink để được giải đáp, tư vấn miễn phí. Văn phòng MelLink hiện có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn.

Khung chương trình giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông tại bang Victoria – ÚC

Tiếp theo chuỗi bài viết về định hướng nghề nghiệp cho con P1, MelLink giới thiệu đến các bậc phụ huynh về lợi ích của chương trình giáo dục nghề nghiệp trong chương trình học phổ thông tại bang Victoria – Úc. Thông qua bài viết này chúng tôi cũng hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bậc phụ huynh về mục tiêu đào tạo của một chương trình giáo dục phổ thông hiện đại mà con bạn đang và sẽ theo học. MelLink luôn sẵn lòng đồng hành cùng phụ huynh và các bạn trẻ trong định hướng nghề cho tương lai, giúp phụ huynh hiểu và tối đa hoá hiệu quả đầu tư cho tương lai của con trẻ.

Việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ được đưa vào từ những năm học đầu tiên của cấp hai trong chương trình giáo dục học đường tại bang Victoria (VIC). Theo Bộ giáo dục và đào tạo của bang VIC thì chương trình này có tất cả 6 bước để giúp các bạn trẻ phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho mình cũng như đạt được kết quả tốt khi du học Úc.

Du học Úc, Bộ giáo dục và đào tạo bang VIC

Hình: Khung chương trình giáo dục nghề nghiệp bang Victoria – Úc

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo bang VIC

Trong mỗi bước như thế được chia làm 3 giai đoạn:

  • Phát triển bản thân: học sinh sẽ hiểu về chính bản thân mình, phải tự mình tích luỹ kinh nghiệm và thành tích cho mình, tìm cách phát triển khả năng của chính mình.
  • Thăm dò nghề nghiệp: học sinh sẽ phải xác định, khám phá và đánh giá các cơ hội trong quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
  • Quản lý nghề nghiệp: học sinh phải thực hiện và điều chỉnh định hướng nghề nghiệp của bản thân, quản lý các lựa chọn, các thay đổi và chuyển tiếp trong cuộc đời của họ.

Mỗi bước được lồng ghép vào từng cấp lớp từ lớp 7 đến lớp 12. Chương trình được xây dựng giúp người học có được  những kỹ năng cần thiết để lập và thực hiện kế hoạch nghề cho tương lai, phát triển các kỹ năng và khả năng của bản thân để tìm, duy trì và phát triển nghề nghiệp bản thân trong một thị trường lao động tuy rộng lớn nhưng rất cạnh tranh. Chúng ta hãy cùng lần lượt lướt qua từng cấp lớp học trong chương trình phổ thông để thấy rõ hơn về điều này.

Bước khám phá (I discover) – Lớp 7: Chương trình học sẽ có các hoạt động nhằm giúp học sinh khám phá những điểm mạnh và sở thích của bản thân để xây dựng hình ảnh tích cực cho bản thân. Học sinh sẽ được phát triển nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ năng xã hội, kỹ năng cuộc sống cũng như vai trò của nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời ngay từ lúc này học sinh đã được khám phá về sự đóng góp của công việc cho cộng đồng, gia đình và nhận ra vai trò của công việc được và không được trả lương. Khái niệm về tính rập khuôn và phân biệt đối xử trong công việc đã được tìm hiểu thông qua việc nghiên cứu thông tin thực tế từ thị trường lao động.

Bước thăm dò (I explore) – Lớp 8: Ở cấp lớp này, học sinh sẽ được tìm hiểu về ảnh hưởng của hình ảnh bản thân tích cực và kết quả học tập tốt đến cơ hội lựa chọn việc làm. Học sinh cũng được nghiên cứu về hồ sơ nghề nghiệp của một số ngành như là một minh chứng thực tế cho việc khả năng và kỹ năng cá nhân cần thiết như thế nào trong việc học tập, đào tạo và mục tiêu nghề nghiệp. Học sinh bắt đầu tập sử dụng các kiến thức về nghề nghiệp như: sự đa dạng của nghề nghiệp, sự đóng góp của nghề nghiệp đối với cộng đồng, khả năng nhận thức về cơ hội khả thi trong lựa chọn việc làm để lựa chọn nghề phù hợp với mục tiêu học tập và khả năng của cá nhân.

