Home Blog Page 4

$745 MelLink Credit Voucher + Free VTAC Application cho năm học 2024

ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ LẤY VOUCHER VÀ LỆ PHÍ NỘP ĐƠN VTAC 2023

Vui lòng đọc kỹ các điều khoản và điều kiện sau đây trước khi điền đăng ký lấy voucher. Bằng cách điền vào mẫu đăng ký này, bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện sau đây:

1. Điều Kiện Đăng Ký:

  • Một người chỉ được đăng ký lấy voucher một lần duy nhất, trừ khi có quy định khác.
  • Đồng ý đăng ký MelLink là đại diện Education/ Migration Agent cho hồ sơ xin học Đại học.

2. Thời Hạn Ưu Đãi:

  • Thời hạn ưu đãi và sử dụng voucher trong vòng một năm từ ngày nhận được voucher.

3. Phí và Chi Phí:

  • Voucher được cung cấp miễn phí và không yêu cầu bạn phải trả bất kỳ phí hoặc chi phí nào.
  • Bạn chịu trách nhiệm về bất kỳ phí hoặc chi phí phát sinh khác liên quan đến việc sử dụng voucher.

4. Thông Tin Cá Nhân:

  • Bằng cách điền vào mẫu đăng ký, bạn đồng ý cung cấp thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Chúng tôi cam kết bảo vệ thông tin cá nhân của bạn và sử dụng chúng theo Chính Sách Bảo Mật của chúng tôi.

5. Sử Dụng Voucher:

  • Voucher chỉ có giá trị khi bạn sử dụng dịch vụ của MelLink.
  • Voucher không thể chuyển nhượng, bán lại hoặc đổi lấy tiền mặt.

6. Hủy Bỏ hoặc Sửa Đổi:

  • Chúng tôi có quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ voucher nào mà chúng tôi cho là vi phạm các điều khoản và điều kiện này.

7. Liên Hệ:

  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu liên quan đến mẫu đăng ký lấy voucher này, vui lòng liên hệ chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected].

Bằng cách điền vào mẫu đăng ký dưới đây hoặc email trực tiếp cho chúng tôi: [email protected] , bạn xác nhận rằng bạn đã đọc, hiểu và đồng ý với các điều khoản và điều kiện này.

Úc đóng visa COVID-19 Pandemic cho sinh viên quốc tế (sub 408)

0

Nghị sĩ Andrew Giles và Bộ trưởng Clare O’Neil của chính phủ thủ tướng Albanese vừa đưa ra thông báo trên trang web của chính phủ ngày 31/8/2023 về việc đóng thị thực Covid-19 Pandemic (subclass 408). Thị thực này trong hai năm qua, cho phép hơn 20.000 sinh viên quốc tế được làm việc không giới hạn số giờ sẽ bị xóa bỏ.

Từ ngày 2 tháng 9 năm 2023, thị thực Covid-19 (subclass 408) sẽ xóa bỏ đối với tất cả các đơn đăng ký mới, những người đang giữ thị thực này từ trước đó vẫn sẽ được ở lại Úc hợp pháp cho đến khi thị thực của họ hết hạn và họ có khả năng gia hạn thêm 6 tháng nữa với chi phí gia hạn thị thực khoảng 405 đô la Úc.

Từ tháng 2 năm 2024, thị thực này sẽ bị hủy và xóa bỏ hoàn toàn đối với tất cả những người nộp đơn, vì đối với chính phủ Úc thị thực này không còn phù hợp với hoàn cảnh của Úc hiện tại. Việc đóng cửa thị thực theo từng giai đoạn này là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống thị thực của Úc đang phục vụ nhu cầu của người dân Úc.

Thị thực Covid-19 (subclass 408) được đưa ra từ năm 2020 nhằm hỗ trợ các sinh viên quốc tế bị mắc kẹt ở Úc trong đại dịch và giải quyết tình trạng thiếu lao động do biên giới quốc tế của Úc đóng cửa. Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, hơn 17.000 sinh viên đã được cấp thị thực 408 vào năm 2022, so với khoảng 3.000 sinh viên vào năm 2021.

Những thay đổi này nhằm tiếp tục đảm bảo rằng thị thực Úc được sử dụng bởi những người có nhu cầu thực sự ở lại và đóng góp cho nước Úc. Những người hiện đang có thị thực Covid-19 (subclass 408) và muốn xin một thị thực khác sẽ cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí cho thị thực đó. Những người không có bất kỳ lựa chọn nào cho các đơn xin thị thực khác sẽ phải rời Úc khi thị thực của họ hết hạn.

Chính phủ Albanese gần đây đã chấm dứt một loạt các đạo luật được đưa ra trong đại dịch, bao gồm: không giới hạn giờ làm việc đối với sinh viên quốc tế, cắt giảm những nới lỏng về việc làm với những người có thị thực Working Holiday. Những biện pháp này kết hợp lại nhằm tác động tới sự phục hồi của dòng người nhập cư vào Úc, vốn vẫn đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch và sẽ giúp hỗ trợ việc quay trở lại mức tăng trưởng dân số trước đại dịch Covid-19.

Trích dẫn của Bộ trưởng Giles “Thị thực Covid-19 Pandemic (subclass 408) là một phần quan trọng trong hệ thống thị thực của Úc trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Nhiều người có thị thực tạm thời đã giúp đỡ Australia trong thời gian này. Chúng tôi đang tạo cơ hội cho những người có thị thực Covid-19 Pandemic (subclass 408) khám phá một lựa chọn thị thực khác hoặc dự định rời khỏi Úc.

Theo nguồn từ trang web của bộ di trú Úc.

MelLink hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên từ những bước chuẩn bị đầu tiên cho cuộc hành trình, cho đến khi các bạn đặt chân tới nước Úc.

