Home Blog Page 9

Du học sinh sẽ bị huỷ Visa du học nếu làm thêm quá giờ quy định

 “Khicòn ở Việt Nam tôi nghĩ sang Úc chỉ đơn thuần là đi học tập là chính, đi làm thêm chỉ để học hỏi kinh nghiệm và giao tiếp. Tuy nhiên khi sang đây, chi phí đắt đỏ, muốn có tiền trang trải thêm cho những nhu cầu cá nhân thì việc làm thêm là rất cần thiết. Dần dần thời gian làm thêm tăng lên. Cũng như tôi, nhiều du học sinh thường tranh thủ làm thêm ở chợ Queen Victoria. Buổi sáng, họ có thể làm 2-3 giờ, sau đó đi học, và trước khi về nhà họ lại làm thêm 2-3 giờ… Côngviệc này thường được trả bằng tiền mặt. Vì vậy Bộ Di trú không kiểm tra được số giờ làm việc của sinh viên. Vìvậy nhiều bạn vẫn thường tranh thủ làm quá so với 20giờ/tuần theo quy định” một du học sinh Việt Nam tại Úc chia sẻ với MelLink

Australia là quốc gia đắt đỏ nhất thế giới với du học sinh bởi học phí, chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Theo một giáo viên dạy tiếng Anh ở Sydney, rất nhiều du học sinh đang làm thêm quá 20 giờ/tuần, nhưng không thể làm gì khác bởi họ không thể sống được với 200 đô/tuần. Tìnhtrạng này khiến cho số lượng sinh viên quốc tế bị hủy bỏ visa du học Úc ngày càng tăng lên. Theo quy định của Bộ Di trú Úc, khoản mục 8105 của Quy định Di trú 1994 thì người có visa du học không được làm bất cứ công việc nào tại Úc trước khi khóa học bắt đầu trừ khi Sinh viên đi làm thêm như một yêu cầu của khóa học, và các khóa học đặc biệt được liệt kê trong Sổ Đăng ký của Khối Thịnh vượng chung đối với các Học viện và Khóa học dành cho Sinh viên Quốc tế. Du học sinh không được làm thêm tại Úc nhiều hơn 40 giờ mỗi hai tuần khi khóa học hoặc khóa đào tạo đang diễn ra trừ trường hợp sinh viên được cấp visa để theo học hệ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và phải thực hiện nghiên cứu.

Khi bị huỷ Visa đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trục xuất khỏi Úc. Nếu bạn đang trong quá trình nộp hồ sơ xin cấp một loại visa khác thì quá trình đó sẽ tạm thời bị dừng lại. Nếu visa của bạn bị huỷ thì visa của các thành viên khác trong gia đình bạn cũng sẽ bị huỷ mà không cần báo trước. 

Vì vậy để việc làm thêm không trở thành gánh nặng bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau

1) Xin giấy phép làm thêm hợp pháp

Bạn được phép làm thêm không quá 40 giờ/ 2 tuần trong học kì, và toàn thời gian trong những kì nghỉ. Để bắt đầu đi làm, bạn cần có giấy phép làm việc (working permit) được cấp bởi Cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây, mỗi bạn đều phải đăng kí Mã số thuế (Tax File Number).

Nếu bạn du học Úc hơn 6 tháng, lương đi làm vào đợt đầu tiên sẽ được miễn giảm một phần thuế. Với những bạn du học bậc sau Đại Học (Thạc sỹ – Tiến sỹ), thời gian đi làm thêm sẽ thoải mái hơn so với những bạn còn đi họccác bậc dưới

2) Cân bằng chi phí sinh hoạt và làm việc 

Bạn nên cân bằng mọi chi phí sinh hoạt của mình để “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” và không bị lệ thuộc quá vào việc phải làm thêm thật nhiều mới có đủ tiền trang trải cho những nhu cầu đó. Bạn nên nhớ rằng việc đi du học là để học tốt, ra trường tìm được công việc tốt và còn cả phải giữ gìn sức khoẻ nơi đất khách quê người. Tránh tình trạng “tiền gà ba tiền thóc” tốn kém vào chi phí chữa bệnh và bồi bổ cơ thể do làm thêm quá nhiều. Dù là phí gì, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để luôn dự trữ một khoản tiền phòng thân.

3) Tìm một công việc phù hợp với bản thân 

Tuỳ từng khả năng, kỹ năng mà bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp. Nếu bạn giỏi tiếng Anh, thì việc làm thêm cho những ông chủ người Úc là một lựa chọn tốt vì bạn sẽ được trả mức lương tương xứng và được nâng cao khả năng ngôn ngữ cũng như tìm hiểu được thêm về văn hoá. 

Dù bạn du học tại bất kì quốc gia nào, việc làm thêm trong khuôn viên học tập luôn là những công việc “đáng mơ ước”. Chúng không những đảm bảo quyền lợi làm việc cho bạn, mà còn tạo cơ hội cho bạn học hỏi rất nhiều kinh nghiệm có ích. Những công việc thường bao gồm hỗ trợ trong thư viện (university librarian), trợ giảng (tutor) hay tình nguyện viên (volunteer)

Du lịch Úc – Những bí quyết bỏ túi

Nhắc đến Úc là các bạn nghĩ đến 1 xứ sở thanh bình, chan hòa với thiên nhiên, đất đai rộng rãi và trù phú với những bãi cát trắng trải dài trên bờ biển phía tây, những hẻm núi tuyệt đẹp của vườn quốc gia Kakadu hay sa mạc ‘Red centre’ nhuốm đỏ trong ánh hoàng hôn và nhất là không thể không nhắc đến biểu tượng những cánh buồm của nhà hát Sydney. Australia không chỉ là một đất nước có vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời, đây còn là một đất nước giàu nền văn hóa với những khu bảo tàng đầy mê hoặc, những phòng trưng bày nghệ thuật đỉnh cao, những quán cafe độc đáo và các nhà hàng có phong cách đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Và chắc chắn bạn sẽ có những  trải nghiệm thú vị khi du lịch đến vùng đất này. Để chuẩn bị cho hành trình khám phá của mình, bạn hãy tham khảo những bí quyết bỏ túi dưới đây nhé!