Bước thảo luận (I focus) – Lớp 9: Học sinh sẽ được tập trung vào việc phát triển khả năng bản thân, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Các hoạt động trong nhà trường như phỏng vấn giả, sử dụng các ứng dụng trực tuyến nhằm nêu bật được các kỹ năng cần thiết giúp đạt và duy trì việc làm. Ngoài ra, học sinh còn được cho theo dõi sự thay đổi tại nơi làm việc theo thời gian và ứng dụng kiến thức của mình để đánh giá bản chất của sự thay đổi kế hoạch. Việc làm này hỗ trợ cho việc đánh giá sự thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của bản thân học sinh. Đối với kế hoạch nghề nghiệp của mình, học sinh sẽ được sử dụng kiến thức về: khả năng cá nhân, phương thức khả thi để đánh giá những yêu cầu trong học tập và đào tạo, đánh giá về ảnh hưởng của việc thay đổi kế hoạch nghề cho bản thân.

Bước lập kế hoạch (I plan) – Lớp 10: Ở cấp lớp này, học sinh tập trung vào việc lập kế hoạch cho con đường đi đến mục tiêu nghề nghiệp của mình một cách tốt nhất. Đến thời điểm này, học sinh sẽ sử dụng kiến thức tự cập nhật của bản thân và sự hiểu biết một cách chi tiết về các yêu cầu đầu vào của các khoá đào tạo nghề trong tương lai để thông báo cụ thể về những quyết định trong việc chọn nghề của mình. Bên cạnh đó, học sinh được tiếp tục cập nhật về những thay đổi trong môi trường kinh tế, xã hội, kỹ thuật của toàn cầu và của quốc gia mình để kiểm tra và đánh giá lại thường xuyên xu hướng của thị trường việc làm, đánh giá xem sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến kế hoạch nghề nghiệp của mình hay không. Ngoài kế hoạch chính đã được lập, học sinh cũng cần khám phá thêm nhiều kịch bản khác để cho bản thân có nhiều lựa chọn.

Bước ra quyết định ( I decide) – Lớp 11: Đây là một bước đi quan trọng bởi học sinh phải đưa ra quyết định về nghề nghiệp cho tương lai của họ. Ở giai đoạn này, học sinh vẫn có khả năng xác định việc thay đổi kỹ năng và khả năng bản thân cho quyết định nghề ở tương lai. Đây cũng là bước mà học sinh phải nghiêm túc đưa ra các nguyện vọng nghề của mình trong tương lai bằng việc vận dụng hết tất cả các kỹ năng và kiến thức của bản thân về nghề nghiệp đã được hình thành ở các năm học trước đó. Đồng thời, học sinh cũng cần trà soát lại việc thực hiện kế hoạch nghề cho tương lai của mình đã được thực hiện đến đâu để có những điều chỉnh hợp lý nhất và để tiếp tục học tập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Học sinh được hướng dẫn chuẩn bị một bản lý lịch bản thân để xác định chính xác việc thực hiện kế hoạch cũng như thể hiện rõ sự hiểu biết của mình về những yêu cầu đối với ngành nghề mình chọn.

Bước thực hiện ( I Apply) – Lớp 12: Đến giai đoạn này các bạn học sinh cần nắm chắc được các yêu cầu đầu vào của các khoá học mà mình đã lựa chọn. Một điều quan trọng nữa là học sinh cần hiểu rõ các kịch bản (các phương thức thay thế) để giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Mỗi bạn cần có ít nhất một phương án dự phòng. Đối với các bạn có dự định tham gia ngay vào thị trường lao động thì đây là thời điểm để bản thân nhanh chóng phát triển và hoàn thiện các kỹ năng đáp ứng cho yêu cầu làm nghề, tìm hiểu các tài liệu, nguồn thông tin để tìm kiếm việc làm, chuẩn bị một lý lịch để xin việc. Đối với các bạn xác định kế hoạch của mình là tiếp tục học và được đào tạo nghề ở trình độ cao hơn thì hãy xác định kết quả học tập mà mình cần đạt. Ngoài ra, chương trình học tại trường sẽ hỗ trợ học sinh thực hiện và ghi nhận lại các hoạt động, các kinh nghiệm mà học sinh tích luỹ được thông qua các hoạt động trong nhà trường, bởi những điều đó rất có lợi cho tương lai nghề nghiệp của học sinh. Nếu có khả năng học sinh sẽ được khuyến khích để hoàn thành các chương trình chứng chỉ cao cấp, các chương trình khác được cung cấp bởi nhà trường hoặc nhà cung cấp đào tạo để bổ sung cho việc thực hiện kế hoạch nghề của bạn được hoàn thiện hơn.