Hỏi đáp thắc mắc về du học Úc (Phần 1)

Đã từ lâu du học Úc là niềm mơ ước của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Việc du học từ lâu nổi tiếng là một quốc gia đa văn hóa, có nền giáo dục được đánh giá là tốt nhất trên thế giới với chất lượng giáo dục cao, phương pháp giảng dạy tiên tiến, có chi phí học tập, sinh hoạt tương đối hợp lý. MelLink xin tổng hợp lại một số câu hỏi thắc mắc và giải đáp để các bạn cùng tham khảo. Biết đâu đó sẽ giải đáp được những thắc mắc mà các bạn đang gặp phải.

Câu hỏi 1: Muốn Du học Úc, học sinh có cần xin visa không ? 

Với sinh viên Việt Nam, các bạn cần phải có Thị thực nhập cảnh (Visa) mới được vào Úc du học.  Các bạn cần hoàn tất mọi thủ tục xin visa, thanh toán phí làm visa (khoản 550 AUD tức hơn 9 triệu đồng – tùy thuộc vào tỉ giá AUD – Vietnam đồng), các bạn đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu khác về tài chính, kế hoạch học tập.  Bạn cần phải ghi danh một khóa học chính, ngoài Anh văn, học fulltime và tuân thủ các điều kiện do phòng visa đề ra sau khi tới Úc. Việc du học Úc không phải bạn muốn xin học trường nào là có thể tự nộp đơn trường đó mà bạn phải thông qua các  công ty du học được trường chấp nhận là đại lý chính thức.

Câu hỏi 2: Tại sao Úc lại là một trong những quốc gia hàng đầu để du học ?

Về vị trí địa lý, Úc là một điểm đến du học (kể cả du lịch) rất tốt. Những năm gần đây, Úc đã nổi lên như một cường quốc tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Điều này đã tạo ra một số lợi ích quan trọng cho du học sinh:

Hệ thống giáo dục tiên tiến: Úc có hệ thống giáo dục tiên tiến và uy tín. Bằng cấp từ các trường Cao đẳng và Đại học Úc được công nhận trên toàn thế giới, giúp sinh viên có cơ hội nghề nghiệp mở rộng sau khi hoàn tất chương trình học tại đây.

Sự khác biệt về cơ hội nghề nghiệp: Úc mang lại sự khác biệt trong cơ hội nghề nghiệp. Đất nước này có nền kinh tế vững mạnh và nhu cầu về lao động có trình độ cao luôn cao, đặc biệt trong các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, y tế và nhiều ngành công nghiệp khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh có thể tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp ở Úc sau khi hoàn thành chương trình học.

Sự khác biệt về nền giáo dục: Một điểm khác biệt quan trọng giữa hệ thống giáo dục Úc và Việt Nam là sự tập trung vào việc học thực hành và phát triển kỹ năng thực tế trong chương trình học tại Úc. Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các dự án thực tế, thực tập và nghiên cứu, giúp họ tích luỹ kiến thức và kỹ năng thực tế sẽ giúp họ thành công trong sự nghiệp sau này.

Câu hỏi 3: Xin học bổng du học Úc có dễ không?

Úc là một trong số ít các nước cung cấp Học bổng (HB) nhiều nhất cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam.  Mỗi năm chính phủ Úc đều cung cấp khoản 150 suất học bổng toàn phần (Chương trình Hợp tác phát triển giữa 2 chính phủ) và một số học bổng khác cho sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên do là HB toàn phần, nên tiêu chuẩn đòi hỏi khá cao, và để tìm các xuất HB toàn phần này, các bạn HSSV nên liên lạc trực tiếp với các Cơ quan của chính phủ.

Ngoài ra hàng năm các trường cũng có những giá trị học bổng nhất định để thu hút học sinh. Giá trị học bổng khoảng 10%, 20%, 25% – 50%. MelLink cũng đã giúp cho nhiều sinh viên Việt Nam nhận được những phần học bổng như thế này.

Câu hỏi 4: Tiêu chuẩn để ghi danh nhập học tại các trường của Úc?

Trên thực tế, các trường rất linh động trong việc xét đơn ghi danh, các bạn HSSV chỉ cần đáp ứng một số tiêu chuẩn chung về trình độ học vấn (học lực từ TB trở lên) và sẽ tốt hơn nếu bạn có chút tiếng Anh.  Tuy nhiên, không có trình độ Anh Văn không phải là rào cản việc ghi danh của bạn, bạn có thể ghi danh học các lớp Anh Văn trước khi vào chính khóa.  Tất cả các trường đều có các khóa học tiếng Anh giúp sinh viên quốc tế nâng cao trình độ Anh văn, đặc biệt là 4 kỹ năng đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào. Các tiêu chuẩn ghi danh này được ghi rất rõ trong website hay sách brochures hướng dẫn của trường. Khi xét đơn ghi danh, kết quả học tập và nội dung học tập của bạn chính là 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất.

Câu hỏi 5: Nếu HSSV không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn ghi danh thì có được du học Úc không? 
Tùy trường sẽ tạo thêm điều kiện cho các bạn không đáp ứng được những tiêu chuẩn chuyên môn mà trường Cao đẳng/ Đại học yêu cấu.  Họ sẽ cho bạn lựa chọn tham gia một khóa học Dự bị (Foundation) hay khóa học “Cầu nối” (Bridging program) các khóa học này sẽ giúp HSSV lấy lại các kiến thức cơ bản, đại cương, và cần thiết để theo học khóa học chính sau này.

 
Câu hỏi 6: Du học sinh tại Úc có thể vừa học, vừa làm việc được không ? 