1) Thời điểm để du lịch:

Một điều thuận tiện nhất là bạn có thể du lịch Úc vào tất cả các mùa trong năm, mọi thứ hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào điều kiện về thời gian và khả năng tài chính của bạn. 

Úc có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè (tháng 12 đến tháng 2) rất thích hợp du lịch ở các bãi biển với ánh nắng vàng ấm áp, cũng có lúc rất nóng. Mùa thu (tháng 3 đến tháng 5)  nước Úc như khoác lên mình một chiếc áo khác khi những lá cây chuyển dần sang màu đỏ và vàng đặc trưng, thời tiết mát dịu. Mùa đông (tháng 6 đến tháng 8) thích hợp để ngắm và trượt tuyết. Mùa xuân (tháng 9 đến tháng 12) có các lễ hội hoa và hoạt động thể thao, thời tiết dễ chịu có chút se se lạnh còn vương lại. Đặc biệt thời tiết các bang có sự khác nhau rõ rệt trong cùng mùa, trong đó thời tiết ở Melbourne rất thất thường, một ngày mình có thể cảm nhận cả 4 mùa, sáng nắng, trưa mát mẻ, chiều mưa và tối rất lạnh so với các nơi khác.

2) Xuất nhập cảnh: Giấy tờ và thủ tục

Giấy tờ nhập cảnh Úc

Chính phủ Úc chưa có chính sách miễn trừ visa cho công dân Việt Nam. Do đó, để đi du lịch Úc, bạn cần làm visa loại 600 cho mục đích du lịch. Hồ sơ xin visa bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Hộ chiếu (còn hạn tối thiểu 6 tháng)

– Mẫu đơn xin cấp phép visa

– 2 ảnh cỡ 4×6

– Bản sao có công chứng chứng minh thư, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hộ chiếu (Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng)

– Sơ yếu lí lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang công tác

Ngoài ra, bạn còn cần chứng thực công việc của mình như đã đi làm hay còn là sinh viên, bạn cũng cần chứng thực năng lực tài chính của mình. Bạn có thể sử dụng sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá như giấy tờ sở hữu nhà đất, ô tô, … 

Thủ tục nhập cảnh Úc:

Tờ khai nhập cảnh là  giấy tờ quan trọng bạn bắt buộc phải điền. Thông thường, phiếu này tiếp viên hàng không sẽ phát cho bạn trên chuyến bay. Nếu không, trước khi đi làm thủ tục nhập cảnh, bạn đến quầy thủ tục sẽ có tờ khai và bút cho bạn điền.

Hướng dẫn chi tiết điền tờ khai nhập cảnh Úc

Ở mặt trước của tờ khai là các thông tin sau:

– Họ tên, số hộ chiếu

– Số hiệu chuyến bay (nếu nối chuyến, bạn ghi số hiệu chuyến bay đến Úc)

– Địa chỉ lưu trú trong thời gian ở nước Úc

– Bạn có dự định sống ở Úc dài hạn, trong 12 tháng tới không?

– Những câu hỏi liên quan đến thủ tục Hải quan và Kiểm dịch

Mặt trước tờ khai hải quan khi nhạp cảnh vào Úc
Mặt trước của tờ khai

Ở mặt sau của là các thông tin:

– Quốc gia lên máy bay (Bạn bay nối chuyến thì ghi tên quốc gia chuyển tiếp)

– Ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp

– Quốc tịch ghi trên hộ chiếu (Vietnamese)

– Thông tin liên lạc của bạn ở Úc và thông tin liên lạc người thân trong trường hợp khẩn cấp

Mặt sau tờ khai hải quan khi nhập cảnh vào Úc

Những thông tin trên bạn bắt buộc phải điền bằng tiếng Anh. Do đó, bạn nên tìm hiểu, dịch tiếng Việt những câu hỏi và điền mẫu trước ra giấy. Đến khi nhận được tờ khai thật thì chỉ cần sao chép lại là xong.

Kê khai hàng hóa khi làm thủ tục nhập cảnh Úc

Bạn cần tìm hiểu kỹ danh sách hàng hóa bị cấm nhập cảnh Úc. Sau đó, nếu có mang thì tại quầy làm thủ tục, bạn cần kê khai chi tiết về những hàng hóa mang theo. Nếu không có gì để kê khai, bạn đi vào cửa màu xanh (Green Exit). Còn nếu có đồ cần kê khai, bạn đi vào cửa màu đỏ (Red Exit).

Hải quan Úc kiểm tra rất khắt khe. Ở Úc, hải quan sử dụng chó nghiệp vụ đã được huấn luyện đặc biệt để kiểm tra có hàng cấm hay không. Hành lý của ai có chó nghiệp vụ ngồi lên trên sẽ bị nhân viên an ninh kiểm tra lại một lần nữa. Do đó, chủ động nắm chắc thông tin sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có.

Với những hàng hóa bạn mang từ Úc về Việt Nam, có những mức quy định riêng biệt về đánh thuế như: Hàng hóa mang về dưới 300 AUD được miễn thuế. Bạn giữ lại hóa đơn khi mua hàng và nên mua ở cửa hàng miễn thuế trong sân bay. Hàng điện tử khi mua về Việt Nam phải chịu mức thuế từ 50% – 70% + 10% VAT. Hành lý ký gửi không quá 20kg/người cho cả chuyến đi lẫn về. Nếu vượt quá trọng lượng phải đóng thêm phí quá cước theo quy định của hàng không. Các loại thực phẩm tươi sống hay đồ hộp, trái cây, trứng, thịt, các loại thực vật, hạt giống, da thú và lông thú đều bị cấm khi nhập cảnh Úc. Du khách không nên mang theo các loại áo quần hay nón mũ gắn lông chim, hoặc đan bằng tre nứa, cọ lát… tất cả đều sẽ bị tịch thu ngay từ sân bay. Nếu cố tình giấu giếm, rất có thể sẽ bị chính quyền địa phương phạt tù khi bị phát hiện. 

3) Mua vé máy bay:

Để tiết kiệm chi phí các bạn nên đặt vé sớm khoảng 2-3 tháng để được giá tốt. Bạn có thể đi Jetstar để có giá hợp lý, thường sẽ quá cảnh ở Singapore khoảng 3-4 tiếng. Nếu có điều kiện và muốn bay thẳng bạn có thể mua vé của Vietnam Airlines. Nếu chịu khó săn vé rẻ, bạn có  thể mua được vé khứ hồi Jetstar với giá khoảng10 triệu (bao gồm 20kg hành lý kí gửi). Bạn cũng có thể tham khảo các hãng khác để được giá rẻ hơn.