Tóm lại, chương trình giáo dục cho cấp học phổ thông tại bang VIC không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức mà đi kèm là một chương trình giáo dục nghề nghiệp mang tính khoa học cao, gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn. Mục tiêu cuối cùng của chương trình là nhằm đào tạo ra những lao động có chất lượng cao về nhận thức, kỹ năng và chuyên môn đáp ứng cho thị trường lao động hiện đại. Tất nhiên, các bậc phụ huynh không thể để mặc con trẻ và nhà trường tự quyết định con đường tương lai của con chúng ta. Tuy nhiên, việc cho con sớm theo học chương trình phổ thông tại bang VIC đã giúp phụ huynh giải toản gần như phần lớn nổi lo về việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của con. Bởi con của bạn đã được đào tạo từ bé kiến thức về nghề nghiệp và thị trường lao động, về kỹ năng và khả năng của bản thân để tự phát triển và xây dựng hình ảnh cho một người lao động trong môi trường lao động hiện đại. Đây chính là giá trị vô hình bước đầu mà bạn có được nếu bạn đầu tư cho con đi du học từ phổ thông.

Hãy liên lạc với văn phòng tư vấn du học và di trú Úc – MelLink để biết thêm thông tin chi tiết hoặc được hướng dẫn và tư vấn miễn phí.

Address: Level 1, 29A Leeds Street, Footscray VIC 3011

Contact: Mr Linh Nguyen
Mob: +61 413 246 675
Email: [email protected]

Định hướng nghề cho con: “Hãy nói với con về nghề nghiệp trong tương lai của chúng”


Bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp các bậc phụ huynh có được sự gắn kết và đồng cảm cùng con trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai trong hoàn cảnh thị trường lao động đã trở thành thị trường không biên giới, khái niệm “công dân toàn cầu” ngày càng được phổ biến. Đặc biệt chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này đến các bậc phụ huynh đang có con du học tại Úc.
Sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn nói chuyện với con bạn về những gì mà chúng muốn làm trong tương lai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ nhìn vào những gì ba mẹ nó đang làm trước khi chúng muốn có một lời khuyên về nghề nghiệp. Vì thế, để có thể nói chuyện với con về nghề nghiệp hãy cần có những kiến thức nghề nghiệp nhất định.

Nghề nghiệp là gì? Nghề nghiệp là tất cả các vị trí, công việc mà bạn đảm nhận trong cuộc sống, bao gồm: Giáo dục, đào tạo, công việc có hoặc không có thu nhập, công việc gia đình, công việc tình nguyện, hoạt động giải trí, ….
Khái niệm về nghề nghiệp trong cuộc sống ngày nay không còn là một công việc được thực hiện trong một thời gian dài như trước nữa. Các bạn trẻ giờ đây có thể có từ 5 đến 8 lần thay đổi nghề trong cuộc đời của họ. Cuộc sống hiện đại, sự năng động của giới trẻ đã tạo cho họ nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, điều đó chính lại là thách thức cho giới trẻ ngày nay lựa chọn được một công việc tốt, phù hợp nhất cho bản thân.
Như vậy, làm thế nào để có thể giúp con lựa chọn được một nghề nghiệp tốt cho chúng? Bạn hãy trò chuyện cùng con để biết:

  • Những gì con bạn thích.
  • Những gì con bạn làm tốt. Hay năng khiếu và khả năng của con bạn là gì.
  • Điều gì là quan trọng nhất đối với chúng.
  • Hãy trang bị cho bạn và con bạn những kiến thức về thị trường lao động trong nước và thế giới để biết nhu cầu nghề nghiệp của thị trường; cũng nhưng biết rõ những lựa chọn có ưu thế của chính mình (ví dụ: hoàn cảnh và điều kiện học tập mà chúng có, nghề gia truyền của gia đình)
  • Học cách để đưa ra quyết định sáng suốt về các lựa chọn có khả thi của bản thân.
  • Quyết định và lập kế hoạch một cách rõ ràng, cụ thể để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

Hãy nói chuyện về nghề nghiệp trong tương lai của con như thế nào? Sau đây sẽ là một số gợi ý để các bậc phụ huynh có thể trao đổi cùng con về nghề nghiệp trong tương lai.