Không giống như Mỹ, các SV quốc tế tại Úc được chính phủ cho phép làm việc tối đa 40 giờ/2 tuần, trong thời gian học.  Các bạn lại được làm việc fulltime 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ.  Việc làm bán thời gian, thời vụ ở Úc rất phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều du học sinh tham gia.  Tuy nhiên, các bạn HSSV không nên làm việc quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Câu hỏi 7: Vấn đề nhà ở cho Du học sinh Úc thế nào ?  

Ở Úc, có nhiều dạng nhà cho sinh viên du học, chỗ ăn học sinh hoạt của HSSV có thể là: Thuê chung một căn hộ (nhà hay chung cư) với một hay vài sinh viên khác, hình thức này ở Úc gọi là Share house, share room. Bạn cũng có thể ở cùng với gia đình người Úc: gọi là Homestay / Host family. Ký túc xá (Residential College, Dom.) ngoài ra còn hình thức Nội trú (Boarding) và Ký túc xá cho HSSV ở Úc gọi là Hostel.

Câu hỏi 8: Bằng Graduate Diploma là gì ? Tại sao nên học Graduate Diploma? 

Tại Úc, các bằng cấp được thể hiện một cách thống nhất theo khung bằng cấp quốc gia (National Certificate) giúp ích cho tất cả HSSV, người học có thể dễ dàng hiểu rõ, chuyển đổi trường, chuyển đổi khóa học.  Mặt khác cũng giúp các cơ sở giáo dục, đào tạo dễ dàng việc tổ chức và quản lý học sinh của mình.  Trong câu hỏi của bạn, các bằng sau đại học gồm có: Chứng chỉ sau đại học (Graduate certificate), Bằng sau đại học (Graduate Diploma), Bằng Thạc sĩ (Master Degree), Bằng Danh dự (Honour), Bằng Tiến sĩ (PhD/ Doctorate). Có thể nói bằng Graduate Diploma là bằng cấp sau ĐH nằm trong hệ thống bằng cấp của Úc. Graduate Diploma theo một số ngành học, các bạn HSSV có thể chọn học như là bước chuyển tiếp, liên kết, hoàn toàn có thể học lên tiếp Thạc sỹ.  Tùy điều kiện, các bạn HSSV cũng có thể ra đi làm và về sau học tiếp cũng sẽ được chấp nhận, tuy nhiên chương trình này ít được HSSV Việt Nam chọn lựa, mà đa số là SV bản xứ chọn học.

Câu hỏi 9: Mùa khai giảng tại Úc vào thời gian nào trong năm? 

Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và Dạy nghề đều khai giảng, bắt đầu khóa học vào tháng 2 hay tháng 3, tất cả sẽ kết thúc năm học vào tháng 11 hay 12 hàng năm. Trong năm học sẽ có một kỳ nghỉ Đông (khoản một tháng) và một tuần nghỉ giữa mỗi kỳ học. Một số khóa học tại trường đại học và cao đẳng có khai giảng thêm một lần vào khoảng tháng 7.

Câu hỏi 10: Chương trình nghiên cứu sinh tại Úc như thế nào? Các lĩnh vực nghiên cứu tại Úc có giống các quốc gia khác không ? 

Cũng như các quốc gia phát triển khác, các trường đại học tại Úc có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển không những cho Úc mà còn cho cả thế giới. Theo thống kê, có khoản 25 – 30 % các hoạt động nghiên cứu và phát triển, 60% các nỗ lực nghiên cứu cơ bản là do các trường đại học đóng góp. Úc có khoản hơn 40 Trung Tâm Nghiên Cứu đặc biệt và các Trung Tâm Giảng Dạy, Nghiên Cứu Trọng Điểm. Các cơ sở chính có mặt tại các trường đại học (như Mcquaire, Melbourne, Sydney Uni., Swinburne, Adelaide Uni., Griffith Uni….).

 
Câu hỏi 11: Học sinh cần phải có trình độ Anh văn như thế nào để có thể học chương trình thạc sĩ tại Úc ? 

Hầu như tất cả các khóa học đều yêu cầu HSSV phải có trình độ tiếng Anh loại giỏi, điểm IELTS từ 6,5 (= TOEFL từ 580) trong đó điểm viết không được dưới 6.0. Một số chương trình mang tính “kỹ thuật cao” như: Luật, Y tế, … thì chắc chắn đòi hỏi trình độ Anh văn cao hơn (IELTS từ 7.0). Nếu trình độ tiếng Anh chưa đạt yêu cầu, bạn có thể đăng ký để sang học thêm Anh văn tại các trung tâm dạy Anh văn tại Úc. Đa số các trường ĐH đều có trung tâm Anh văn sau khi HSSV học hết lớp Anh văn cao nhất ở đó, làm tốt bài test sẽ được chấp nhận học thẳng và không cần phải thi IELTS/ TOEFL.

Câu hỏi 12: Em đã tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam 6 năm, đã đi làm từ đó và không đi học gì thêm, em có xin đi du học bậc Sau ĐH được không ?  

Về khía cạnh học tập, việc em đã (và đang) đi làm liên tục thời gian qua sau tốt nghiệp ĐH cũng đã giúp em tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế, có thể nói là điều tốt cho việc ghi danh học sau đại học, điều này không gây ảnh hưởng tới việc xin visa đi học tiếp chương trình sau đại học của em.

Câu hỏi 13:  Em tốt nghiệp ĐH gần 7 năm trước ngành Kiến trúc, nhưng sau ra trường, em “được” phân công làm về kinh doanh, marketing. Em có thể xin học và được chấp thuận học thạc sĩ về kinh doanh không? 

Theo như Hệ thống giáo dục của Úc, khi ghi danh học Thạc sỹ, trường sẽ xem xét kinh nghiệm làm việc trong 7 năm qua của em. Đây sẽ là yếu tố rất quan trọng cho việc nhận học của em.  Nếu em có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực / nghề kinh doanh thì rất  có khả năng được nhận học sau đại học mặc dù em đã học khác chuyên ngành trước đó.