4) Đặt khách sạn:

Bạn có thể so sánh giá trên các trangAgoda, Expedia,  Traveloka.com hoặc Booking.com và đặt ở đó. Các bạn nhớ book khách sạn gần trạm xe bus , tàu điện hoặc khu vực trung tâm để dễ di chuyển. Bạn nên thuê khách sạn trước khi đi. Khách sạn ở Úc, mà cụ thể là Sydney thì giá cả rất đắt. Các khách sạn ở khu vực trung tâm CBD (quanh các nhà ga Central Station, Town Hall Station, Circular Quay Station, Museum Station, Martin Place Station…) hay quanh cầu cảng Sydney, thì giá phòng dorm rơi vào khoảng 40$ – 50$/giường (giá Việt Nam thì trên 1 triệu/giường).

Xa xa hơn một chút, thì giá phòng dorm rơi vào tầm khoảng 600.000/giường trở lên. Còn phòng khách sạn thì khoảng từ 2.000.000/phòng trở lên. Giá phòng có thể thay đổi tùy theo thời gian các bạn đi vì vậy các bạn nên check trước khi đi. 

Một lựa chọn khác cho các bạn đó là thuê phòng ở Airbnb. Giá thuê phòng Airbnb ở Sydney rẻ hơn thuê khách sạn, phòng 1 giường lớn cho 2 người chỉ khoảng 40$/ngày. Tức là bằng giường dorm nếu các bạn thuê khách sạn. Khu vực thì như nhau, vì đều ở trung tâm. Bạn có thể được giảm 35 USD khi đặt phòng ở Sydney nếu đăng ký tài khoản mới tại đây. Mỗi thời điểm, Airbnb sẽ có chính sách khuyến mãi khác nhaunên bạn nên tìm hiểu sớm nhé.

5) Phương tiện di chuyển tại Úc:

Nếu bạn muốn di chuyển bằng taxi thì bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc phải bỏ ra khá nhiều chi phí vì taxi bên Úc rất đắt đỏ. Bạn nên sử dụng phương tiện xe bus, tàu điện hoặc xe lửa. Bạn có thể tra tuyến xe buýt trên mạng hoặc cập nhật tuyến đường tại trạm xe bus. Tại Melbourne ngoài phương tiện công cộng (dùng thẻ Metcard mua tại bất kì máy bán vé tự động nào trong thành phố), xe điện đi vòng quanh thành phố City Circle Tram là một loại phương tiện miễn phí cho khách du lịch.

Xe điện sẽ xuất phát từ Quảng trường thành phố trên đường Swantons (giữa đường Collins và ga Flinder Streets), hoạt động từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày, mỗi chuyến cách nhau 10 phút và đi quanh trung tâm thành phố trong vòng 40 phút.

6)  Wifi ở Úc có sẵn không?

Ở Úc wifi không được sử dụng miễn phí và thoải mái như ở Việt Nam. Bạn nên tận dụng wifi ở khách sạn, tìm kiếm trước địa điểm và cách đi  (bản đồ có sẵn tại khách sạn). Nếu không biết đường bạn có thể hỏi dân địa phương. Người Úc nhiệt tình và vui vẻ hơn người Anh và Mỹ nên bạn có thể hỏi thoải mái. Nếu các bạn không yên tâm về vốn tiếng anh có thể tham khảo cách thuê wifi du lịch trên mạng

7) Kinh nghiệm Ăn uống ở Úc:

Ở Úc món nào cũng có: Việt Nam, Trung, Hàn, Nhật… Thường các quán mở cửa trễ khoảng 11h trưa, cũng có một số mở cửa sớm để phục vụ ăn sáng, chủ yếu là hamburger, bánh ngọt hay cà phê. Giá khoảng hơn chục đô cho một bữa ăn. Để tiết kiệm có thể vào siêu thị lớn Coles để mua giá thức ăn, nước uống hoặc đồ dùng sẽ rẻ hơn mua ở cửa hàng tiện lợi.

Bạn có thể mua đồ ăn tại Úc với giá rẻ bất ngờ nếu bạn nắm được bí quyết “giờ vàng” ăn uống của người bản xứ. Cuối ngày, hàng loạt cửa hàng ăn uống trong các khu foodcourt bắt đầu giảm giá mạnh cho các món ăn.Vì vậy bạn có thể mua hộp sushi nhân tôm hùm với miếng salad bơ vô cùng hấp dẫn với giá chỉ bằng một nửa buổi sáng. Và nếu thông thường bạn phải trả 5 USD Úc mà chỉ được 2 chiếc đùi gà nướng mật ong thì vào “giờ vàng”, bạn sẽ được những người chủ hàng hào phóng gắp cho 4,5 chiếc.

Nếu bạn đã mệt nhoài sau một ngày ngao du khám phá các danh lam thắng cảnh, đêm đến chỉ muốn nằm trong khách sạn thưởng thức một bữa tối nhẹ nhàng, hãy nhớ ghé qua các quán ăn trong foodcourt tầm 4,5 giờ chiều để chọn cho mình một một phần mì Ý hãy còn nóng sốt hay một cuộn burito Mexico đầy đặn với thịt gà và rất nhiều salad với giá không quá 5 USD. Muốn một vài chiếc bánh ngọt sau bữa tối, đừng quên dừng chân ở các shop bánh mì và tha hồ lựa cho mình những hộp bánh “siêu khuyến mãi” với đủ loại donut, cupcake, bánh kem nhân dừa…

Bạn có thể mua bánh pizza với giá hấp dẫn nếu bạn mua vào những ngày đầu tuần. Một chiếc pizza to đủ cho 2 người ăn no bụng, với đủ hương vị từ thịt BBQ, gà, tôm, rau củ… có khi chỉ 4,95 USD. Bạn tải các app của Pizza Hut, Crush hoặc Dominos để được cập nhật các deal này mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức những bữa buffet hải sản hấp dẫn ở các nhà hàng, khách sạn đắt đỏ với giá mang tính “khuyến mãi” nếu bạn chịu khó tìm hiểu các chương trình khuyến mại của họ. Hãy thường xuyên vào các trang như groupon hay special ouffer, biết đâu bạn sẽ tìm được voucher cho một bữa tối trên du thuyền vô cùng lãng mạn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về visa du học Úc hay một số visa định cư Úc hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến du học và định cư tại Úc, hãy liên lạc với chúng tôi theo email: [email protected]