  • Hãy thảo luận cùng con về những kỹ năng và hành vi, cách ứng xử mà chúng sẽ cần hơn là nói với chúng về một nghề đặc biệt nào đó.
  • Hãy nói về mục tiêu của chúng và những gì mà con bạn cảm thấy thích thú.
  • Hãy nói chuyện với cách gợi mở và khuyến khích.
  • Hãy nói về những gì con bạn đã tự đề ra và đưa và kế hoạch định hướng nghề nghiệp của chúng ngay từ khi chúng còn học ở trường.
  • Bạn đừng quá nôn nóng, hãy kiên nhẫn vì lựa chọn của con bạn có thể thay đổi.
  • Bạn hãy nhớ rằng, đây là quyết định của con về hướng đi của chúng trong tương lai, nó không phải là hướng đi cho bạn.

Tiếp theo bài viết này sẽ đưa ra một số câu hỏi gợi ý mà phụ huynh hiện có con đang theo học chương trình đào tạo ở Úc có thể sử dụng để làm chủ đề trao đổi cùng con. Thông qua đó bạn sẽ hiểu và cùng thảo luận với con về định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Khi con bạn học lớp 8-9

  • Môn học nào con học giỏi?
  • Môn học nào theo con mình cần phải cải thiện? Con có hướng để cải thiện nó chưa, và cách đó là gì?
  • Con đã biết được những nghề nào?
  • Con có biết thầy/ cô nào trong trường sẽ nói chuyện để đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn nghề nghiệp của con hay không?
  • Con nghĩ gì về công việc làm part-time và công việc làm chân tay?
  • Theo chương trình hướng nghiệp được học ở trường, con thích việc làm nào nhất?
  • Con có thế tìm thấy các thông tin đáng tin cậy về nghề nghiệp ở đâu?
    Khi con bạn học lớp 10 – 11
  • Những môn học nào con thích khi con học lớp 10? Tại sao con thích nó? Con có muốn tiếp tục học tiếp nó khi con lên lớp 11 không?
  • Con có nhận thấy định hướng nghề được xây dựng trong khung chương trình học của con không? Những ngành nghề gì có liên quan đến những môn học của con?
  • Những ngành nghề nào có nhu cầu trong tương lai? Con có tìm thấy các thông tin đó trên website myfuture (https://myfuture.edu.au/) và Skills Gatewy của bang hay không?
  • Con có hiểu sự khác nhau giữa học đại học và học nghề (VET) hay không?
  • Những khoá học nào mà con thích ở đại học hoặc ở trường nghề?
  • Con có biết khoá học mà con thích có cần môn điều kiện gì không?
  • Con có biết về hình thức học từ trường nghề lên đại học không?
  • Những yêu cầu về kỹ năng và trình độ gì cần phải có đối với ngành nghề mà con yêu thích?
  • Những khoá học, những môn học nào sẽ giúp con có được kỹ năng đó?

Khi con bạn học lớp 12 và sau đó:

  • Con nghĩ rằng mình sẽ đi làm hay học tiếp vào năm tiếp theo?
  • Con có cập nhật cho kế hoạch nghề nghiệp của con không? Con có trao đổi vấn đề thay đổi của mình với cố vấn định hướng nghề của con ở trường không?
  • Con sẽ chọn học tại trường nghề hay đại học? Con có biết làm thế nào hoặc liên hệ ai để được tư vấn và đăng ký vào học chưa?
  • Mức điểm ATAR mà con cần phải đạt khoảng bao nhiêu đối với ngành con yêu thích.
  • Khoá học con chọn có yêu cầu đặc biệt gì hơn không? (Ví dụ: khoá xét nghiệm và y khoa, khoá học về thiết kế, nghệ thuật …)
  • Ai sẽ là người giúp con thực hiện việc đăng ký khoá học?
  • Con có kế hoạch dự phòng chưa nếu kế hoạch ban đầu của con không thể diễn ra như mình mong muốn?
  • Con có cần thay đổi chỗ ở để học tập hay không? Nếu cần phải thay đổi thì con sẽ thay đổi đến đâu? Bằng cách nào để con tìm chỗ ở mới? Chi phí cho việc học, ăn ở và các chi phí có liên quan sẽ là bao nhiêu?

Tóm lại, câu chuyện định hướng nghề nghiệp cho con là một câu chuyện dài mà cha mẹ cần thường xuyên trao đổi và thấu hiểu cùng con. Đối với các bạn trẻ bắt đầu đi du học từ khi học cấp 2-3 thì đây là một lợi thế rất lớn cho các bạn, bởi các bạn đang được tiếp cận với một nền giáo dục mang tính định hướng nghề nghiệp ngay từ rất sớm. Đối với các bậc phụ huynh đang và sẽ đầu tư cho con đi du học cần hiểu rõ ưu thế này để có thể tối đa hoá được giá trị vô hình của việc đầu tư giáo dục cho con mình. Hãy tham khảo bài viết tổng quan về du học Úc tại đây, hoặc những chia sẻ của những cựu du học sinh tại Úc (P1, P2) để có cái nhìn bao quát hơn.