 
Câu hỏi 14: Xin cho biết Thạc sĩ theo tín chỉ là gì? điều kiện nhập học? Bằng cấp thế nào ? 
Theo hệ thống GD của Úc, có 2 chương trình học thạc sĩ, bạn nên hiểu rõ giải thích sau đây để có chọn lựa đúng nhất cho mình.

  1. Học Thạc sĩ học theo tín chỉ (gọi là Master by course work). Chương trình này chỉ có một số môn học, có một bài luận tốt nghiệp ngắn (thesis). Mỗi môn học hay bài luận sẽ tương ứng với một số tín chỉ nhất định gọi là credit point. Khi HSSV đạt đủ tín chỉ cho chương trình, bạn đó sẽ được cấp bằng Thạc sĩ. Khi học chương trình này, sinh viên phải học một số môn bắt buộc (core subjects) và môn lựa chọn (selectives). Cái hay của chương trình này là sinh viên được phép chọn học một số môn yêu thích, tự chọn tùy theo khả năng, định hướng của mình.  Hầu như đa số sinh viên Việt Nam đều chọn Chương trình thạc sĩ theo tín khi du học tại Úc. Các chương trình học Thạc sĩ tín chỉ có 2 kỳ khai giảng trong năm là tháng 3 và tháng 7.
  2. Học Thạc sĩ nghiên cứu (gọi là Master by research): khi sinh viên đã có sẵn đề tài nghiên cứu, họ thường chọn học theo hướng này. Sẽ có một giáo sư hướng dẫn trực tiếp cho bạn trong nghiên cứu và bạn hầu như không phải lên lớp dự các bài giảng. Nếu bạn bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu, có nghĩa bạn hoàn tất chương trình. Bài luận văn bậc thạc sĩ của bạn sẽ không chi tiết, dài như bậc tiến sĩ và nó không đòi hỏi nội dung bài luận phải hoàn toàn sáng tạo. Về điều kiện nhập học cho chương trình này thì ngoài các yêu cấu thông thường, HSSV ghi danh học Thạc sĩ nghiên cứu thường được yêu cầu phải có đề cương của đề tài dự định nghiên cứu. Thạc sĩ nghiên cứu, bạn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm sau khi đủ điều kiện và tùy thuộc vào giáo viên hướng dẫn

Câu hỏi 15: Em nghe nói sinh viên tốt nghiệp từ các ĐH dân lập rất khó theo học chương trình thạc sĩ ở Úc, việc này đúng không? 

Nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp đại học dân lập, bạn ghi danh học thẳng vào thạc sĩ, thì chắc chắn không được chấp nhận. Nhưng nếu bạn chọn cách khác là ghi danh học Graduate Diploma (chương trình sau đại học). Đi theo cách này, sau khi bạn hoàn thành chương trình Graduate Diploma loại khá (credit) trở lên thì bạn chỉ cần học tiếp từ 1 hay 2 học kỳ nữa (tùy chương trình) là bạn sẽ hoàn tất chương trình và lấy bằng thạc sĩ như mong đợi

Câu hỏi 16: Các khoản phí phải trả trước và sau khi ghi danh thế nào ?

Tại Úc, các phí ghi danh (enrollment fee) là tùy theo trường, trung bình khoản 150 hay 200 AUD) có nhiều trường chấp thuận miễn phí ghi danh cho HSSV (tùy vào hồ sơ).
Một điểm khác biệt rất rõ là các trường tại Úc KHÔNG BẮT BUỘC các hồ sơ ghi danh phải chuyển bằng đường Bưu điện (post mail) mà các Agent (trung tâm du học được nhà trường ủy quyền) có thể ghi danh cho HSSV qua email.  Sau khi được nhận học, HSSV sẽ phải ký xác nhận đồng ý khóa học vào các offer của trường, và đóng tiền theo invoice.  Có thể số tiền học phí/ ăn ở này là một phân nhỏ mang tính “đặt cọc” nhưng cũng có thể trường yêu cầu đóng ½ học phí.

Câu hỏi 17:  IELTS / TOEFL có phải là tiêu chuẩn bắt buộc với sinh viên quốc tế đăng ký học tại Úc ?

Chính xác. Tùy vào cấp bậc học của bạn. IELTS/TOEFL là điều kiện bắt buộc phải có khi sinh viên quốc tế vào học chính khóa. Điều này không có nghĩa là nếu HS chưa có IELTS, bạn đó sẽ không được nhận học, bạn đó có thể đăng ký một khóa học tiếng Anh (IELTS) trước khi học khóa chính. Hiện nay khi Du học Úc bậc Cao đẳng, HSSV phải có IELTS tối thiểu 4.5.  Tùy chương trình sẽ có yêu cầu IELTS là 5.5 khi ghi danh ĐH.  Tuy nhiên, gần đây Úc đang có nhiều cải cách, chỉnh sửa lại thang điểm Anh văn theo chiều hướng tốt hơn cho các bạn HSSV khi ghi danh.

Câu hỏi 18: Yêu cầu về độ tuổi cho Học sinh Sinh viên (HSSV) bậc Cao đẳng, Đại học ra sao ?

Các trường Cao đẳng Cộng lập, Tư thục hay Đại học đều nhận sinh viên tối thiểu 17 tuổi cho chương trình văn bằng kép (Dual programs). Các bạn cũng có thể đã học xong, tốt nghiệp PTTH tại VN, hay Cao đẳng. Các trường Đại học nhận sinh viên đã tốt nghiệp Trung học và những sinh viên hoàn tất chương trình Cao đẳng công lập trong độ tuổi từ 18 – 20.