Đại học Victoria Úc nằm trong 2% các trường đại học danh tiếng trên toàn thế giới

Đại học Victoria (VU) tiếp tục nhận được sự công nhận nằm trong 2% các đại học danh tiếng trên toàn thế giới, khi nó leo lên cao hơn 3 bậc trong bảng xếp hạng các trường đại học quốc tế. Thành quả xuất sắc này thể hiện, đại học Victoria – Úc đã liên tục cam kết trở thành một nơi học tập xuất sắc và cung cấp cho nền giáo dục đẳng cấp thế giới.

Thời báo Times Higher Education (THE) đã đưa ra bảng Xếp hạng các trường Đại học Trẻ Năm 2020 nhằm so sánh các trường đại học hàng đầu từ 55 quốc gia.

  • VU đã lọt vào top 50 năm 2019, xếp thứ 45 trên thế giới, tăng từ 53 năm 2018 và 56 năm 2017.
  • VU được xếp hạng cao nhất trong bốn trường đại học được xếp hạng của Victoria, trước Deakin, Swinburne và RMIT.

Xếp hạng toàn cầu về môn học của ARWU (ARWU Global Ranking) 2019 (còn được gọi là Xếp hạng Jiao Tong Thượng Hải) nhằm xếp hạng các trường đại học theo 54 môn học. VU được xếp hạng trong sáu lĩnh vực chủ đề vào năm 2019, với hai lĩnh vực được xếp hạng trong top 50 trên thế giới: Kỹ thuật – Tự động hóa và Điều khiển (# 33), và Khoa học Xã hội – Quản trị Khách sạn và Du lịch (# 37).

Sự gia tăng thứ hạng của VU sau thành công của giải thưởng eLearning qua một số thành tựu VU thú vị bao gồm cả giải thưởng LearnX Live cho các dự án eLearning được sử dụng trên toàn bộ khóa học bậc đại học cũng như sau đại học của VU. Đại học Victoria và đại học Victoria Polytechnic đã nhận được sáu giải Bạch kim và một giải Vàng cho các dự án eLearning. Các giải thưởng phản ánh cách tiếp cận và đổi mới về giáo dục và đào tạo của VU cho sinh viên bản địa và quốc tế.

Gần đây VU đã nỗ lực trong việc thể hiện mình là đại học đầu tiên tại Úc áp dụng mô hình học tập hình khối nhằm hỗ trợ môi trường học tập của sinh viên cũng như nhằm thực hiện châm ngôn của VU: “VU’s New Way To Do Uni”

Tháng trước, giáo sư học thuật của Đại học Columbia là David Helfand, người tiên phong trên toàn cầu về áp dụng Block Model trong hệ thống giáo dục, đã có một buổi tọa đàm tại VU, ông tập trung vào những lợi ích của việc dạy, áp dụng Block Model và ca ngợi những thành tựu đã đạt được của VU.

Nói chung, các giải thưởng quốc gia và quốc tế này khẳng định cam kết liên tục của VU chuyển đổi về môi trường học tập đổi mới. Marcia Devlin, Phó Phó hiệu trưởng cho biết các giải thưởng và giải thưởng gần đây là bằng chứng nữa cho thấy The New Way To Do Uni đang đi đúng hướng, cùng với việc giới thiệu mô hình Nghiên cứu VU mới của chúng tôi và Phương thức khối học tập mang tính cách mạng của chúng tôi.

Theo VU news

Du học Thạc sĩ ngành marketing tại Úc

Xã  hội càng phát triển thì ngành học Marketing không bao giờ là lỗi mốt. Do xu thế toàn cầu hóa, hầu như các công ty, tập đoàn từ sản xuất đến dịch vụ đều cần đội ngũ nhân viên tiếp thị để giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường. Marketing được xem là ngành “hot”, năng động và dễ xin việc nhất hiện nay. Không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng chính những người làm marketing đã góp phần tạo nên tên tuổi và sự thành công cho các doanh nghiệp. Họ không trực tiếp làm ra tiền nhưng nhờ họ mà sản phẩm được nhận biết tốt trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy doanh số của công ty. Marketing chính là chiến lược giúp cho các doanh nghiệp thắng thế trong cuộc chiến dành được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

 Tại Úc có rất nhiều chương trình đào tạo về Marketing bậc thạc sĩ. Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp trong ngành này khá lớn. Bằng Master marketing ở Úc có giá trị trên thế giới, vì vậy bạn có thể xin việc ở nhiều nước phát triển như Úc, châu Âu, Canada, Singapore.

Chương trình thạc sỹ Marketing được thiết kế và phát triển dành cho những ai muốn phát triển thêm nữa chuyên môn của họ và ứng dụng nó vào trong thực tiễn kinh doanh. Trong khóa học này, bạn sẽ hiểu thế nào là nguyên tắc cơ bản và bất biến của marketing, ứng dụng những gì học được vào từng trường hợp khác nhau của marketing.

Khóa học này cho phép bạn tập trung nghiên cứu mọi mặt trong lĩnh vực marketing và xây dựng kỹ năng nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu cũng như tham gia vào các lĩnh vực chuyên ngành như dịch vụ khách hàng, marketing online, marketing quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các vị trí sau: 

  • Điều phối viên Marketing (Marketing Coordinator) 
  • Trợ lý Marketing (Marketing Assistant)
  • Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist) 
  • Cộng tác viên Marketing – Marketing Associate
  • Phân tích marketing – Marketing Analyst
  • Điều phối viên kinh doanh và marketing – Sales and Marketing Coordinator 
  • Tư vấn marketing – Marketing consultant
  • Trợ lý kinh doanh và marketing – Sales and Marketing Assistant 
  • Phân tích nghiên cứu Marketing – Marketing Research Analyst
  • Chuyên viên truyền thông marketing – Marketing Communication Specialist
  • Điều phối viên truyền thông marketing – Marketing Communications Coordinator 
  • Marketing Representative – Đại diện marketing

Điều kiện học Thạc sĩ marketing ở Australia

  • Tốt nghiệp Đại học
  • Điều kiện Tiếng Anh: IELTS 6.0-6.5, bạn có thể học khóa tiếng Anh tại Úc trước khi chính thức khóa học

Nếu kết quả học tập bậc Đại học của bạn không đạt yêu cầu đầu vào bạn có thể phải học thêm 1 khóa chứng chỉ sau Đại học hoặc khóa dự bị thạc sỹ kéo khoảng 6-10 tháng.