Bài viết tiếp theo MelLink sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh về khung chương trình học cấp hai – ba của bang Victoria – Úc (VCE) để giúp phụ huynh hiểu được những lợi ích của việc định hướng nghề trong tương lai khi cho con du học sớm ở bang Victoria, Úc.

Visa 870 – visa tạm thời cho cha mẹ (Sponsored Parent (Temporary) Visa subclass 870

0

Visa 870 khác với những visa bảo lãnh cha mẹ khác như thế nào?

Không như những visa giành cho cha mẹ khác , visa 870 này không yêu cầu cha mẹ phải đáp ứng được điều kiện cân bằng gia đình của bộ di trú Úc nhằm đo lường mối liên hệ gia đình của người xin visa Cha mẹ đến Úc. Điều kiện này là bắt buộc đối với cha mẹ khi apply những visa: 103, 143, 173, 804, 864 và 884. Ít nhất một nửa số con và con riêng của họ là những người đủ điều kiện bảo lãnh, hoặc có thể nhiều hơn số con sống ở các quốc gia khác.

Tuy nhiên đối với visa 870, cha mẹ phải có một đứa con (con đẻ, con nuôi hoặc con riêng) có quốc tịch Úc hoặc thường trú nhân (hoặc là công dân New Zealand đủ điều kiện).

Trước tiên con của họ phải được chấp thuận đứng ra làm người bảo lãnh trước khi cha mẹ họ có thể nộp visa 870. Người đứng ra bảo lãnh sẽ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết như: lý lịch tư pháp và chứng minh thu nhập tối thiểu. Vì visa 870 không có quyền làm việc, cha mẹ phải chứng minh rằng họ có đủ tiền để tự trang trải trong suốt thời gian lưu trú.

Visa 870 có thể được định cư tại Úc hay không?

Thị thực tạm thời dành cho cha mẹ – 870 không dẫn đến thường trú tại Úc (PR). Cha mẹ đủ điều kiện có thể ở lại Úc tối đa 10 năm đối với thị thực này. Không có giới hạn tuổi tối thiểu hoặc tối đa cho cha mẹ.

Nếu định cư tại Úc (PR) là mục tiêu cuối cùng, thì bạn có thể xem xét việc xin visa cha mẹ khác, tuy nhiên, thị thực (visa 870) có thể là một lựa chọn tốt cho các cha mẹ muốn sống tại Úc trong khi chờ visa định cư (PR) của họ đang được xét duyệt.

Thị thực 870 được giới hạn, vì vậy một khi số lượng cố định 870 thị thực được cấp (giới hạn được đặt là 15.000), sẽ không có thêm thị thực 870 sẽ được cấp cho đến năm thị thực tiếp theo (bắt đầu vào tháng 7)

Lệ phí của visa 870?

Lệ phí xin visa là 5.000 đô la cho một thị thực lên đến ba năm và 10.000 đô la cho một thị thực lên đến năm năm. Lệ phí có thể được thanh toán làm 2 đợt, với đợt đầu tiên tại thời điểm nộp đơn và phần còn lại được thanh toán trước khi thị thực được cấp.

Chắc chắn đối với thị thực 870 mới sẽ rất tốn kém và quá trình nộp hồ sơ có thể gây nhầm lẫn, việc đủ điều kiện xin bảo trợ và xin visa có thể khó hiểu, nhưng khi được sử dụng đúng cách, thị thực này là một giải pháp đúng đắn cho các gia đình tại Úc. Nhưng đồng thời, thị thực này có thể không phải là những gì bạn cần ngay bây giờ. Đừng mạo hiểm nộp bảo lãnh cha mẹ và đơn xin thị thực 870 mà không biết mức độ đầy đủ nhất của thông tin. Thậm chí có nguy cơ nộp sai visa hoặc đúng loại visa nhưng có thể nó không phù hợp với nhu cầu hiện tại của bạn, vì điều này có thể khiến bạn căng thẳng và chờ đợi quá lâu.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cơ quan di trú chuyên nghiệp, hiểu biết và đáng tin cậy để giúp bạn đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, hay đến thăm cha mẹ hoặc di cư đến Úc, gửi email hoặc gọi cho chúng tôi ngay hôm nay!