Câu hỏi 19:  Tôi nghe nói ở Úc học “Chương trình Hoàn tất Trung học” sẽ có lợi cho HS về thời gian và tiết kiệm 1 năm chi phí, đó là chương trinh gì ?

Chương trình này có tại một số trường tại Úc. Chương trình học dành cho các sinh viên đủ 16 tuổi, hoàn thành xong lớp 11 tại VN, điểm trung bình năm từ 6.5 có thể ghi danh học.  Các bạn có cơ hội vừa học các môn trong chương trình trung học và được học ngay các môn của chương trình cao đẳng trong cùng một thời gian.

Câu hỏi 20:  Con tôi chuẩn bị xong lớp 11 PTTH tại VN, điểm TB là 6.8.  Anh văn loại khá với IELTS là 4.5, cháu có đủ sức học chương trình kép này không ?

Do là “Chương trình Kép”  (gọi la “Dual programs”) nên có yêu cấu cao hơn về số điểm TB năm lớp 11 của các em.  Theo con số điểm Anh/Chị báo cáo, chúng tôi thấy HS sẽ được nhận học chương trình này.  Nhưng chắc chắn HS sẽ phải tham gia khóa học Anh văn.  Yêu cầu đầu vào lớp 12 cho Anh văn là 5.0, và cho Cao đẳng là 5.5, trong khi HS còn thiếu 1.0 – 1.5, nên khóa học Anh văn sẽ giúp các em nâng cao chuẩn Anh văn trước khi vào khóa học chính thức. Sau khi các em xong chương trình kép, sẽ tiếp tục học năm thứ hai tai trường theo chương trình Cao đẳng bình thường như các SV khác.  Sau 2 năm Cao đẳng này, nếu muốn, các em hoàn toàn được liên thông/ chấp thuận học tiếp năm 3 tại các ĐH đối tác của Úc như: Monash, Swinburne, Deakin, Charles Sturt, v.v…

Ban quản trị MelLink – 11 January 2017

Học bổng du học của Đại Học Công Nghệ Swinburne

Đại học công nghê Swinburne là một trong những đại học hàng đầu Úc, được xếp hạng trong TOP 321 các trường đại học hàng đầu trên thế giới (theo bảng xếp hạng QS năm 2022). Đại học công nghê Swinburne luôn đánh giá cao sự đóng góp tích cực của sinh viên quốc tế đối với hệ thống giáo dục cũng như văn hóa và môi trường học tập của trường. Với học bổng dành cho du học sinh quốc tế, bạn có thể tập trung trải nghiệm tất cả những gì Swinburne và cuộc sống ở Melbourne mang lại.

– Học bổng Con đường Xuất sắc Quốc tế Swinburne từ $2,500 đến $4,000 đô la Úc cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc về mặt học tập.

– Giảm 30% học phí khóa học của bạn cho dù bạn đang đăng ký theo học tại Swinburne hay tiếp tục với các khóa học sau đại học, Đại học công nghê Swinburne luôn có sẵn một loạt các học bổng quốc tế và các chương trình nhằm khuyến khích, và thu hút du học sinh quốc tế.

Một số học bổng – như Học bổng Học thuật Xuất sắc bậc Đại học Swinburne, Học bổng Học thuật Xuất sắc Sau Đại học Swinburne và Học bổng STEM Sau Đại học George Swinburne – được trao dựa trên điểm của nghiên cứu trước đó của bạn, nghĩa là điểm của bạn càng tốt, số tiền học bổng càng cao.

Các học bổng khác được trao dựa trên khả năng của bạn để đáp ứng các yêu cầu đầu vào của các khóa học đã chọn.
Hãy liên lạc và email cho Văn phòng MelLink để biết thêm chi tiết.

Xóa bỏ những Visa đầu tư Úc khi nó trở thành gánh nặng cho nước Úc

0

Bộ trưởng bộ nội vụ Úc bà Clare O’Neil muốn xóa bỏ một số lỗ hổng đang tồn tại trong hệ thống thị thực Úc. Theo hệ thống cũ được đưa ra từ thời thủ tướng Úc Julia Gillard năm 2012, các nhà đầu tư vào Úc có thể được cấp thị thực và trở thành công dân Úc nếu họ đầu tư vào Úc 5 triệu đô.

Nhưng theo khảo sát của chính phủ Úc, phần lớn những nhà đầu tư đã được chính phủ Úc cấp thị thực này thường không có đóng góp gì cho đất nước Úc, mà ngược lại họ chỉ muốn đến úc để nghỉ hưu và hưởng lợi những phúc lợi do chính phủ Úc cung cấp cho người dân. Và cho đến thời điểm hiện tại, các con số về số người nhập cư theo dạng đầu tư đã giảm một nửa trong năm tài chính này do có những thay đổi về nhập cư bắt nguồn từ hội nghị thượng đỉnh về việc làm và kỹ năng trong tháng 9 tại Canberra.

Bà Clare O’Neil còn cho biết thị thực này còn có thể bị loại bỏ hoàn toàn sau khi chính phủ xem xét kết quả về hệ thống nhập cư, dự kiến sẽ được báo cáo vào cuối tháng 2 năm 2023. Tại thời điểm hiện tại, chính phủ của thủ tướng Albanese đã tăng giới hạn số người được nhập cư vào Úc theo dạng nhập cư theo tay nghề cao từ 160,000 lên 195,000 nhằm đối phó với sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng, kéo dài đang diễn ra tại Úc.

Bộ di trú của Úc đã được yêu cầu ưu tiên xem xét thị thực cho những người bên ngoài úc hơn những người đã và đảng ở trong nước Úc, vì theo bà Clare O’Neil cho rằng:”Điều đó sẽ không giúp các y tá của chúng tôi ở đất nước này, những người đang làm việc quá sức vào thời điểm hiện tại để có một y tá có thị thực tạm thời chuyển sang thị thực thường trú”.