Chi phí du học Master marketing ở Úc

  • 30.000 – 33.000 AUD/ năm
  • Tiếng Anh: 2.800 – 4.500 AUD/khóa 10 tuần. Thời gian học: 10-40 tuần
  • Sinh hoạt phí tại Úc: 800-1.200 AUD/tháng (tùy nhu cầu chi tiêu mỗi người)

Hiện nay, có một số trường đào tạo Thạc sĩ ngành marketing tại Úc được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn bao gồm:

  • Curtin University of Technology, Deakin University of Technology, Queensland University of Technology AUD, University of Adelaide, University of South Australia, University of New South Wales, Victoria University, Murdoch University, University of Western Sydney, University of Wollongong,…

Hồ sơ du học Thạc sĩ tại Úc

  • Giấy tờ tùy thân
  • Hộ chiếu
  • Ảnh
  • Bản sao khai sinh
  • Đăng ký kết hôn (nếu có)
  • Sổ tiết kiệm
  • Thư xác nhận của trường bên Úc
  • Đơn xin học (đã khai)
  • Lệ phí xét hồ sơ (theo thông tin trường yêu cầu)

Kết hôn giả để định cư Úc: con đường có lắm chông gai!

Mặcdù kết hôn giả luôn tiềm ẩn những rủi ro nhưng hàng năm vẫn có hàng trăm trường hợp người Việt lựachọn con đường nhập cư này.Chỉ trong năm 2009, Bộ Di trú Úc đã điều tra trên 1.150 cặp vì nghi ngờ họ chỉ là vợ chồng “hờ”, kết quả là khoảng 220 thị thực bị huỷ bỏ. Lýdo phổ biến hầu hết các cặp vợ chồng kết hôn giả đều không vượt qua được những cuộc trắc nghiệm về cuộc sống riêng tư. 

Kết hôn giả ở Úc thựchiện như thế nào?

Thườngbạn sẽ được giới thiệu cho kết hôn với một công dân Úc. Chi phícho nữ khoảng$45.000 – $60.000, còn namkhoảng từ $50.000 – $65.000. Sốtiền được chia làm 2 lần, 50% được giao trước và50% giao sau khi vào được thường trú nhân.

Giá gốc thì là như vậy, nhưng còn rất nhiều chi phí phát sinh khác. Ví dụ như nếu người ở Úc đang có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập. Khi bay về Việt Nam để tiến hành tạo bằng chứng, làm giấy tờ…. người thuê còn phải chịu những chi phí ăn ở, đi lại, vé máy bay khứ hồi, thậm chí có nhiều người đòi cả tiền lương mà họ chịu thất thoát trong khoảng thời gian họ ở tại Việt Nam. Tính ra chi phí trong mục này xấp xỉ khoảng $5.000. Người chồng/vợ là công dân Úc, chấp nhận kết hôn giả sẽ về Việt Nam làm đám cưới, duy trì cuộc sống vợ chồnggiảvới đối tác và tham gia phỏng vấn tạibộ di trú Úc.

Nhìntưởng đơn giản, khoảngthời gian nhanh hay lâu còn tùy thuộc vào nguồn tài chính. Cách đi nhanh nhất là du lịch, du học, thăm thân nhân hay bất cứ lý do gì có thể khiến ngườimuốn định cư đặt chân tới nướcÚc. Sau đó cùng với người bảo lãnh tạo ra những bằng chứng đủ để chứng minh được tình cảm của hai người và sau khi trở lại Việt Nam, hai người đã tạo ra được mối dây ràng buộc giữa hai bên. Khoảng thời gian tổng cộng đủ để có VISA sang tới Úc này khoảng 9 tháng. .

Nếu như thất bại trong buổi phỏng vấn, sẽ có hai cách để giải quyết:

1: Tiếp tục theo đuổi tới cùng, bằng cách đưa đơnkiện bộ Di trú Úc tạitòa án Úc. Thời gian chờ đợi để xử lý vụ kiện từ 6 tháng đến một năm. Chi phí tòa án và luật sư khoảng $5.000.

2: Khi bị bác đơn, Bộ Di trú sẽ gửi trả toàn hồ sơ về, và lại phải tổ chứcđám cưới. Sau đó nộp lại từ đầu với thời gian chờ đợi từ 06 – 08 tháng để xét duyệt hồ sơ. Trong trường hợp này nếu vẫn bị bác đơn, thì cách cuối cùng là mang đơn đi kiện như đã nói ở trên.

Thông thường khi đã mang đơn đi kiện, thì xác suất thắng rất cao, nhưng đòi hỏi cả hai phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt giấy tờ, bằng chứng và các câu hỏi thẩm vấn mà tòa sẽ đưa ra để đối chất cùng một lúc giữa hai người trong cùng một thời điểm.

Đám cưới giả là cách hợp thức hoá cho một cuộc hôn nhân khác quốc tịch trước sự kiểm tra của Bộ Di trú Úc. 

Con đường có bằng phẳng?

Khôngđơn giản như bạn nghĩ, người củaBộ di trú Úc sẽgọi phỏng vấn bất chợt người vợ hoặc chồngvới những nội dung như người này đang ở đâu, với ai, ở căn nhà số mấy, đang làm gì…

Họ sẽ có những nhóm đi gõ cửa tận nhà vào khoảng 5-6h sáng hay 7-8 giờ tối để xem phòng nào hai vợ chồng ở, giường đôi đâu, quần áo vợ chồng đâu, trong phòng có quần áo hai vợ chồng không. Thậm chí họ vào phòng tắm hỏi bàn chải nào của chồng, bàn chải nào của vợ. Đi qua hàng xóm, đưa hình và hỏi hai vợ chồng này có ở đây không.