Contact: Mr Linh Nguyen
Mob: +61 413 246 675
Email: [email protected]

MELBOURNE, AUSTRALIA
Address: Level 1, 29A Leeds Street, Footscray VIC 3011

Lưu ý về chuyển trường khi du học Úc

Thành công đầu tiên của bạn trong hành trình du học sẽ là việc bạn chọn được ngành học, khoá học và môi trường trường học phù hợp nhất với bản thân, với khả năng tài chính của mình. Việc chọn sai sẽ khiến du học sinh nhưbị mắc kẹt trong môi trường của mình và loay hoay tìm lối . Nếu chọn sai ngành, sai trường, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chuyển trường để lại không bị lạc lối lần nữa. Chính vì vậy, trước khi quyết định chuyển trường, bạn cần xác định rõ ngành học, trường học mình yêu thích. Visa được cấp của bạn liên quan trực tiếp đến khóa học và trường học n ên khi bạn thay đổi, nếu không tìm hiểu kỹ về luật, các du học sinh có thể bị Bộ Di trú Úc phát hiện và gửi thư cảnh báo, thậm chí huỷ visa du học. Những năm gần đây, tỉ lệ visa bị từ chối hoặc huỷ tăng cao đối với các trường hợp du học sinh tự ý chuyển trường, hoặc chuyển xuống ngành học thấp hơn theo thang hệ thống giáo dục Úc AQF (Australian Qualification Framework). Do đó, các bạn du học sinh cần lưu ý tìm hiểu kỹ quy định của Bộ Di trú hoặc đến các trung tâm tư vấn du học uy tín để được hướng dẫn về cách chuyển trường hoặc chuyển ngành một cách đúng đắn, tránh trường hợp visa bị từ chối hoặc huỷ.

Muốn thay đổi khóa học , nếu bạn được cấp visa ưu tiên SVP thì bạn cần đăng ký 1 khóa học khác cũng thuộc diện xét visa ưu tiên. Bạn cần đăng ký xin thêm visa sinh viên nếu bạn muốn chuyển đổi chứng chỉ hay văn bằng mà bạn đang theo học vì có thể visa hiện tại của bạn không phù hợp với điều kiện của khóa học mới.  Khoá học mới phải tương đương trình độ với khóa học hiện tại. Nếu bạn chuyển sang 1 khóa học không thuộc diện xét visa ưu tiên hoặc thay đổi mục tiêu bằng cấp mà không có visa mới thì visa của bạn có thể bị hủy.  Nếu trước đây bạn  không được cấp visa theo diện ưu tiên thì bạn không cần xin visa mới. Nếu bạn có ý định chuyển sang 1 khóa học khác có cùng mục tiêu bằng cấp, Úc có chính sách ưu tiên những học viên định chuyển sang một khóa học không thuộc diện xét visa ưu tiên, ở cùng trình độ với khóa học hiện tại. Và sẽ không bị hủy visa khi đất nước cấp hộ chiếu cho họ thuộc bậc xét 1 (đối với visa hiện tại), học viên đã sở hữu visa trong ít nhất 12 tháng.

Muốn chuyển trường, bạn cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Hoàn thành ít nhất 6 tháng của khóa học chính tại trường đã đăng ký. Vì theo quy định của phòng đào tạo quốc tế Úc (AEI), trong vòng 6 tháng của khóa học chính bạn không được phép chuyển trường trừ 1 số TH như khóa học của bạn đăng ký trước đó đã bị hủy bỏ hay trường học hiện tại cấp cho bạn 1 lá thư đồng ý chuyển trường.
  • Nếu bạn chưa học xong 6 tháng của khóa chính thì thường phải có sự chấp thuận của trường/cơ sở đào tạo. Họ sẽ đánh giá, xem xét và làm các thủ tục dưới dạng văn bản. Bạn cần chắc chắn rằng bạn hiểu rõ chính sách chuyển trường và những việc phải làm trước khi đăng ký học ở một trường mới. Nếu nhà trường không chấp nhận việc chuyển trường và bạn thấy không thỏa mãn thì bạn có thể liên hệ với giám sát viên ở văn phòng Ombudsman gần đó.
  • Nhận được thư mời học CoE của trường học mới. Nếu bạn đã có thư đồng ý chuyển trường của trường cũ thì việc xin thư mời học mới là khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn không có thư đồng ý chuyển trường của trường bạn đang theo học thì các trường sẽ có những quy định cụ thể về việc nhận học sinh.
  •  Được trường đang theo học chấp thuận  cho chuyển trường. Để nhận được thư chuyển trường Release letter là 1 việc tương đối khó. Điều này sẽ phụ thuộc vào quy định của từng trường hay nhà trường có tôn trọng  nguyện vọng của sinh viên hay không?
  • Thông báo với Bộ di trú là đã chuyển trường. Bất kỳ sự thay đổi nào về chương trình học đều phải thông báo lại với Bộ di trú DIAC để đảm bảo xét tuyển visa vẫn tuân thủ theo quy định.