Ngoài ra, chính phủ liên bang cũng chưa đưa ra quyết định loại bỏ hoàn toàn các yêu cầu chính thống về nhập cảnh tạm thời nhưng bà O’Neil cho rằng hệ thống xét thị thực Úc sẽ được đơn giản hóa.

Bà O’Neil cũng tuyên bố sẽ giải quyết tồn đọng hơn 100.000 người có thị thực tạm thời, nhiều người trong số họ là người xin tị nạn và người tị nạn, nhưng thừa nhận có thể mất nhiều năm.

Trích nguồn Daily Mail Australia.

10 trường “đại học xanh” nhất tại Úc

Nhắc đến đất nước Úc không thể không nhắc đến sự đa dạng về thiên nhiên cũng như những sinh vật sống độc đáo và phong phú tại đất nước này.  Nhưng hiện nay Úc cũng như hầu hết các đất nước khác trên thế giới đang phải đối mặt với tình trang nóng lên của trái đất. Thế hệ trẻ của đất nước này đang nỗ lực hết mình trong việc bảo vệ môi trường cũng như đưa những kiến thức về bảo vệ môi trường đến với nền giáo dục của mình. Gần đây tờ báo The Australian của Úc đã nhấn mạnh về những nỗ lực của các trường đại học trong viêc bảo vệ môi trường và đưa những điều này vào quy định trong trường học. Thiết kế, kiến trúc của các trường ngày càng gần gũi với thiên nhiên, nguồn năng lượng và nhiên liệu cũng tận dụng từ thiên nhiên. Dưới đây là 10 trường đại học đứng đầu của Úc về thân  thiện với môi trường, xanh đẹp và hiện đại.

  1. Trường đại học Monash:Theo tờ The Australian đại học Monash đã được bình chọn là trường đại học “xanh nhất” cho những cống hiến và nỗ lực của trường trong việc bảo vệ môi trường. Trường đại học này tự hào trong việc cung cấp những bậc học liên quan đến môi trường và 300 khóa học có liên quan, nghiên cứu sâu rộng trên nhiều lĩnh vực môi trường. Monash đã đạt được nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng năm 2010 trong việc phát triển bền vững Premier, giải thưởng của Hiệp hội Giáo dục của Liên Hợp Quốc và năm 2009 tường đã đạt giải thưởng môi trường Banksia.
Monash University Australia
  1. Đai học quốc gia Úc (Australian National University):Trong năm 2009, trường đại học quốc gia Úc đã giành được giải thưởng International Sustainable Campus Network cho sự nỗ lực không ngừng của trường cũng như đội ngũ giảng viên sinh viên của mình trong chiến dịch môi tường xanh ANU của mình. Viện nghiên cứu thay đổi khí hậu cũng được xây dựng dựa trên chương trình ANU với những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất đất nước.
Australian National University
  1. Đại học Macquarie: Trường đại học Macquarie được đánh giá rất cao vì những đóng góp của mình trong việc tái sử dụng ngồn nước cũng như bảo vệ và giảm thiểu lãng phí nguồn nước. Trường đại học này đi đầu trong việc áp dụng chính sách giảm thiểu khí gas gây hiệu ứng nhà kính, và đã giành được giải Quả cầu xanh năm 2001 cho nhà máy khí đồng phát nhiên liệu giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính 44%. Macquarie cũng là nhà tổ chức Viện Nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững Úc.
  1.  Trường đại học tây Sydney (University of Western Sydney):Các nỗ lực của trường đại học tây Sydney trong việc bảo vệ môi trường được tập trung vào các chương trình giảng dạy toàn diện và học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động cộng đồng và các hoạt động trong kế hoạch phát triển bền vững của môi trường.
  1.  Trường đại học Adelaide: Trong các trường đại học, trường Adelaide là trường đại học có các khoản đầu tư cao nhất cho sự phát triển của công nghệ xanh. Trường đã đầu tư đến 100 triệu USD cho kỹ thuật, toán học và khoa học máy tính xây dựng. Điều này được các nhà chuyên môn vinh danh như “Thiết kế xanh đầu tiên của Úc đạt được cấp 6 sao trong xây dựng giáo dục môi trường” và giành được giải thưởng năm Quốc gia về Kiến trúc bền vững của Viện Kiến trúc sư Úc năm 2011. Trường cũng được xem như trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu.
Ảnh: Trường đại học Adelaide Nguồn: Internet
Ảnh: Trường đại học Adelaide
Nguồn: Internet
  1.  Đại học Melbourne:Đặt mục tiêu sử dụng là carbon trung tính vào năm 2030, đại học Melbourne nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu, cung cấp các chương trình cấp bằng kết hợp với các chuyên gia trong ngành môi trường. Với mục tiêu này, toàn bộ giảng viên, chuyên gia và sinh viên đang làm việc và học tập trong trường luôn hướng tới chính sách xanh hơn, quản lý nước, năng lượng và chất thải.
  1. Đại học Charles Sturt: Trung tâm Albury-Wodonga của trường trải dài hơn 87 héc ta đã được thiết lập như là một ví dụ điển hình về tính bền vững trong một không gian đa dạng sinh học. CSU đã đặt ra mục tiêu hoạt động để giảm năng lượng và sử dụng nước tới 25%, tăng đa dạng sinh học 20% và trở thành trung tính trong hiệu ứng nhà kính vào năm 2015 .
  1. Đại học Sunshine Coast:USC đã phải đối mặt với những thách thức trong kiến trúc xây dựng các cấu trúc năng lượng để đạt được hiệu quả và giảm khí  thải gây hiệu ứng nhà kính. Vào tháng 10 năm 2011, USC đã trở thành trường đại học đầu tiên của Úc được công nhận hoàn toàn bởi Viện Phát triển đô thị của Úc cho bền vững trên sáu loại hệ sinh thái, chất thải, năng lượng, vật liệu, nước và cộng đồng.
  2. Đại học James Cook: Trường cung cấp rất nhiều các chương trình đại học và sau đại học trong ngành sinh học và môi trường, phong trào thân thiện với sinh thái luôn được ủng hộ mạnh mẽ bởi tất cả các thành viên của cộng đồng nhà trường. Đại học James Cook đã giành giải thưởng  năm 2010 do Doanh nghiệp Úc trao tặng cho sự bền vững môi trường và giải thưởng Đổi mới TEFMA năm 2011 cho cách tiếp cận trong việc giảm tiêu thụ năng lượng. Trường cũng đã được đánh giá như nhà lãnh đạo thế giới trong nghiên cứu san hô và rừng nhiệt đới.
  3. Đại học La Trobe: La Trobe là trường đại học đầu tiên trên thế giới xuất bản một báo cáo về tính bền vững của các điều kiện bên ngoài và sự đảm bảo của nó trong việc phát triển môi trường và kinh tế xã hội. Trường đã tiết kiệm bằng cách giảm 11% năng lượng giữa năm 2009 và 2010. Gần đây trường cũng đã giành được giải thưởng Green Gown Award năm 2011 trong việc cải thiện sự thay đổi mang tính cộng đồng cũng như góp phần trong sự phát triển bền vững của đời sống cộng đồng.
La Trobe University Melbourne Australia Mellink.net.au
LaTrobe University