Tất cả đồ đạc trong nhà bao gồm cả quần áo và trang sức đều phải được sắp đặt giống các căn nhà của những cặp vợ chồng bình thường khác. Họ phải thuộc lòng những thông tin về nhau và mọi thứ trong căn nhà ấy. K cả thông tin về sở thích, rảnh rỗi hai người thường làm gì, thậm chí cả chuyện mặc… quần lót hiệu gì cả hai đều phải nắm rõ để nếu không may bị hỏi còn biết trả lời.

Những dữ liệu của một số cơ quan nhà nước như ATO, bằng lái xe, Centre linlk đều có kết nối với nhau. Họ còn kiểm tra được Opal Card đểbiếtđi những đâu, kiểm tra Facebook xem có ảnh vợ chồng hay không, hay ghi là đang ở chế độ độc thân. Bộ Di trú còn kiểm tra thẻ ngân hàng, nếu nhà ở Carbramatta mà cứ rút tiền ở Bankstown là sẽ nghi ngờ.

Tiền mất tật mang từ kết hôn giả để được nhập cư vào Úc

Không may mắn một chị quê Hải Phòng theo người chồng “hờ” sang Úc đã 5 năm vậy mà hồ sơ kết hôn của chị vẫn bị “đóng băng” sau ba lần Bộ Di trú tới “thăm” nhà. Người “chồng” gần như rũ bỏ trách nhiệm sau khi nhận hơn $30.000 của chị. “Anh ta chỉ về nhà khi đã xài hết tiền để “vòi vĩnh” thêm thì mới chịu tiếp tục thực hiện hợp đồng”, chị kể.

Bi đát hơn, mộtngười đàn ôngvốn đã lập gia đình ở Việt Nam nhưng trong một lần gặp lại người bạn cũ nay đã là Việt kiều Úc, anh được bạn giới thiệu kết hôn giả với một cô gái Úc gốc Việt để sang định cư tại Úc tìm cơ hội đổi đời. “Mình định là sẽ sang trước, khi nhập cư được sẽ bảo lãnh vợ con sang sau” – Anh tâm sự. Thế nhưng ngày đó không bao giờ đến vì cô gái đã ẵm 400 triệu đồng rồi lặn mất hút nơi phương trời Tây sau lễ cưới giả với anh ở Việt Nam.

Bi hài chuyện giả thành thật

Một anh thợ chụp ảnh, lại say sưa kể về cuộc hôn nhân giả thành thật của mình: “Sau hơn một năm gắn bó chung theo hợp đồng hôn nhân, những lần chuyện trò, xem phim và cùng thưởng thức các món ăn ngon mà “vợ” nấu…, chúng tôi yêu nhau và nên duyên vợ chồng thật”. Giờ anh đã có một mái ấm hạnh phúc bên người vợ và cô con gái xinh xắn.

Hoặc trường hợp người đàn ông Việt sang Úc làm nghiên cứu sinh và đưa vợ con sang cùng. Thời gian đầu, hai vợ chồng phải sống ở hai thành phố nên cuối tuần mới gặp nhau.Sau 2 học kỳ, ngườichồng về nước để làm khảo sát và thí nghiệm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Vợ và các con ở lại Australiavà hai vợ chồng bàn nhau để người vợ tìm mối kết hôn rồi sau khi đã hoàn thành thủ tục,vợ ly hônvà hai vợ chồng lạilàm thủ tục để kết hôn lại. Sau 6 tháng trở lại Úc,anh chồng chết đứng khi ngườ vợ khóc và thúnhận với chồng về việc đã yêu người chồng “hờ” từ lúc nào không biết. 

Úc trừng phạt tội kết hôn giả thế nào?

Theo trang Visa Solutions, nếu nhà chức trách phát hiện một cuộc hôn nhân là giả, cả chồng và vợ đều đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng. Người nhập cư sẽ bị trục xuất về nước và bị tịch thu visa.

Nhân viên cơ quan di trú có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào và có một loạt biện pháp khác nhau để phát hiện hôn nhân giả.

Vào bất cứ giai đoạn nào họ cũng có thể yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ và tiến hành thẩm vấn sâu hai vợ chồng. Họ cũng có thể tới nhà, nói chuyện với bạn bè hay người chủ nơi làm việc của cặp vợ chồng đó.

Hà My tổng hợp

Học viện Ad Astra chính thức đóng cửa từ 14/8/2019

Ngày 14/08/2019, Học viện Ad Astra Institute Pty Ltd (Ad Astra) đã bị hủy giấy đăng ký dạy, tổ chức các khóa học cho sinh viên nước ngoài tại Úc (đăng ký CRICOS) bởi Cơ quan quản lý chất lượng đào tạo của Úc (ASQA). Điều này có nghĩa là Ad Astra phải ngừng tất cả các khóa học cho sinh viên quốc tế kể cả với các bạn đang theo học dở dang tại đây.

Hiện cơ quan Bảo đảm học tập cho sinh viên quốc tế (gọi tắt là TPS) của chính phủ Úc đã tổ chức gặp mặt để hỗ trợ các bạn bị ảnh hưởng từ việc đóng cửa Học viện Ad Astra. TPS rất lấy làm tiếc khi biết sự cố với Ad Astra đã khiến việc học của nhiều sinh viên quốc tế bị gián đoạn. Ad Astra buộc phải sắp xếp chuyển sinh viên của mình đến một trung tâm giáo dục khác hoặc hoàn trả học phí chưa sử dụng muộn nhất trong ngày hôm nay (thứ Tư ngày 28 tháng 8 năm 2019). Tuy nhiên, theo thông tin văn phòng MelLink được biết, Ad Astra hiện khá im ắng trong việc thực hiện các yêu cầu trên. Hiện sinh viên chưa nhận được phản hồi từ nhà trường và các kênh liên lạc của trường có vẻ ngừng hoạt động.

Văn phòng MelLink hiện có chương trình giúp đỡ miễn phí dành cho sinh viên học tại Ad Astra trong việc tư vấn tìm và hỗ trợ sinh viên chuyển tới trường mới phù hợp nhất với bản thân. Ngoài ra, MelLink cũng sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình xét miễn môn học ở trường mới. MelLink đã hợp tác với một số trường để xét miễn môn nhanh và cấp thư mời mới trong vòng 1-2 ngày cho các bạn sinh viên từ trường Ad Astra.