Nếu cảm thấy quá bối rối về việc chuyển trường và để hạn chế tối đa việc bị huỷ visa, bạn có thể liên hệ với MelLink để được tư vấn và hỗ trợ.  MelLink chuyên hỗ trợ chuyển trường, chúng tôi có văn phòng chính tại Melbourne sẽ giúp bạn bất cứ lúc nào bạn cần. Và chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều trường hợp chuyển trường thành công. 

MELLINK- MELBOURNE
Address: Level 1, 29A Leeds Street, Footscray VIC 3011

Tel: +61 3 9689 3508

Contact: Mr Linh Nguyen
Mob: +61 413 246 675
Email: [email protected]

Contact: Mr Nathan Tran
Mob: +61 411 458 938
Email: [email protected]

Đại học Monash tăng 9 hạng và xếp thứ 75 trên toàn cầu trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới

Đại học Monash đã có những tiến bộ vượt bậc và tăng vọt 9 bậc để xếp hạng thứ 75 trên toàn cầu trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới (THE).

Monash đã thể hiện được nỗ lực về chất lượng giáo dục cũng như tiếp tục
khẳng định danh tiếng là một trường đại học quốc tế hàng đầu trên toàn cầu trong số 1396 đại học được xem xét, trên 92 quốc gia.

Kết quả mới nhất đạt được sau thành tích xuất sắc của Monash trong Bảng xếp hạng học thuật của các trường đại học thế giới (Academic Rankings of World Universities ARWU), trong đó tăng 18 bậc đến 73 và trong bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS, Monash được xếp hạng 58 trên toàn cầu.

Kết quả mới nhất đạt được sau thành tích xuất sắc của Monash trong Bảng xếp hạng học thuật của các trường đại học thế giới (Academic Rankings of World Universities ARWU), trong đó tăng 18 bậc đến 73 và trong bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS, Monash được xếp hạng 58 trên toàn cầu.

Chủ tịch và Phó hiệu trưởng Giáo sư Margaret Gardner AO cho biết kết quả đã được công bố cho thấy Monash thể hiện mình là một đại học có chất lượng và uy tín trên toàn thế giới. Monash được đánh giá cao về các nghiên cứu về giải pháp cho các vấn đề lớn trên toàn cầu: như cung cấp nước sạch, sức khỏe cộng đồng dài hạn và loại trừ các bệnh do muỗi truyền.

Ngoài ra Monash cố gắng để có được những thành quả xuất sắc bằng cách thúc đẩy môi trường giảng dạy và nghiên cứu thực sự đa dạng, sáng tạo, nhằm hỗ trợ mục đích đã đề ra một cách xuất sắc – tăng lên 75 là sự phản ánh đúng đắn về tham vọng và cam kết của Monash được đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Thành quả nghiên cứu của Đại học Monash cũng được xếp hạng trên tiêu chuẩn quốc tế trong vòng 2018 của bảng xếp hạng Excellence in Research for Australia (ERA), bởi Hội đồng nghiên cứu Úc (ARC).

Cũng theo bảng xếp hạng Đại học Thế giới mới nhất (THE World University
Rankings) do tổ chức THE World Reputation Rankings đưa ra đầu năm nay, trong đó Monash đã tăng 17 bậc để xếp hạng trong nhóm 91-100, củng cố vị trí của mình trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới.