Những thay đổi của chính phủ Úc về visa sinh viên 2022 khi bạn thay đổi khóa học

Theo chính sách mới của chính phủ Úc, sinh viên quốc tế hiện đang du học tại Úc muốn thay đổi khóa học của họ cần được sự chấp thuận của Bộ trưởng.

Chính phủ Úc mới đưa ra một số đạo luật mới dành cho du học sinh trong năm 2022 như sau:

– Theo điều kiện 8203, sinh viên quốc tế không được thay đổi khóa học của mình, cũng như các luận án, hoặc đề tài nghiên cứu khi chưa được sự chấp thuận của Bộ trưởng.

– Chính sách mới sẽ chỉ có hiệu lực đối với những người đang học lấy Chứng chỉ Sau Đại học, Văn bằng Sau Đại học, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

– Một Điều kiện khác 8303, cũng được thêm vào đạo luật của Úc, nêu rõ người có thị thực Úc không được tham gia vào các hoạt động gây rối hoặc bạo lực đe dọa gây hại cho cộng đồng Úc.

Đối với chính phủ Úc, du học sinh khi du học tai Úc cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiện của thị thực, những điều kiện đó có thể bao gồm:

8104 – Hạn chế làm việc: 40 giờ trong vòng hai tuần

8105 – Hạn chế làm việc

8201 – Học tối đa 3 tháng

8202 – Đáp ứng các yêu cầu của khóa học

8203 – Giới hạn thay đổi khóa học

8204 – Giới hạn khóa học

8303 – Không được gây rối

8501 – Duy trì bảo hiểm y tế đầy đủ

8516 – Tiếp tục đáp ứng các tiêu chí để được cấp thị thực

8517 – Duy trì các khóa học thích hợp cho những người phụ thuộc trong độ tuổi đi học

8518 – Duy trì sự sắp xếp thích hợp cho việc học của bạn

8532 – Duy trì các sắp xếp phúc lợi cho trẻ vị thành niên

8533 – Thông báo cho nhà cung cấp địa chỉ

8534 – Không ở lại

8535 – Không ở lại

Theo nguồn tin SBS và website của bộ di trú Úc.

‘Tới đây nào’: Thủ tướng mời gọi sinh viên, khách du lịch với chương trình giảm giá thị thực

0
Ảnh minh họa (nguồn: Trường Đại học Sydney)

Úc sẽ hoàn lại phí xin thị thực cho sinh viên và khách du lịch trong ít nhất ba tháng tới khi quốc gia này đang nỗ lực để khắc phục tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng do COVID-19 tạo ra.

Thủ tướng Scott Morrison thông báo kể từ hôm nay, bất kỳ sinh viên nước ngoài nào đến Úc đều sẽ được hoàn lại visa với mức phí 630 AUD/sinh viên.

Sáng kiến này sẽ được thực hiện trong tám tuần tới và sẽ được tiến hành thông qua Sở Nội vụ.

Ông Morrison cho biết hiện có khoảng 150.000 sinh viên đang ở nước ngoài có thị thực được chấp thuận để đến và học tập tại Úc, và ông hy vọng các khoản giảm giá này sẽ truyền cảm hứng cho họ quay trở lại Úc để tiếp tục học tập.

Thủ tướng cho biết Úc cũng sẽ hoàn lại lệ phí xin thị thực cho những du khách muốn đi du lịch và làm việc tại nước này.

Hiện có 23.500 du khách ở nước ngoài có thị thực nhập cảnh vào nước Úc.

Kế hoạch giảm giá cho du khách sẽ được thực hiện trong 12 tuần tới kể từ hôm nay và sẽ được hỗ trợ bởi một chiến dịch du lịch trị giá 3 triệu AUD để quảng bá ở nước ngoài.

“Thông điệp của tôi với những người đi du lịch chính là hãy tới đây nào. Hãy lên đường vì bạn muốn đến Úc, bạn đã có visa, chúng tôi muốn bạn đến Úc và tận hưởng một kỳ nghỉ ở đây”, ông Morrison nói.

“Chúng tôi muốn bạn di chuyển khắp đất nước, đồng thời tham gia lực lượng lao động của chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực khách sạn và rất nhiều các ngành nghề khác của nền kinh tế mà phải dựa vào lực lượng lao động.”