MelLink khuyến cáo các bạn cần tìm hiểu kỹ các trường trước khi xin chuyển đến. Tránh tình trạng chọn nhầm trường không thực sự có uy tín giảng dạy, mở ra với mục đích chính là giúp sinh viên “nuôi visa”.

MelLink sẽ hỗ trợ tư vấn và tìm giúp các bạn những ngôi trường uy tín và phù hợp nhất với bản thân. Hãy liên lạc với văn phòng MelLink để có sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé!

·         Email: [email protected]

·         Telephone: 03 9689 3508

·         Website: https://mellink.net.au

·         Facebook: https://www.facebook.com/mellinkaustralia/

Chúc các bạn may mắn!

Visa 190 – Skilled Nominated visa

0

Visa 190 – diện tay nghề có bảo lãnh của chính phủ, là loại visa thường trú cho phép những lao động có kỹ năng muốn sang Úc làm việc và sinh sống, được xem xét dựa trên Thang điểm định cư dạng tay nghề (Point Test) và được bảo lãnh bởi chính phủ của tiểu bang, vùng lãnh thổ tại Úc.

Quyền lợi khi định cư vào Úc với visa 190
  • Sinh sống, học tập và làm việc ở Úc vô thời hạn (nếu dưới 18 tuổi, bạn sẽ được phép học trường công miễn phí).
  • Được hưởng các chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội như công dân Úc (Medicare).
  • Được bảo lãnh người thân sang thường trú ở Úc nếu có đủ điều kiện.
  • Được tự do ra vào nước Úc trong vòng 5 năm kể ngày được cấp visa 190 Úc.
  • Được phép nộp đơn xin trở thành công dân Úc (nếu có đủ điều kiện).
Điều kiện để cấp visa 190
  • Được cơ quan chính phủ của một tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ tại Úc bảo lãnh.
  • Nhận được thư mời nộp hồ sơ của chính phủ Úc.
  • Ngành nghề làm việc phải nằm trong danh sách nghề định cư Úc STSOL hoặc MLTSSL.
  • Đạt được Skill Assessment để chứng minh bạn có đủ kỹ năng và trình độ để làm việc trong ngành nghề đó.
  • Đạt được điểm số điểm trong thư mời định cư Úc diện tay nghề là 60 hoặc nhiều hơn. Điểm trong thư mời của bạn dựa trên thông tin trong EOI của bạn. Bạn phải có đủ điểm vào thời điểm bạn được mời nộp đơn xin visa.
  • Dưới 45 tuổi tại thời điểm nhận được thư mời nộp hồ sơ xin visa.
  • Đạt trình độ Anh văn thành thạo (IELTS đạt tối thiểu 6.0 cho mỗi kỹ năng).
  • Thoả mãn các yêu cầu về sức khỏe, lý lịch pháp lý và lý lịch tài chính.

Những người có thể xin định cư Úc visa 190 với bạn:

  • Vợ chồng/ Bạn đời chưa chính thức.
  • Con của 2 vợ chồng hoặc con riêng của vợ/chồng.
  • Người thân phụ thuộc khác.
Hồ sơ và thủ tục cần thiết để nộp visa 190
  •  Bằng cấp, chứng chỉ, giải thưởng.
  •  CV/ Sơ yếu lý lịch chi tiết.
  •  Bảng điểm.
  •  Chứng minh khả năng tiếng Anh. (kết quả IELTS).
  •  Thư giới thiệu làm việc.

Các chứng minh nghề nghiệp khác để xin định cư Úc visa 190 như:

  •  Giấy tờ nộp thuế.
  •  Giấy tờ đóng tiền lương hưu.
  •  Giấy thanh toán lương.
  •  Xác nhận ngân hàng (thể hiện việc thanh toán lương) v..v…

 Các tài liệu cá nhân:

  •  Giấy khai sinh.
  •  Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có).
  •  Giấy chứng nhận ly hôn (nếu có).
  •  Ảnh hộ chiếu.
  •  Hộ chiếu.
Chi phí xin visa 190

Lệ phí nộp hồ sơ xin định cư Úc visa 190 là $4,045 cho người nộp đơn chính. Đối với những người phụ thuộc trên 18 tuổi, phí nộp hồ sơ là $4,050 trong khi chi phí này cho những người dưới 8 tuổi là $1,010.

Ngoài ra bạn có thể phải trả thêm những khoản phụ thu khác do những người phụ thuộc khác, đặc biệt là khi họ không thỏa mãn các yêu cầu, đặc biệt là Anh văn.

Quy trình xin visa 190
  • Chỉ định một công việc nằm trong danh sách nghề SOL và danh sách ưu tiên tiểu bang tiểu bang.
  • Kiểm tra tính điểm.
  • Tham gia sát hạch nghề cho công việc được chỉ định và thi đạt yêu cầu Ielts.
  • Nộp thư bày tỏ quan tâm.
  • Nộp hồ sơ xin visa.
  • Đợi phòng nhập cư kiểm tra hồ sơ.
  • Từ 4-6 tháng sẽ được cấp visa. 
Lưu ý khi xin visa 190

Bạn có 60 ngày để nộp hồ sơ xin định cư Úc visa 190 tính từ ngày bạn nhận được thư mời (Invitation). Thư mời sẽ được quyết định căn cứ trên nội dung Thư bày tỏ sự quan tâm (EOI) của bạn, do đó hồ sơ xin visa nên phản ánh trung thực các thông tin đã cung cấp trong EOI cũng như cung cấp đầy đủ bằng chứng cho các thông tin này.

Các cơ quan chính phủ của các tiểu bang/vùng lãnh thổ có thể xem xét ROI của bạn qua SkillSelect và quyết định có bảo lãnh bạn xin định cư Úc visa 190 hay không. Bên cạnh danh sách tay nghề ưu tiên định cư chung STSOL và MLTSSL, mỗi tiểu bang/vùng lãnh thổ ở Úc đều có một danh sách riêng bao gồm các ngành nghề, kĩ năng mà họ đang thiếu.