                   Theo Monash news

Du học sinh sẽ bị huỷ Visa du học nếu làm thêm quá giờ quy định

 “Khicòn ở Việt Nam tôi nghĩ sang Úc chỉ đơn thuần là đi học tập là chính, đi làm thêm chỉ để học hỏi kinh nghiệm và giao tiếp. Tuy nhiên khi sang đây, chi phí đắt đỏ, muốn có tiền trang trải thêm cho những nhu cầu cá nhân thì việc làm thêm là rất cần thiết. Dần dần thời gian làm thêm tăng lên. Cũng như tôi, nhiều du học sinh thường tranh thủ làm thêm ở chợ Queen Victoria. Buổi sáng, họ có thể làm 2-3 giờ, sau đó đi học, và trước khi về nhà họ lại làm thêm 2-3 giờ… Côngviệc này thường được trả bằng tiền mặt. Vì vậy Bộ Di trú không kiểm tra được số giờ làm việc của sinh viên. Vìvậy nhiều bạn vẫn thường tranh thủ làm quá so với 20giờ/tuần theo quy định” một du học sinh Việt Nam tại Úc chia sẻ với MelLink

Australia là quốc gia đắt đỏ nhất thế giới với du học sinh bởi học phí, chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Theo một giáo viên dạy tiếng Anh ở Sydney, rất nhiều du học sinh đang làm thêm quá 20 giờ/tuần, nhưng không thể làm gì khác bởi họ không thể sống được với 200 đô/tuần. Tìnhtrạng này khiến cho số lượng sinh viên quốc tế bị hủy bỏ visa du học Úc ngày càng tăng lên. Theo quy định của Bộ Di trú Úc, khoản mục 8105 của Quy định Di trú 1994 thì người có visa du học không được làm bất cứ công việc nào tại Úc trước khi khóa học bắt đầu trừ khi Sinh viên đi làm thêm như một yêu cầu của khóa học, và các khóa học đặc biệt được liệt kê trong Sổ Đăng ký của Khối Thịnh vượng chung đối với các Học viện và Khóa học dành cho Sinh viên Quốc tế. Du học sinh không được làm thêm tại Úc nhiều hơn 40 giờ mỗi hai tuần khi khóa học hoặc khóa đào tạo đang diễn ra trừ trường hợp sinh viên được cấp visa để theo học hệ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và phải thực hiện nghiên cứu.

Khi bị huỷ Visa đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trục xuất khỏi Úc. Nếu bạn đang trong quá trình nộp hồ sơ xin cấp một loại visa khác thì quá trình đó sẽ tạm thời bị dừng lại. Nếu visa của bạn bị huỷ thì visa của các thành viên khác trong gia đình bạn cũng sẽ bị huỷ mà không cần báo trước. 

Vì vậy để việc làm thêm không trở thành gánh nặng bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau

1) Xin giấy phép làm thêm hợp pháp

Bạn được phép làm thêm không quá 40 giờ/ 2 tuần trong học kì, và toàn thời gian trong những kì nghỉ. Để bắt đầu đi làm, bạn cần có giấy phép làm việc (working permit) được cấp bởi Cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây, mỗi bạn đều phải đăng kí Mã số thuế (Tax File Number).

Nếu bạn du học Úc hơn 6 tháng, lương đi làm vào đợt đầu tiên sẽ được miễn giảm một phần thuế. Với những bạn du học bậc sau Đại Học (Thạc sỹ – Tiến sỹ), thời gian đi làm thêm sẽ thoải mái hơn so với những bạn còn đi họccác bậc dưới

2) Cân bằng chi phí sinh hoạt và làm việc 

Bạn nên cân bằng mọi chi phí sinh hoạt của mình để “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” và không bị lệ thuộc quá vào việc phải làm thêm thật nhiều mới có đủ tiền trang trải cho những nhu cầu đó. Bạn nên nhớ rằng việc đi du học là để học tốt, ra trường tìm được công việc tốt và còn cả phải giữ gìn sức khoẻ nơi đất khách quê người. Tránh tình trạng “tiền gà ba tiền thóc” tốn kém vào chi phí chữa bệnh và bồi bổ cơ thể do làm thêm quá nhiều. Dù là phí gì, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để luôn dự trữ một khoản tiền phòng thân.

3) Tìm một công việc phù hợp với bản thân 

Tuỳ từng khả năng, kỹ năng mà bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp. Nếu bạn giỏi tiếng Anh, thì việc làm thêm cho những ông chủ người Úc là một lựa chọn tốt vì bạn sẽ được trả mức lương tương xứng và được nâng cao khả năng ngôn ngữ cũng như tìm hiểu được thêm về văn hoá. 

Dù bạn du học tại bất kì quốc gia nào, việc làm thêm trong khuôn viên học tập luôn là những công việc “đáng mơ ước”. Chúng không những đảm bảo quyền lợi làm việc cho bạn, mà còn tạo cơ hội cho bạn học hỏi rất nhiều kinh nghiệm có ích. Những công việc thường bao gồm hỗ trợ trong thư viện (university librarian), trợ giảng (tutor) hay tình nguyện viên (volunteer)