Bộ trưởng Bộ Ngân khố Úc Josh Frydenberg cho biết kế hoạch hoàn tiền thị thực dự kiến sẽ tiêu tốn 55 triệu AUD.

(Nguồn: www.9news.com.au)

Sinh viên quốc tế, lao động có tay nghề cao có thể trở lại Úc từ tháng 12

0

Sinh viên quốc tế và một số người có các loại thị thực khác mà đã tiêm phòng đầy đủ sẽ được phép đến Úc mà không cần thêm giấy phép từ đầu tháng 12, nhưng vẫn có thể được yêu cầu cách ly tùy thuộc vào tiểu bang họ đến.

Thủ tướng Scott Morrison đã công bố các danh mục được phép nhập cảnh bao gồm những người có thị thực tay nghề cao, thị thực sinh viên, thị thực tị nạn, thị thực nhân đạo và thị thực kỳ nghỉ làm việc, với dự đoán khoảng 200.000 du khách sẽ đến trong những tháng tới.

Ông Morrison nói trong một cuộc họp báo ở Canberra: “Sự trở lại của các lao động lành nghề và sinh viên là một cột mốc quan trọng trong con đường trở lại của chúng tôi. Đó là một cột mốc quan trọng cho những gì người Úc đã đạt được.”

Ông cho biết sự phát triển này có thể xảy ra vì 85% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Những du khách tham gia chương trình này sẽ cần được chủng ngừa hai lần và làm xét nghiệm PCR trước khi họ lên chuyến bay.

Các trường đại học của Úc, phụ thuộc vào sinh viên quốc tế để có một phần kinh phí đáng kể, và các trang trại sử dụng du khách lao động để tiến hành thu hoạch đã rất mong mỏi sự trở lại của những người di cư và khách du lịch.

Giám đốc điều hành trường Đại học Australia, bà Catriona Jackson, cho biết thông báo này là một tin tuyệt vời đối với hơn 130.000 sinh viên bị kẹt lại ở bên ngoài nước Úc do việc đóng cửa biên giới đã kéo dài hơn 18 tháng.

Bà cho biết: “Họ không muốn gì hơn là được tham gia cùng các bạn cùng lớp của mình ở Úc. Chúng tôi mong muốn biết thêm chi tiết để chúng tôi có thể làm việc nhanh chóng nhằm đưa học sinh trở lại học kỳ đầu tiên vào năm sau.”

Ông Morrison cũng thông báo rằng những du khách đã được tiêm phòng từ Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được phép đến Úc miễn cách ly vào các bang đã bãi bỏ các yêu cầu cách ly, nhằm mở rộng chương trình bong bóng du lịch đã được thiết lập với Singapore. Các chuyến bay đầu tiên của khách du lịch, sinh viên và người thân của cư dân và công dân Úc từ Singapore đã đến Sydney và Melbourne vào Chủ nhật vừa qua.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Karen Andrews cho biết chính phủ đang nghiên cứu con số 200.000 lượt khách trong những tháng tới, đồng thời cho biết thêm: “Có thể nhiều hơn thế, nhưng chúng tôi sẽ tích cực tìm cách đưa càng nhiều người đến Úc càng sớm càng tốt.”

Bà cho biết những người có thị thực sẽ được yêu cầu tuân theo các thỏa thuận cách ly của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ mà họ nhập cảnh hoặc tìm cách chuyển đến, trong đó, những người đến NSW, Victoria hoặc ACT được phép nhập cảnh mà không cần kiểm dịch.

Bà Andrews nói: “Hiện tại vào thời điểm này, việc sắp xếp cách ly trên khắp nước Úc đang rất khác nhau.”

Ví dụ, Queensland dự định yêu cầu sinh viên quốc tế cách ly trong các cabin nhỏ tại cơ sở Wellcamp đơn độc của tiểu bang, hiện đang được xây dựng bởi Tập đoàn Wagner bên ngoài Toowoomba.

Biên giới nội bộ của Tây Úc vẫn bị đóng cửa đối với cư dân NSW và Victoria, với Thủ hiến Mark McGowan đặt tỷ lệ tiêm chủng 90% trước khi các hạn chế nhập cảnh sẽ được dỡ bỏ, dự kiến ​​vào cuối tháng Giêng hoặc tháng Hai.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế của Úc, Phil Honeywood cho biết các cách sắp xếp cách ly khác nhau cho mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ là một sự pha trộn khá khó hiểu dành cho các học sinh đang lên kế hoạch quay trở lại.

“Đây là tin tức được mong đợi từ lâu đối với các sinh viên quốc tế bị mắc kẹt bên ngoài nước Úc. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức chính bao gồm các yêu cầu cách ly của tiểu bang riêng biệt và việc gấp rút có được chỗ ngồi trên máy bay,” ông Honeywood nói.

Sinh viên quốc tế hiện chỉ có thể nhập cảnh vào đất nước này thông qua một số con đường hạn chế, chẳng hạn như các chương trình thí điểm ở NSW và Victoria. Không rõ việc dỡ bỏ lệnh cấm rộng rãi hơn đối với sinh viên quốc tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chương trình thí điểm này, trong đó có tới 250 sinh viên đã được tiêm chủng mỗi hai tuần bay đến NSW và trên các chuyến bay thuê trước Giáng sinh.

Các chuyến bay thuê bao đầu tiên sẽ đến NSW vào ngày 6 tháng 12 và ngày 24 tháng 12. Victoria đã lên kế hoạch cho chuyến bay thuê bao đầu tiên của mình sẽ đến vào ngày 23 tháng 12, với năm chuyến bay khác được lên kế hoạch cho tháng Giêng.

Theo The Age