Trong Thư bày tỏ quan tâm, bạn có thể trình bày nguyện vọng được sống tại một Tiểu bang/ Vùng lãnh thổ duy nhất hoặc cũng có thể lựa chọn tất cả các bang. Nếu chấp thuận sự chỉ định của một Tiểu bang/Vùng lãnh thổ về việc định cư Úc visa 190, bạn sẽ phải tuân thủ một số quy định sau:

  • Duy trì việc định cư tại Bang/ Vùng lãnh thổ đã bảo lãnh cho quý vị trong vòng tối thiểu 2 năm.
  • Sẽ thông báo cho chính quyền Bang/Vùng lãnh thổ biết bất cứ thay đổi nào về chỗ ở trước khi di chuyển.
  • Sẵn sàng cho trả lời các bài khảo sát của Bang/ Vùng lãnh thổ và cung cấp các thông tin nếu được yêu cầu.
  • Các yêu cầu khác của Bang/ Vùng lãnh thổ chỉ định.

Visa 485 – Temporary Graduate visa

0

Visa 485 có tên thông dụng TR (Temporary Resident) là thị thực tạm thời được cấp cho sinh viên mới tốt nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học tại Australia. Du học sinh được cấp visa 485 được phép lưu trú tại đất nước này từ 18 tháng – 4 năm tùy thuộc vào trình độ được cấp bởi các cơ đào tạo của Úc.

Visa 485 gồm hai loại, cụ thể như sau:
  • Graduate work stream: Visa có thời hạn 18 tháng dành cho du học sinh tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề.
  • Post Study Work stream: Visa có thời hạn từ 2 – 4 năm dành cho du học sinh có visa du học đầu tiên được cấp sau ngày 5/11/2011.

Thời gian lưu trú cụ thể của visa thường trú 485 – Post Study Work stream:

  • Cử nhân (gồm cả cử nhân đại học và bằng danh dự): 2 năm
  • Thạc sĩ: 2 năm
  • Thạc sĩ nghiên cứu: 3 năm
  • Tiến sĩ: 4 năm

Trong thời gian visa 485 có hiệu lực, cựu du học phải tìm việc làm hoặc nộp đơn xin học tiếp, đây là bước đệm quan trọng để chuẩn bị hồ sơ xin định cư lâu dài tại Australia.

Điều kiện xét duyệt chung của visa 485

Du học sinh nếu muốn được cấp visa 485 thì cần phải đáp ứng được những điều kiện xét duyệt như sau:

  • Hoàn thành khóa học đủ điều kiện tại Australia với thời gian học tối thiểu 2 năm (Australian Study Requirement)
  • Đạt điều kiện Australian Study Requirement trong vòng 6 tháng trước khi nộp đơn
  • IELTS ≥ 6.0, không kỹ năng nào dưới 5.0 hoặc PTE ≥ 50 và không kỹ năng nào dưới 36
  • Có bảo hiểm trong thời gian nộp đơn và visa có hiệu lực
  • Có thẩm định tay nghề của một trong MLTSSL (danh sách nghề trung và dài hạn) đối với visa 485 – Graduate work stream
  • Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu:
  • Giấy khai sinh
  • Police check của Úc (AFP)
  • Form 80
  • Tuổi dưới 50
Cách xin visa tạm trú 485 như thế nào?

Thời gian xét visa có thể kéo dài tới 4 tháng, vậy nên đối với những trường hợp visa du học không còn đến 2 tháng thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi vì sau khi nộp hồ sơ du học sinh sẽ được cấp Bridging Visa A để ở lại Australia hợp pháp cho đến khi có quyết định visa mới đến từ Bộ di trú. Trong trường hợp đơn xin visa bị từ chối, các bạn sẽ có 35 ngày để rời khỏi Úc.

Lệ phí nộp visa 485

Lệ phí từ 1,650$ đô la Úc.

Visa 500 – Student Visa

0

Visa du học Úc (Visa 500 – Student Visa) được cấp cho sinh viên quốc tế đi học toàn thời gian tại cơ sở giáo dục được chứng nhận tại Úc.

Điều kiện cấp visa 500:

  • Đã đăng ký và được nhận vào học tại một trường của Úc
  • Trên 6 tuổi
  • Có kế hoạch về chi phí trong suốt thời gian ở tại Úc nếu đương đơn dưới 18 tuổi
  • Có thẻ bảo hiểm y tế cho sinh viên quốc tế tại Úc (Overseas Student Health Cover (OSHC))

Quyền lợi của visa 500:

  • Theo học khóa học toàn thời gian đăng ký tại Úc
  • Các thành viên trong gia đình đủ điều kiện có thể đi cùng
  • Đương đơn và gia đình có thể làm thêm số giờ nhất định theo quy định
  • Có thể ở lại Úc cho đến khi kết thúc khóa học

Thời hạn của visa: Có thể lâu tới 5 năm, phụ thuộc vào độ dài khóa học

  • Nếu khóa học dưới 10 tháng: Thời hạn visa là thời gian học cộng thêm 01 tháng
  • Nếu khóa học trên 10 tháng và kết thúc từ tháng 1 đến tháng 10 hàng năm: Thời hạn visa là thời gian học cộng thêm 02 tháng
  • Nếu khóa học trên 10 tháng và kết thúc vào cuối năm học của Úc (tháng 11, 12 hàng năm): Thời hạn visa kết thúc vào ngày 15/3 của năm tiếp theo.

Lệ phí nộp visa sinh viên du học – Visa 500:

  • Lệ phí từ $620 đô la úc

Hình thức nộp visa:

  • Visa nộp trực tuyến, có thể nộp khi bạn đang ở trong hay ngoài nước Úc

Điều kiện của visa:

  • Đương đơn phải tuân thủ các điều kiện của visa. Các điều kiện này sẽ được Bộ di trú Úc thông báo khi nộp hồ sơ xin visa
  • Đương đơn phải tuân thủ luật pháp Úc

Nếu đương đơn không tuân thủ các điều kiện nói trên, visa 500 có thể bị hủy.

Quy định về số giờ làm thêm tại Úc:

  • Du học sinh và người thân đi cùng được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần nếu chương trình học dưới Thạc sỹ.
  • Du học sinh và người thân đi cùng không bị hạn chế thời gian làm việc nếu trình độ học là Thạc sỹ và Tiến sỹ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến du học và di trú Úc – hãy liên lạc với văn phòng MelLink để được tư vấn và giải đáp miễn phí.